Nguyên tắc xét xử công khai vụ án hành chính

Chuyên mụcLuật tố tụng hành chính Phiên tòa hành chính

Phân tích nguyên tắc xét xử công khai vụ án hành chính.

 

Các nội dung liên quan:

 

Được quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật tố tụng hành chính (LTTHC) 2015: “Tòa án xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án có thể xét xử kín.”.

Xét xử công khai rất cần thiết bởi:

Trên cơ cở xét xử công khai có thể kiểm soát, giám sát chặt chẽ nhất; là cơ sở đảm bảo tính đúng đắn, khách quan trong xét xử vụ án hành chính.

Thông qua xét xử công khai thể hiện được sự độc lập, vô tư của người tiến hành tố tụng. Bí mật sẽ tạo tiền đề cho sự bưng bít lạm quyền, lợi dụng pháp luật.

Dân chúng được tham gia vào hoạt động xét xử, đảm bảo tính dân chủ và quyền tham gia của các bên; tạo điều kiện phổ biến, tuyên chuyền pháp luật.

Nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình xét xử vụ án hành chính. LTTHC quy định phiên tòa hành chính phải mở công khai trước công chúng (điều 16); trong quá trình xét xử mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ khách quan, toàn diện, công khai (Điều 18).

Thông tin về việc tổ chức xét xử phải công khai: thời gian, địa điểm mở phiên tòa, nội dung xét xử, các việc hoãn, thời gian – địa điểm tuyên án phải ghi rõ ràng

Nguyên tắc xét xử công khai áp dụng cho án sơ thẩm, phúc thẩm

Trong trường hợp tòa xử kín vì các lý do khoản 2 điều 16 thì khi tuyên án vẫn phải công khai.

Phiên tòa hành chính có thể diễn ra không có mặt đương sự (một số trường hợp nhất định) khi họ có đơn yêu cầu tòa xét xử vắng mặt cho họ hoặc họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần hai mà vẫn vắng mặt hoặc tòa xét thất không cần thiết triệu tập họ đến phiên tòa để đảm bảo tính kịp thời, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.


Các tìm kiếm liên quan đến Nguyên tắc xét xử công khai vụ án hành chính, nguyên tắc xét xử các vụ án hành chính, các nguyên tắc của luật tố tụng hành chính 2015, nguyên tắc công bằng trong xét xử vụ án hành chính, trình bày đương sự của vụ án hành chính, đối tượng khởi kiện vụ án hành chính 2015, nguyên tắc xét xử công khai của tòa án, nguyên tắc công bằng trong tố tụng hành chính, thủ tục tiền tố tụng hành chính

5/5 - (1875 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền