Nếu là sinh viên luật thì nên “thay đổi tư duy”

Sinh viên trường luật
Ảnh minh họa - Nguồn: CLB Luật Gia Trẻ - Trường đại học luật Hà Nội

Khi được hỏi “học luật để làm gì?” không ít người trả lời “học luật để lách luật”, với câu trả lời đại loại như “để bảo vệ quyền lợi bản thân”, “để kiếm tiền”…tuy không khiến bạn được đánh giá cao nhưng chí ít ra vẫn không bị xem thường.

 

Các nội dung liên quan:

 

1. Đừng ép bản thân phải đọc giáo trình

Giáo trình là một kho kiến thức lớn nếu bạn quá dư thời gian thì cứ đọc còn kiểu đọc để “bằng bạn bằng bè” thì tốt nhất nên tìm việc gì khác làm cho bớt phí thời gian. Vì sao? vì đọc mà chẳng hiểu và chẳng nhớ thì đọc làm gì? Lúc ấy, bạn chỉ đọc như một cách làm màu, không mục đích, không ý nghĩa. Nhưng nếu bạn thật sự gặp phải một vấn đề không biết, muốn ôn tập lại kiến thức hay muốn khám phá thì đọc giáo trình là một biện pháp hữu hiệu, có mục đích sẽ giúp nhớ lâu hơn.

2. Được hỏi và bị hỏi, bạn chọn cái nào?

Giữa một người luôn đặt ra câu hỏi hóc búa và một người luôn cố trả lời hết các câu hỏi một chẳng cần biết đúng sai thì bạn sẽ chọn ai? Không phải lúc nào người trả lời cũng là hay, khi đó bạn chỉ bị động và đang bị người khác trục lợi. Vì sao ư? Vì những điều bạn nói người hỏi đã thừa biết, họ chỉ muốn tìm ra những khía cạnh khác của vấn đề từ chính câu trả lời của bạn. Thế còn bạn? bạn chỉ đang tư duy theo một đường thẳng, không hơn không kém.

hoi-dap

 

3. Học trường luật để lách luật!

Câu này gần như là câu cửa miệng của rất nhiều sinh viên, thực dụng và vô nghĩa. Bạn có biết mỗi năm có bao nhiêu sinh viên ra luật trường với cái tôi cao ngất ngưỡng, trong số ấy có bao nhiêu có được công việc đúng chuyên môn và bao nhiêu đang ngậm ngùi chờ thời. Trong số sinh viên có việc làm có bao nhiêu là “lách luật” được và bao nhiêu là đang cam chịu, khát khao chờ nhà tuyển dụng đào tạo lại từ đầu?

lach-luat

Học trường luật chỉ cho bạn cái nền, cái lý luận còn “lách luật” chẳng có mấy giáo viên dạy đâu. Trường luật không dạy “lách luật”, nếu muốn học cái này mời ra trường đời. Còn nếu bạn khát khao được biết thì tự mình tìm hiểu đi, ngay trong cuốn luật, trong lời giảng của giảng viên đấy thôi. Chẳng qua là bạn nghe qua và chẳng biết gì, chẳng tìm hiểu gì thì cứ kiểu tư duy này dù có ra trường đời bạn cũng chẳng khám phá ra được “cách lách luật” đâu, nếu may mắn thì chờ người khác chỉ dẫn nhưng trường đời ác lắm, chẳng ai cho không ai cái gì cả.

4. Đọc và hiểu phải song hành

Khi đọc một điều luật hay một đoạn lý luận, đọc phải hiểu, vừa đọc trong óc vừa suy tưởng ra được vấn đề. Còn nếu đọc mà không hiểu thì nên đọc lại thật kĩ, đọc rồi chẳng hiểu thì ngồi dậy mà hỏi người khác. Nếu chỉ đọc cho nhớ như con vét thì bạn sẽ mau quên và “cái tinh hoa” sẽ được bạn vứt đi hết giá trị.

5. Bớt cố chấp lại

Sinh viên rất cố chấp, rất kiêu (một số không bao gồm tất cả). Trong một buổi tranh luận, các sinh viên luật rất máu, “múa luật” rất điêu luyện và cái đầu cũng rất cứng. Ai nói gì cũng kệ, cãi cố gì cũng được, vô lý cũng được, thậm chí không cần nghe người ta nói hết đã cãi lại, miễn rằng “em là chân lý”, “đây là quan điểm của em”. Tại sao phải ràng buộc mình như thế? bạn có được gì từ việc cố chấp đó không. Một xu cũng chẳng có, thay vào đó hãy lắng nghe thật kĩ lời nói đối phương, đừng ép buộc câu trả lời, nhìn rộng vấn đề ra, lúc đó bạn sẽ thấy có rất nhiều hướng đi khác và chính các hướng đi đó mới là “cách lách luật” bạn đang tìm tòi đấy.

co-chap

đánh giá bài viết

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.