Nguyên tắc đảm bảo pháp chế XHCN trong Tố tụng hành chính

Chuyên mụcLuật tố tụng hành chính Luật tố tụng hành chính

Phân tích nguyên tắc đảm bảo pháp chế Xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong Tố tụng hành chính.

 

Các nội dung liên quan:

 

Điều 4 Luật Tố tụng hành chính (LTTHC): “Mọi hoạt động tố tụng hành chính của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo quy định của Luật này

Nguyên tắc này rất quan trọng vì một bên đương sự bị kiện là đại diện quyền lực Nhà nước; Hiện diện ở hầu khắp các giai đoạn, mọi quy phạm

Được thể hiện thông qua nội dung cơ bản nhất:

– Thể hiện trong luật tố tụng hành chính: Sự hiện diện của hệ thống pháp luật điều chỉnh về xét xử hành chính và sự tuân thủ pháp luật tố tụng hành chính của tất cả các chủ thể tố tụng hành chính

– Sự hiện diện trong hệ thống pháp luật hành chính là căn cứ cho sự tuân thủ pháp luật tố tụng hành chính của các chủ thể. Hệ thống pháp luật hành chính là tổng thể các quy định điều chỉnh về hoạt động xét xử vụ án hành chính của tòa án. Các quy phạm pháp luật về tố tụng hành chính hiện diện ở Luật tố tụng hành chính, hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án,… Tất cả mọi xử sự của các chủ thể trong tố tụng hành chính – người tiến hành tố tụng hành chính, người tham gia tiến hành tố tụng…. đều phải tuân thủ các quy định Luật tố tụng hành chính. Trường hợp cần quy định chi tiết chỉ có “UBTVQH, Chính phủ, TANDTC VKSNDTC trong phạm vi, quyền hạn của mình quy định chi tiết các điều khoản được giao trong Luật” – Điều 372.Quy định chi tiết Luật tố tụng hành chính 2015

– Trọng tâm của nguyên tắc pháp chế đó là các chủ thể có liên quan phải tuân thủ các quy phạm pháp luật của tố tụng hành chính.

– Cơ quan tiến hành tố tụng (TA, VKS), người tiến hành tố tụng (chánh án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký tòa, ksv, viện trưởng vks ) phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng hành chính (đúng trình tự, thủ tục,thầm quyền)

– Người tham gia tố tụng phải nghiêm chỉnh chấp hành và triệt để các quy định của Luật (đương sự, người đại diện đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, phiên dịch)

– Các cá nhân, tổ chức (không thuộc nhóm người tiến hành tố tụng, không phải người tham gia tố tụng, họ có trách nhiệm hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể khác thực hiện hoạt động tố tụng hành chính) có liên quan đến hoạt động tố tụng phải thực hiện nghiêm chỉnh. Vd: cơ quan hành chính lưu giữ hồ sơ, tài liệu chứng cứ, …

– Tất cả những hành vi vi phạm pháp luật trong tố tụng hành chính phải bị xử lý nghiêm (điều 22. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng)

Bản án, quyết định của tòa án trong tố tụng hành chính phải đảm bảo thực hiện (điều 23. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của tòa án Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành….)

5/5 - (2564 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền