Những điểm mới về đương sự trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Chuyên mụcLuật tố tụng hình sự, Thảo luận pháp luật bo-luat-to-tung-hinh-su

Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS 2015) đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về đương sự trong vụ án hình sự nhằm tháo gỡ vướng mắc, bảo đảm cho đương sự thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng.

Những điểm mới về về thuật ngữ trong BLTTHS 2015

Theo BLTTHS 2003 (Điều 59) thì đương sự có thể là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Trong khi đó, theo điểm g khoản 1 Điều 4  BLTTHS 2015 quy định đương sự chỉ gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

Những điểm mới về nguyên đơn dân sự trong BLTTHS 2015 (Điều 63)

Kế thừa quy định của BLTTHS 2003, khoản 1 Điều 63 BLTTHS 2015 định nghĩa: “Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Theo đó, nguyên đơn dân sự có thể là cá nhân bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tuy cùng là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra, nhưng giữa nguyên đơn dân sự và bị hại lại có những điểm khác nhau như sau:

– Nguyên đơn dân sự chỉ là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra, còn bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

– Cùng bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra nhưng khác với bị hại, thiệt hại của nguyên đơn dân sự không phải là đối tượng tác động của tội phạm.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, thì mới được cơ quan tiến hành tố tụng xác định là nguyên đơn dân sự, còn đối với bị hại, dù có hay không có đơn yêu cầu, họ vẫn được cơ quan tiến hành tố tụng xác định là bị hại.

So với Điều 52 BLTTHS 2003, Điều 63 BLTTHS 2015 đã bổ sung cho nguyên đơn dân sự hoặc đại diện của họ một số quyền nhằm để họ bảo vệ tốt hơn  quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 63 BLTTHS 2015;

– Đưa ra chứng cứ;

– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

– Được thông báo kết quả giải quyết vụ án;

– Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

– Đề nghị thay đổi người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, người định giá tài sản, người dịch thuật;

– đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;

 Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Những điểm mới về bị đơn dân sự trong BLTTHS 2015 (Điều 64)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 BLTTHS 2015 thì bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bị đơn dân sự không phải là người gây ra thiệt hại. Họ có thể là cha mẹ của bị can, bị cáo chưa thành niên; pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do bị can, bị cáo gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; cơ quan, tổ chức phải bồi thường những thiệt hại do hành vi phạm tội của bị can, bị cáo là cán bộ nhân viên của cơ quan, tổ chức mình gây ra…

So với Điều 53 BLTTHS 2003, Điều 64 BLTTHS 2015 đã bổ sung cho bị đơn dân sự hoặc đại diện của họ một số quyền, nhằm để họ bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 64 BLTTHS 2015;

– Đưa ra chứng cứ;

– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

– Được thông báo kết quả giải quyết vụ án;

– Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

– Đề nghị thay đổi người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, người định giá tài sản, người dịch thuật;

– đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;

 Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Những điểm mới về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong BLTTHS 2015 (Điều 65)

BLTTHS 2003 không đưa ra khái niệm về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Nay, BLTTHS 2015 đã định nghĩa về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án tại khoản 1 Điều 65: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Việc quy định rõ về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đã khắc phục được những vướng mắc trong việc xác định tư cách tham gia tố tụng.

So với Điều 54 BLTTHS 2003, Điều 65 BLTTHS 2015 đã bổ sung cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc đại diện của họ một số quyền:

– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 65 BLTTHS 2015;

– Đưa ra chứng cứ;

– Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

– đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;

 Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Những điểm mới về đương sự, bình luận những điểm mới của bộ luật tố tụng dân sự 2015, những điểm mới nổi bật của bộ luật tố tụng dân sự 2015, điểm mới về khởi kiện vụ án dân sự, bình luận khoa học bộ luật tố tụng dân sự 2015 pdf, so sánh bộ luật tố tụng dân sự 2004 và 2015, bình luận bộ luật tố tụng dân sự 2015, những nội dung mới cơ bản của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự 2015
đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền