Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật tài chính (có đáp án)

luat-tai-chinh

[Hocluat.vn] Câu hỏi và đáp án môn luật tài chính: Tổng hợp các câu hỏi nhận định đúng sai luật tài chính có đáp án để bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

 

Những nội dung liên quan:

 

Nhận định đúng sai môn Luật tài chính

1. Nguồn vốn vay nợ của CP được sử dụng để đảm bảo họat động thường xuyên của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước.

=> Nhận định sai. Nguồn vốn vay nợ trong và ngoài nước của chính phủ dung để bù cho bội chi ngân sách Nhà nước nhưng không được sử dụng cho tiêu dùng. Chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển theo K2Đ8 Luật ngân sách Nhà nước 2002.

2. Thu bổ sung để cân đối ngân sách là khoản thu thường xuyên của các cấp ngân sách.

=> Nhận định sai. đây là khoản thu không thường xuyên. Nếu địa phương thu đủ chi thì ko bổ sung nữa.

3. Khoản thu 100% của ngân sách địa phương là khoản thu do cấp ngân sách địa phương nào thì cấp ngân sách đó được hưởng 100%.

=> Nhận định đúng. Khái niệm

4. Khoản thu từ thuế GTGT là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

=> Nhận định sai. Vì theo điểm a K1 Đ30 Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%. Chỉ những khoản thu từ thuế GTGT được quy định tại điểm a, khoản 2, điều 30 mới được phân chia theo tỷ lệ %.

5. Kết dư ngân sách Nhà nước hàng năm được nộp vào quỹ dự trữ Nhà nước theo qui định của Pháp luật ngân sách hiện hành.

=> Nhận định sai. Đ63 Luật ngân sách Nhà nước 2002 quy định Kết dư ngân sách trung ương , ngân sách cấp tỉnh được trích 50% chuyển vào quỹ dự trữ tài chính, 50% chuyển vào ngân sách năm sau, nếu quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn thì chuyển số còn lại vào thu ngân sách năm sau. Kết dư ngân sách các cấp khác ở địa phương được chuyển vào thu ngân sách năm sau.K2, Đ69, Nghị định 60

6. Mức bội chi ngân sách Nhà nước được xác định bằng tổng mức bội chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong năm ngân sách.

=> Nhận định sai. Theo K1Đ4 Nghị định 60 Bội chi ngân sách Nhà nước là bội chi ngân sách trung ương  được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách trung ương và tổng số thu ngân sách trung ương  của năm ngân sách. ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật ngân sách Nhà nước

7. Phát hành thêm tiền là một trong những biện pháp góp phần giải quyết bội chi ngân sách Nhà nước.

=> Nhận định sai. Căn cứ vào khoản 2 Đ8 Luật ngân sách Nhà nước, Bội chi ngân sách Nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Phát hành thêm tiền là để đảm bảo lượng tiền lượng tiền lưu thông và để thực hiện các chính sách vĩ mô của Nhà nước chứ không để giải quyết bội chi.

8. Việc lập phê chuẩn dự toán ngân sách Nhà nước do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là QH thực hiện.

=> Nhận định sai.Vì trong các nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ có việc: Lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương  hàng năm; dự toán điều chỉnh ngân sách Nhà nước trong trường hợp cần thiết
Được quy định tại khoản 2 Đ20 Luật ngân sách Nhà nước

9. Trong mọi trường hợp, dự toán ngân sách Nhà nước phải được QH thông qua trước ngày 15/11 của năm trước.

=> Nhận định sai. Tại K4Đ45 Luật ngân sách Nhà nước có quy định. Trong trường hợp dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương  chưa được Quốc hội quyết định, Chính phủ lập lại dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương  trình Quốc hội vào thời gian do Quốc hội quyết định.

10. UBNĐ là cơ quan có thẩm quyền QĐ dự toán ngân sách Nhà nước cấp mình.

=> Nhận định sai. Căn cứ vào khoản 1 Điều 25, Luật ngân sách Nhà nước quy định: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp:

Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định:

a) Dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn….

b) Dự toán thu ngân sách địa phương …

c) Dự toán chi ngân sách địa phương …

UBNĐ chỉ lập dự toán để trình HĐNĐ cùng cấp quyết định

11. Các đơn vị dự toán ngân sách được trích lại 50% kết dư ngân sách Nhà nước để lập quỹ dự trữ tài chính của đơn vị.

=> Nhận định sai. Căn cứ vào Đ63 Luật ngân sách Nhà nước chỉ kết dư ngân sách trung ương , ngân sách cấp tỉnh mới được trích 50% chuyển vào quỹ dự trữ tài chính. Còn các đơn vị dự toán trực thuộc ngân sách trung ương, ngân sách địa phương nếu có kết dư phải trả lại cho đơn vị cấp trên của mình.

12. Quỹ dự trữ tài chính là quỹ tiền tệ được sử dụng để khắc phục hậu quả của thiên tai.

=> Nhận định sai. Vì căn cứ vào K2 Đ9 Luật ngân sách Nhà nước Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách. Theo Đ7, Nghị định 60 Để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán trong năm ngân sách. Các cấp Ngân sách được sử dụng khoản dự phòng của các cấp ngân sách.Điểm d, đ, k3, Điều 58, Nghị định 60.

13. Số tăng thu ngân sách Nhà nước được dùng để thưởng cho các đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước theo quyết định của Chủ tịch UBNĐ.

=> Nhận định sai. Theo Khoản 5 Điều 59 Nghị định 60, quy định:Căn cứ vào mức được thưởng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định . Việc sử dụng tiền thưởng ở ngân sách cấp dưới do Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

14. HĐNĐ các cấp có thẩm quyền quyết định về mức thu phí trên địa bàn thuộc quyền quản lý.

=> Nhận định sai. Căn cứ vào Đ11 PL phí và lệ phí 2001, điểm c, k8, Điều 25 luật ngân sách Nhà nước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu phí, lệ phí được phân cấp do Uỷ ban nhân dân cùng cấp trình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. HĐNĐ cấp huyện và xã không có thẩm quyền.

15. Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực chấp hành ngân sách Nhà nước.

=> Nhận định đúng. theo k4, k5 điều 20 luật ngân sách Nhà nước thì CP là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực chấp hành ngân sách Nhà nước.

16. Dự phòng ngân sách là khoản tiền được sử dụng để thực hiện những khoản chi khi nguồn thu chưa kịp đáp ứng.

=> Nhận định sai. Căn cứ vào điểm d, khoản 3, Điều 58 Nghị định 60 thì Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để tạm ứng cho các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp. Quỹ dự phòng chỉ được chi phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an nin, nhiệm vụ cấp bách # phát sinh ngoài nguồn dự toán trong năm ngân sách.

17. Cơ quan thuế là cơ quan có chức năng thu và quản lý các nguồn thu của ngân sách Nhà nước.

=> Nhận định sai.Vì theo K3 Đ54. Toàn bộ các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước.Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan thu được phép tổ chức thu trực tiếp, nhưng phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Do đó, Kho bạc là cơ quan quản lý các nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Cơ quan thuế chỉ có chức năng thu.

18. Tất cả các khoản thu ngân sách Nhà nước đều phải tập trung vào kho bạc Nhà nước.

=> Nhận định đúng. Theo K3 Điều 54: Toàn bộ các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước.Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan thu được phép tổ chức thu trực tiếp, nhưng phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

19. Kho bạc Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền thu ngân sách Nhà nước.

=> Nhận định sai. Vì K1 Điều 54, Luật ngân sách Nhà nước quy định: Chỉ cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách Nhà nước. Kho bạc chỉ là cơ quan quản lý nguồn thu.

20. Tất cả các cơ quan Nhà nước đều là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chi ngân sách Nhà nước.

=> Nhận định sai. vì Nhà nước là Chủ thể QHPL ngân sách Nhà nước tham gia với 2 tư cách:
+ Chủ thể thường: chi mua sắm, đấu thầu.
+ Chủ thể có quyền lực được nhân dân trao cho như: Quốc Hội, UBTVQH,…
Quy định tại K1, 9 Điều 15, Luật ngân sách Nhà nước. K1,2,5 Điều 16 Luật ngân sách Nhà nước,…

21. Bộ trưởng bộ tài chính là chủ thể duy nhất được quyền quyết định các khoản chi từ dự phòng ngân sách trung ương .

=> Nhận định sai. Vì theo K1 Điều 9 luật ngân sách Nhà nước, Chính phủ quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương , định kỳ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Do đó, còn có thủ tướng.

22. Khách thể của quan hệ pháp luật tài chính có thể là hành vi tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ.

23. Hệ thống tài chính gồm có 4 khâu.

=> Nhận định sai. Hệ thống tài chính gồm có 5 khâu

24. Các khâu tài chính trong hệ thống tài chính là hoàn toàn độc lập với nhau.

25. Chỉ có các đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước mới tham gia vào quan hệ pháp luật ngân sách Nhà nước.

=> Nhận định sai. Tham gia vào QHPL ngân sách Nhà nước không chỉ có các đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước vì có các chủ thể sau:

Nhà nước: tham gia với 2 tư cách:

+ Chủ thể có quyền lực được nhân dân trao cho. + Chủ thể thường: chi mua sắm, đấu thầu.

Các tổ chức kinh tế ( trong và ngòai nước):

+ Chủ thể đóng thuế. + Chủ thể thụ hưởng: nhận tiền góp vốn của Nhà nước.

Các tổ chức phi kinh doanh

+ Đảng cộng sản, công đòan, Đòan thanh niên: được cấp kinh phí

+ Các tổ chức xã hội nghề nghiệp ( chỉ khi được Nhà nước giao nhiệm vụ và cấp kinh phí).

Các cá nhân.

26. Quan hệ vay tiền trong dân chúng của CP là quan hệ tín dụng.

27. Chức năng giám đốc quyết định chức năng phân phối của tài chính.

28. Pháp luật tài chính là tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ XH phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện họat động kinh doanh tiền tệ.

29. Đơn vị dự toán là cấp ngân sách Nhà nước.

=> Nhận định sai. Tại khoản 2, phần các quy định chung của thông tư Số: 01/2007/TT- BTC ngày 02 tháng 01 năm 2007 có nêu: các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước được gọi chung là đơn vị dự toán. Cấp ngân sách Nhà nước gồm có Trung ương và địa phương.Quy định tại khoản 1 Điều 5 N Đ60.

30. Bất kỳ cấp ngân sách nào cũng có khoản thu bổ sung.

=> Nhận định sai. Căn cứ vào Điều 20 và khoản x Điều 22, Nghị định 60 thì chỉ có ngân sách địa phương  mới có khoản thu bổ sung

31. Khoản thu 100% do cấp nào thu thì cấp đó được thụ hưởng.

=> Nhận định sai. Đối với những Khoản thu 100% ngân sách trung ương : là các Ø khoản thu dù phát sinh trên địa bàn địa phương nào cũng phải nộp tòan bộ về cho ngân sách trung ương  (khoản 1 Điều 30 luật ngân sách Nhà nước, khoản 1 Điều 20 Nghị định 60: xuất nhập khẩu, dầu khí,).

Chỉ những Khoản thu 100% ngân sách địa phương : là những khoản thu phát sinh ở địa bàn địa phương nào thì ngân sách địa phương  đó được hưởng tòan bộ (khoản 1 Điều 32 luật ngân sách Nhà nước, k1 Đ22 nghị định 60: đất đai) .

32. Khoản thu điều tiết chỉ có ở cấp ngân sách Tỉnh và Xã.

=> Nhận định sai. Thu Điều tiết là các khoản thu theo tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương  và ngân sách địa phương  ; giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương nên căn cứ vào Điều 34, Luật ngân sách Nhà nước, khoản 3 Điều 23, khoản 2,5 Điều 28 Nghị định 60 thì khoản thu điều tiết còn có ở cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

33. Dự toán ngân sách Nhà nước do Quốc hội lập và phê chuẩn.

=> Nhận định sai. Theo Điều 42 Luật ngân sách Nhà nước, Dự toán ngân sách Nhà nước do Chính phủ lập và trình Quốc hội. Và khoản 1 Điều 45 Luật ngân sách Nhà nước quy định dự toán ngân sách Nhà nước do Quốc hội phê chuẩn.

34. Ngân hàng Nhà nước và kho bạc Nhà nước là cơ quan quản lý quỹ ngân sách Nhà nước của Chính phủ.

=> Nhận định sai. Vì căn cứ vào khoản 7 Điều 21, Luật ngân sách Nhà nước thì Bộ tài chính mới là co quan quản lý Quỹ ngân sách Nhà nước.

35. Cấp ngân sách trung ương điều hành ngân sách Nhà nước cấp tỉnh.

=> Nhận định sai.

36. Mọi khoản chi có chứng từ hợp lệ đều được quyết toán.

=> Nhận định sai. Vì các khoản chi có chứng từ hợp lệ và đúng quy định theo Khoản 1 Điều 73 và Điều 51, Nghị định 60 thì mới được quyết toán.

37. Các khoản thu ngân sách Nhà nước chỉ bao gồm các khoản thu phí, lệ phí.

=> Nhận định sai. Vì căn cứ vào Điều 2 khoản 1 Luật ngân sách Nhà nước thì thu ngân sách Nhà nước ngoài các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí còn có: các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

38. Khoản vay nợ của nước ngòai là khoản thu ngân sách Nhà nước.

=> Nhận định sai. Khoản vay nợ của nước ngoài không nằm trong Khoản 1, Điều 2, Luật ngân sách Nhà nước nên nó không là khoản thu ngân sách Nhà nước. Nó chỉ là khoản bù đắp cho bội chi ngân sách Nhà nước.

39. Họat động của Đoàn TNCS HCM được hưởng kinh phí từ ngân sách Nhà nước.

=> Nhận định đúng. Căn cứ vào Điểm e, khoản 2, Điều 3, Nghị định 60 ; Điểm e, mục 1.4.2 Thông tư 59/2003 hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được hưởng kinh phí từ ngân sách Nhà nước.

40. Chi cho họat động quản lý Nhà nước là khoản chi không thường xuyên.

=> Nhận định sai. Theo điểm d, khoản 2 điều 3, Nghị định 60, ngân sách Nhà nước chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước là khoản chi thường xuyên. Mà hoạt động của các CQ Nhà nước bao gồm trong đó có hoạt động quản lý Nhà nước.

41. Các đơn vị dự toán được trích lại 50% kết dư ngân sách Nhà nước để lập quỹ dự trữ.

=> Nhận định sai. Theo Điều 58, Nghị định 60 Chỉ có cấp ngân sách Nhà nước TW và cấp tỉnh mới được trích lại 50% kết dư ngân sách Nhà nước để lập quỹ dự trữ.

42. Phương thức cấp phát hạn mức áp dụng đối với các đơn vị trúng thầu công trình xây dựng cơ bản.

43. Mọi tài sản có giá trị lớn hơn 5 triệu đồng đều được xem là tài sản cố định.

=> Nhận định sai. Căn cứ vào Điều 2. QĐ Số: 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của BT BTC

44. Các đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước đều được lập quỹ dự trữ ngân sách Nhà nước.

=> Nhận định sai.

45. Tất cả các cơ quan Nhà nước đều là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thu ngân sách Nhà nước.

=> Nhận định sai. chỉ có các cơ quan Nhà nước là chủ thể có trách nhiệm thu ngân sách Nhà nước hoặc là các chù thể có nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước mới là chủ thể tham gia quan hệ PL thu ngân sách Nhà nước. Ví dụ:

46. Kết dư ngân sách hàng năm được nộp vào quĩ dự trữ tài chính theo qui định của pháp luật hiện hành.

=> Nhận định sai. Kết dư ngân sách được chuyển vào nguồn thu ngân sách năm sau, quy định tại điểm u, khoản 1, điều 22, Nghị định 60 và căn cứ vào khoản 1, điểm b, khoản 2, Điều 58, Nghị định 60 thì kết dư ngân sách chỉ được nộp 50% vào Quỹ dự trữ tài chính đối với TW và cấp tỉnh.

47. Tiền lương là khoản chi được áp dụng theo phương thức: chi theo lệnh chi tiền.

=> Nhận định sai. Vì lương là khoản chi thường xuyên trong dự toán do đó được cấp phát theo dự toán. Chỉ các khoản chi không mang tính thường xuyên, khoản chi có mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể mới theo phương thức lệnh chi tiền.

48. Bộ trưởng bộ Tài chính là cơ quan duy nhất được quyền quyết định đối với các khoản chi từ quĩ dự trữ tài chính.

=> Nhận định sai. Vì căn cứ vào điểm b, khoản 3, điều 58, Nghị định 60 thì quỹ dự trữ tài chính của Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm chủ tài khoản; Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ tài khoản, do đó, Chủ tịch UBNĐ tỉnh có quyền quyết định đối với các khoản chi từ quỹ dự trữ tài chính do mình làm chủ tài khoản.

49 – Khoản thu từ thuế TTĐB là khoản thu được phân chia tỉ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương  và ngân sách địa phương.

=> Nhận định sai. Chỉ những khoản thu từ thuế TTĐB được quy định tại điểm d, khoản 2, điều 20, N Đ60 mới được chia tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương  và ngân sách địa phương . Còn khoản thu từ thuề TT ĐB hàng hóa nhập khẩu là khoản thu 100% ngân sách TW.

50. Việc lập, phê chuẩn và chấp hành dự toán ngân sách Nhà nước do chính phủ thực hiện.

=> Nhận định sai.

51. Thu bổ sung để cân đối ngân sách là khoản thu thường xuyên của các cấp ngân sách.

=> Nhận định sai. Khoản thu bổ sung chỉ có ở cấp ngân sách Nhà nước địa phương Điều 20, 22 Nghị định 60 và là khoảng thu không thường xuyên vì khi ngân sách địa phương  mất cân đối hoặc cần bổ sung có mục tiêu thì khi đó mới phát sinh nguồn thu bổ sung. Do đó, nó là nguồn thu không thường xuyên. Theo điều 40, Nghị định 60.

52. Bội chi là một thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng tạm thời thiếu hụt ngân sách.

=> Nhận định sai. Theo K1Đ4 Nghị định 60 Bội chi ngân sách Nhà nước là bội chi ngân sách trung ương  được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách trung ương  và tổng số thu ngân sách trung ương  của năm ngân sách (thâm hụt) chứ không phải là tình trạng tạm thời thiếu hụt ngân sách vì .Bội chi ngân sách Nhà nước được xác định vào cuối năm ngân sách khác với tạm thời thiếu hụt ngân sách là việc Nhà nước không có khả năng chi  giải quyết bằng tạm ứng từ quỹ dựàtại 1 thời điểm nào đó trong năm  trữ tài chính.

53. ngân sách Nhà nước được thực hiện trong 02 năm.

=> Nhận định sai. Vì theo quy định tại điều 1, luật ngân sách Nhà nước Điều 1 ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

54. UBNĐ cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương?

=> Nhận định sai. căn cứ vào điểm b, khoản 1, điều 25, luật ngân sách Nhà nước thì HĐNĐ cấp tỉnh mới là cơ quan có thậm quyền quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.

55. Mọi khoản chi trong năm ngân sách đều được xem là hợp pháp và đưa vào quyết toán?

=> Nhận định sai. Vì các khoản chi có chứng từ hợp lệ và đúng quy định theo Khoản 1 Điều 73 và Điều 51, Nghị định 60 thì mới được quyết toán.

56. Thuế GTGT là khoản thu thuộc 100% của ngân sách địa phương?

=> Nhận định sai. Vì thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 20 Nghị định 60 là khoản thu ngân sách TW hưởng 100%. Và các khoản thu theo quy định tại khoản 2, điều 20, N Đ60 thì đây là các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương  và ngân sách địa phương.

Bạn cần đăng nhập để xem thêm hoặc tải tài liệu về máy!

Các tìm kiếm liên quan đến nhận định đúng sai luật tài chính: nhận định đúng sai môn luật ngân sách nhà nước, đề thi luật tài chính có đáp án, bài tập tình huống luật tài chính, bài tập luật tài chính có đáp án, cau hoi trac nghiem luat tai chinh, cau hoi va dap an mon luat tai chinh, nhận định đúng sai luật thuế, bai tap luat tai chinh, nhận định đúng sai luật tài chính 2015.

5/5 - (2 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền