Những bất cập của Điều 19 Bộ luật hình sự 2015

Chuyên mụcLuật hình sự, Thảo luận pháp luật, Tin tức pháp luật Những bất cập của Điều 19 BLHS 2015

Tại Khoản 3 Điều 19 Bộ luật hình sự 2015 có quy định người bảo chữa phải chịu trách nhiêm hình sự nếu không tố giác người mình bảo chữa với tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác.

 

Điều 19. Không tố giác tội phạm

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

 

>>> Những quy định pháp luật mâu thuẫn với Khoản 3 Điều 19 BLHS 2015

 

Quy định này có rất nhiều bất cập và được Chủ tịch liên đoàn Luật sư Việt Nam, LS Đỗ Ngọc Thịnh cũng như các LS Trương Trọng Nghĩa, Nguyễn Văn Chiến chỉ ra. Bao gồm như sau:

 

– Tại Điều 19, chỉ đưa ra khái niệm “người bào chữa”, khái nhiệm này đánh đồng người bào chữa là LS và người bào chữa không phải là luật sư. Trong khi Luật sư chịu nhiều ràng buộc như Điều lệ của LĐLS, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, Luật luật sư… trong khi người bào chữa không phải là luật sư thì không chịu nhiều sự điều chỉnh như vậy.

 

Luật sư đi tố giác thân chủ là trái với nguyên tắc suy đoán vô tội. Theo Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự thì bị can, bị cáo không phải khai báo những điều bất lợi dành cho mình, đó là nhiệm vụ của cơ quan công tố. Nếu buộc LS phải đi tố giác thân chủ thì đã góp phần giúp cơ quan công tố buộc tội thân chủ. Điều này là trái với nghĩa vụ công dân, vi phạm quyền con người của bị can, bị cáo, đi trái với đạo đức của nghề luật sư, phản bội niềm tin của thân chủ dành cho mình (với tư cách là người gỡ tội).

 

Luật sư Trương Trọng Nghĩa cho ý kiến

Luật sư Trương Trọng Nghĩa – Ảnh Infornet

Buộc luật sư tố giác thân chủ gây ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường đầu tư, kinh doanh. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài sẽ “mất niềm tin” vào LS Việt Nam khi biết rằng họ có thể sẽ đi tố giác mình.

 

– Kiến nghị góp ý: Đề nghị làm rõ thêm LS phải tố giác nếu người bào chữa biết rõ và đầy đủ chứng cứ và nếu không tố giác sẽ gây nguy hiểm cho xã hội chứ không được để quy định một cách chung chung như Khoản 3 Điều 19.

 

Luật sư Nguyễn Văn Chiến trình bày ý kiến, quy định tại Khoản 3 Điều 19 là xung đột với Hiến pháp và quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự, tại BLTTHS thì người bào chữa có nghĩa vụ giữ bí mật về vụ án, về thông tin của người mình nhận bào chữa còn tại Khoản 3 Điều 19 thì buộc LS phải đi tố giác thân chủ của mình. Điều này, vô tình có thể đẩy Luật sư từ vị trí là người bào chữa thành người bị tình nghi phạm tội.

đánh giá bài viết

Phản hồi

  1. Lúc yêu đi ăn đàn ông thường trả tiền, đến lúc cưới đi ăn đàn bà thường trả tiền. Vì vậy, có một người đã từng đố mình là làm sao để biết một cặp nam nữ vào nhà hàng ăn ai là vợ chồng, ai là đang hẹn hò. Có thể đáp án này không chính xác hoàn toàn nhưng đa số là vậy.

  2. Vấn đề này đang tranh luận rất sôi nổi bởi các chuyên gia. Trong đó, quan điểm của các luật sư cũng rất rõ ràng là phản đối rồi. Mình thì ủng hộ quan điểm và lập luận của các luật sư. Không nói gì nhiều, ngay cả tên tội phạm phản quốc khi ra tòa cũng được chỉ định luật sư mà. Nếu mà mấy tội danh buộc luật sư phải tố giác như quy định hiện hành vẫn giữ thì sau này ai mà dám nhận luật sư chỉ định nữa.

    • Mình đồng ý với quan điểm của bạn! Luật sư nên hiểu đúng bản chất, vai trò của mình khi tham gia tố tụng và đương nhiên phải bảo vệ đến cùng thân chủ của mình. Ai có tội thì sẽ bị xử tội nhưng pháp luật nhân đạo chứ không quá khắt khe đối với những người biết hối lỗi.

    • Chính xác rồi bạn, tình trạng bây giờ mình thấy khá nhiều người nhầm lẫn giữa hai vai trò, một bên là vai trò của một “Công dân”, một bên là vai trò của một “luật sư”. Chúng ta cần phải phân biệt rạch ròi, không thể coi hai chủ thể này trong cùng một người, trong cùng một thời điểm để ép người ta phải tố giác với vai trò của một công dân được.

      Giả sử anh luật sư A bào chữa cho anh B vì tội giết người, anh B đã bị bắt và truy tố… lúc này anh A nhận nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho anh B với tội giết người, tuy nhiên trong quá trình làm việc anh luật sư phát hiện ra rằng anh B còn phạm tội hiếp dâm nữa… như vậy, đối với tội hiếp dâm anh luật sư kia phải tố giác khi đã có chứng cứ đầy đủ, hành vi đã xảy ra… như vậy là hợp lý nhất. Lúc tố giác, anh A là vị trí của một công dân đi tố giác tội phạm chứ không phải là một luật sư đi tố giác thân chủ.

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền