Mối quan hệ giữa Luật hành chính và Luật hình sự

Pháp luật hình sự

Cả hai ngành luật này đều có các chế định pháp lý quy định hành vi vi phạm pháp luật và các hình thức xử lý đối với người vi phạm. Trong cả hai quan hệ pháp luật này, ít nhất là một bên trong quan hệ nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước.

..

Những nội dung liên quan:

..

Mối quan hệ giữa luật hành chính và luật hình sự

Cả hai ngành luật hành chính và hình sự đều có các chế định pháp lý quy định hành vi vi phạm pháp luật và các hình thức xử lý đối với người vi phạm. Trong cả hai quan hệ pháp luật này, ít nhất là một bên trong quan hệ nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước.

– Hơn nữa, việc phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm hành chính đôi khi khá phức tạp, nhất là những trường hợp vi phạm hành chính “chuyển hoá” thành tội phạm.

– Luật hành chính qui định nhiều nguyên tắc có tính bắt buộc chung, ví dụ như: qui tắc an toàn giao thông, qui tắc phòng cháy chữa cháy, qui tắc lưu thông hàng hoá, văn hoá phẩm. Trong một số trường hợp, khi vi phạm qui tắc ấy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ như: hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, trốn thuế…Những hành vi nêu trên nếu được thực hiện lần đầu với số lượng không lớn thì là vi phạm hành chính, còn nếu với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn tái phạm thì đó là tội phạm. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác biệt cơ bản sau:

Xem:  Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật đầu tư

Luật hình sự quy định hành vi nào là tội phạm, hình phạt nào áp dụng cho hành vi phạm tội, điều kiện, thủ tục áp dụng. Ðể xác định hành vi nào thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hình sự cần phải xem xét các yếu tố cấu thành của tội phạm về mặt chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể. Thêm nữa, luật hình sự phân biệt với luật hành chính ở tính chất hành vi có tính chất nguy hiểm cao, mức độ thiệt hại lớn hơn.

Còn luật hành chính lại quy định về các hành vi vi phạm hành chính, các hình thức xử lý vi phạm hành chính và các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Sự khác nhau giữa hai ngành luật này là ở tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính không phải là hình phạt vi phạm hành chính mà là chế tài đối với vi phạm hành chính. “Hình phạt” trong hệ thống pháp luật Việt nam chỉ được qui định và áp dụng trong luật hình sự mà thôi.

Điểm giống và khác nhau giữa luật hành chính và luật hình sự

Đang cập nhật…

4.7/5 - (14302 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

Phản hồi