Mối quan hệ giữa Luật Đất đai với các ngành luật khác

Chuyên mụcLuật đất đai Luật đất đai

Luật đất đai là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, là tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ đất đai hình thành trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt số phận pháp lý của đất đai nhằm sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao phù hợp với lợi ích của Nhà nước và người sử dụng đất.

 

Những nội dung liên quan:

 

Mục lục:

  1. Mối quan hệ giữa ngành Luật đất đai với các ngành luật khác
    1. Mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật hành chính
    2. Mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật dân sự
    3. Mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật môi trường
    4. Mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật hình sự
    5. Mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật đầu tư
    6. Mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật doanh nghiệp
    7. Mối quan hệ giữa Luật đất đai và Luật kinh doanh bất động sản
    8. Mối quan hệ giữa Luật đất đai và Luật xây dựng, Luật nhà ở
    9. Mối quan hệ giữa Luật đất đai và Luật khiếu nại, tố cáo
  2. Nhận diện những vấn đề chung của mối quan hệ giữa luật đất đai với các đạo luật có liên quan

Mối quan hệ giữa ngành Luật đất đai với các ngành luật khác

1. Mối quan hệ giữa ngành Luật đất đai với các ngành luật khác

Mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật hành chính

– Giữa hai ngành luật này giống nhau về chủ thể quản lý, đó là hệ thống các cơ quan Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý trong đó có quản lý đất đai.

– Cả hai ngành luật đều có chung một phương pháp điều chỉnh là phương pháp mệnh lệnh.

– Giống nhau về hình thức quản lý trong việc quyết định các văn bản hành chính về giao đất, thu hồi đất, giải quyết tranh chấp và các quyết định xử phạt nhằm xử lý các hành vi vi phạm pháp Luật đất đai.

Mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật dân sự

Mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật dân sự

– Đều có chung chế định về quyền sở hữu đất đai là quyền sở hữu đặc biệt.

– Hình thức các hợp đồng cho thuê đất, hợp đồng sử dụng đất là hợp đồng dân sự.

– Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà các bên đã có giấy tờ hợp pháp hoặc có liên quan tới nhà cửa, vật kiến trúc, cây lâu năm và những tài sản khác được giải quyết tại Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 38, khoản 3 Luật đất đai.

Mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật môi trường

Đều có chung quy định là tài nguyên thiên nhiên thuộc quyền sở hữu duy nhất và tuyệt đối của Nhà nước. Cùng với đất đai, các loại tài nguyên khác không được phép mua bán, chuyển quyền một cách trái pháp luật. Mọi tổ chức, hộ gia đình, các nhân đều có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên, khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ tốt môi trường sinh thái.

Mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật hình sự

Đang cập nhật…

Mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật đầu tư

Mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật đầu tư

Mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật ĐT được đánh giá chi tiết thông qua những nội dung chính sau đây:

– Các quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư;

– Các quy định về lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư;

– Các quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp;

– Các quy định về quản lý đầu tư theo quy hoạch;

Mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật doanh nghiệp

Đang cập nhật…

Mối quan hệ giữa Luật đất đai và Luật kinh doanh bất động sản

Thực trạng mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật kinh doanh bất động sản được nghiên cứu ở những vấn đề cụ thể sau đây:

Quy định về điều kiện để đất tham gia thị trường bất động sản

VBQPPL được rà soát Các quy định cụ thể
Luật đất đai

 

Đất được tham gia thị trường bất động sản nếu người sử dụng đất đó có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 106 của Luật này.

Đối với trường hợp đất mà Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện các dự án ĐT thì phải ĐT vào đất theo đúng dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt (Điều 62).

Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 106 của Luật đất đai:

a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất  không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Luật kinh doanh bất động sản Quyền sử dụng đất  đưa vào kinh doanh phải có các điều kiện sau đây:

a) Thuộc đối tượng được phép kinh doanh;

b) Có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

c) Không có tranh chấp;

d) Trong thời hạn sử dụng đất;

đ) Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Trường hợp chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất thuộc dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp thì phải có các công trình hạ tầng tương ứng với nội dung và tiến độ của dự án đã được phê duyệt (khoản 2 Điều 7).

Phát hiện các chồng chéo, mâu thuẫn – Luật đất đai quy định điều kiện để đất tham gia thị trường bất động sản. Trong khi Luật kinh doanh bất động sản quy định điều kiện về quyền sử dụng đất đưa vào kinh doanh.

– Về các điều kiện cụ thể, Luật đất đai quy định 4 điều kiện; trong khi Luật kinh doanh bất động sản quy định có 6 điều kiện. Hai điều kiện nhiều hơn là điểm a, e khoản 2 Điều 7 Luật kinh doanh bất động sản. Sự khác nhau này chỉ là quy định cụ thể hơn về điều kiện đối với chủ thể và đối với bất động sản là quyền sử dụng đất.

=> Cùng là điều kiện để quyền sử dụng đất đưa vào thị trường bất động sản; Về cơ bản việc quy định điều kiện để quyền sử dụng đất tham gia thị trường bất động sản giữa 2 đạo luật này là thống nhất; tuy nhiên, Luật kinh doanh bất động sản quy định thêm điều kiện là quyền sử dụng đất tham gia thị trường bất động sản phải thuộc đối tượng được phép kinh doanh.

Nhận xét, đánh giá các quy định về điều kiện để đất tham gia thị trường bất động sản

– Luật kinh doanh bất động sản quy định một trong các điều kiện để đất tham gia thị trường bất động sản rộng rãi hơn so với Luật đất đai; cụ thể: (i) Luật đất đai quy định một trong các điều kiện để chuyển quyền sử dụng đất là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; (ii) Luật kinh doanh bất động sản quy địnhcó giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

– Luật đất đai quy định một trong các điều kiện để đất tham gia thị trường bất động sản là quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; trong khi đó, Luật kinh doanh bất động sản quy định về điều kiện này là không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Luật kinh doanh bất động sản quy định chặt chẽ hơn về điều kiện để đất tham gia thị trường bất động sản so với Luật đất đai; theo đó, Luật kinh doanh bất động sản bổ sung thêm 2 điều kiện để đất tham gia thị trường bất động sản, bao gồm: (i)Thuộc đối tượng được phép kinh doanh; (ii)Trường hợp chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất thuộc dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp thì phải có các công trình hạ tầng tương ứng với nội dung và tiến độ của dự án đã được phê duyệt.

Mối quan hệ giữa Luật đất đai và Luật xây dựng, Luật nhà ở

Mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật xây dựng, Luật nhà ở được xem xét trên các vấn đề liên quan đến các quy định về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nhà ở, quy hoạch đô thị.

Mối quan hệ giữa Luật đất đai và Luật khiếu nại, tố cáo

Mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật khiếu nại, tố cáo được xem xét, phân tích trên 2 phương diện chủ yếu sau đây:

– Các quy định về khiếu nại, tố cáo;

– Các quy định về thời hiệu khiếu nại;

Mối quan hệ giữa Luật đất đai và Luật khiếu nại, tố cáo

2. Nhận diện những vấn đề chung của mối quan hệ giữa luật đất đai với các đạo luật có liên quan

Đất đai không do con người tạo ra mà do tự nhiên sinh ra và được sử dụng vào các mục đích khác nhau; nên quan hệ về chiếm hữu, quản lý và sử dụng đất đai liên quan đến nhiều quan hệ thuộc những lĩnh vực khác nhau; cụ thể:

–  Đất được sử dụng làm tư liệu sinh hoạt (để ở) nên quan hệ đất đai trong lĩnh vực này là quan hệ về chiếm hữu, quản lý và sử dụng đất ở;

– Đất đai được sử dụng để xây dựng nhà ở thương mại, khu chung cư thương mại để bán hoặc cho thuê. Mặt khác, Qsử dụng đất được tham gia các giao dịch trên thị trường nhằm mục đích KD nên quan hệ đất đai trong lĩnh vực này là quan hệ về kinh doanh bất động sản;

– Đất đai là địa bàn để xây dựng nhà ở và các công trình xây dựng khác nên quan hệ đất đai trong lĩnh vực này là quan hệ chiếm hữu, quản lý và sử dụng đất xây dựng;

– Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường nên xét dưới khía cạnh này việc quản lý, sử dụng đất đai có tác động, ảnh hưởng đến vấn đề môi trường;

– Đất đai được sử dụng để trồng rừng, khoanh nuôi, tu bổ, bảo vệ rừng nên quan hệ đất đai trong lĩnh vực này là quan hệ chiếm hữu, quản lý và sử dụng đất rừng;

– Đất đai là không gian sinh tồn của các loại động, thực vật; các hệ sinh thái điển hình mang đặc trưng của từng khu vực nên quan hệ đất đai trong lĩnh vực này là quan hệ quản lý, chiếm hữu, sử dụng đất nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh hoạt;

– Đất đai được sử dụng làm đối tượng cho các hoạt động đầu tư của con người nhằm mục đích thu lợi nhuận nên quan hệ đất đai liên quan đến yếu tố đầu tư;

– Đất đai còn chứa đựng trong mình các nguồn nước, nguồn tài nguyên khoáng sản v.v nên quan hệ đất đai trong lĩnh vực này liên quan đến yếu tố khai thác, sử dụng tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản v.v;

Chính do đất đai được sử dụng vào các mục đích khác nhau nên quan hệ chiếm hữu, quản lý và sử dụng đất đai thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai lại liên quan đến những lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của các ngành luật tương ứng. Giữa Luật đất đai với các ngành luật khác có liên quan có những vùng “giao thao”. Hay nói cách khác, Luật đất đai có mối quan hệ với các đạo luật có liên quan. Mối quan hệ chung này được nhận diện trên những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, đất đai không chỉ là đối tượng của hoạt động quản lý nhà nước mà còn là đối tượng quản lý, khai thác, sử dụng của nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư v.v;

Thứ hai, mối quan hệ giữa Luật đất đai với các đạo luật khác có liên quan thể hiện:

– Luật đất đai điều chỉnh việc chiếm hữu quản lý và sử dụng đất đai của con người. Trên cơ sở quan hệ chiếm hữu, quản lý và sử dụng đất đai (quan hệ đất đai), con người sử dụng đất vào các mục đích kinh tế – xã hội khác nhau. Quan hệ kinh tế – xã hội dựa trên việc sử dụng đất với tư cách là địa bàn, không gian của quá trình SX – KD thuộc đối tượng điều chỉnh của các ngành luật tương ứng;

– Luật đất đai quy định nội dung, phương thức và thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai; xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; quy định điều kiện, nội dung, trình tự, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; quy định chế độ pháp lý của các loại đất v.v. Dựa trên những quy định chung này của Luật đất đai, các đạo luật khác có liên quan cụ thể hóa thành những quy định mang tính chuyên ngành trong việc quản lý, khai thác, sử dụng đất đai vào mục đích kinh tế, dân sự, thương mại và xã hội;

– Luật đất đai quy định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… làm căn cứ cơ sở để các đạo luật chuyên ngành khác có liên quan quy định về việc quản lý, sử dụng tiềm năng của đất đai vào những mục đích chuyên ngành.

5/5 - (7962 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền