Người học luật cần phải hiểu đúng bản chất về việc “cấp phép Quốc ca”

Chuyên mụcThảo luận pháp luật, Tin tức pháp luật Người học luật cần phải hiểu đúng bản chất về việc "cấp phép Quốc ca

Hôm qua đến giờ, báo chí, cộng đồng mạng đang tỏ ra rất bức xúc vì việc Cục Nghệ thuật biểu diễn tiến hành cấp phép bài hát Tiến quân ca và nhiều bài hát cách mạng khác. Nhiều người tỏ ra bất bình vì đến bài Quốc ca mà vẫn phải cấn phép, “hóa ra từ trước tới giờ là hát Quốc ca lậu à?”.

 

Nhưng sự thật có phải vậy?

 

Xin đặc biệt nhấn mạnh lại một lần nữa. Nhưng thông tin như trên đăng trên các mặt báo là hoàn toàn sai sự thật mà lỗi chính là thuộc về các đơn vị báo chí đưa tin kiểu chộp giật và được cộng đồng mạng share lấy, share để.

 

Ngày hôm kia, Cục Nghệ thuật biểu diễn tiến hành cập nhật, bổ sung hơn 300 bài hát ĐÃ PHỔ BIẾN RỘNG RÃI trong những năm qua trong đó có bài hát Tiến quân ca của nhạc sỹ Văn Cao. Việc làm này nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, khai thác, sử dụng một cách thuận tiện và dễ dàng nhất.

 

Ấy vậy mà các báo đồng loạt đưa tin “Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép cho Quốc ca”, từ đó tự suy diễn là trước đó dân hát Quốc ca “lậu”.

 

Ngày hôm qua, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã đăng đàn đính chính thông tin sai sự thật của các báo mạng, rằng không có chuyện là Cục “TIẾN HÀNH CẤP PHÉP QUỐC CA” như các trang báo mạng nói mà chỉ là cập nhật vào hệ thống dữ liệu để thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng.

 

Tuy nhiên cũng không thấy các báo kia nhắc và đính chính thông tin. Trong bối cảnh, truyền thông tư nhân phát triển như vũ bảo, quá nhiều đơn vị hoạt động chỉ vì “view” và lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng tin tức mình đăng. Trong bối cảnh đó, thì mỗi chúng ta, đặc biệt là những người học luật như chúng ta phải có sự tỉnh táo để chọn lọc thông tin mà tiếp nhận, không nên đọc tin qua loa và vào hòa với đám đông. Không hề tốt một chút nào. Và chính những người học luật chúng ta càng phải thể hiện cái đầu tỉnh táo trong những lúc như thế này để gây sự ảnh hưởng, sức lan tỏa tích cực đến những người xung quanh để tránh tình trạng truyền thông “dắt mũi” vì những thông tin sai sự thật như trên.

đánh giá bài viết

Phản hồi

  1. Nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm quả là không sai. Đây là tác hại của việc chộp giật, hiểu sai bản chất của vấn đề rồi quăng tin lung tung. Song hành vi tiêu cực này theo mình lại mang đến sự ảnh hưởng có tính tích cực trong truyền đạt thông tin đến người dân. Nhờ có thông tin này mà “Tiến quốc ca” một lần nữa được mọi người chú ý đến, đặc biệt là thông tin đến mọi người rằng: Hiến pháp nước mình có quy định hẳn hoi về Quốc ca của Việt Nam:

    “Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca”

  2. Những thông tin chụp giật, đưa tin tức không quan tâm đến chất lượng, không phản ánh đúng sự thật, nhiều bài báo đưa thông tin nhằm mục đích câu view và vì và lợi nhuận dẫn đến việc người dân tiếp nhận phải những thông tin sai lệch, gây bức xức trong dư luận và nhiều khi làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. Có một vấn đề có nhiều tờ báo đưa tin, mỗi tờ báo lại viết khác nhau, chả biết thông tin nào đúng sự thật.

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền