Luật sư DFC tư vấn về quyền nuôi con khi ly hôn

Chuyên mụcBạn có biết? 19006512 - Tổng đài tư vấn pháp luật
Đội ngũ luật sư luôn sắn sàng tư vấn giải đáp cho quý khách

Có thể thấy rằng, khi ly hôn vấn đề về con cái luôn là vấn đề nhạy cảm. băn khoăn nhất của cả hai bên vợ và chồng. Thực tế, từ tổng đài tư vấn luậ htôn nhân và gia đình miễn phí số 1900.6512 của công ty tư vấn luật hôn nhân gia đình DFC thì nhận được không ít những câu hỏi của khách hàng tư vấn về quyền nuôi con khi ly hôn, cụ thể đưới đây xin giới thiệu đến bạn đọc một số tình huống phổ biến thường gặp.

 

>>> Xem thêm: Luật sư DFC tư vấn về phân chia tài sản khi ly hôn / DFC Tổng đài tư vấn Pháp luật về tội ngoại tình

 

1. Luật sư tư vấn về quyền giành quyền nuôi con

Tình huống 1: Xin luật sư tư vấn giúp tôi về quyền nuôi con khi ly hôn. Tôi và chồng tôi kết hôn từ năm 2010; và chúng tôi có với nhau 2 đứa con chung. Cháu lớn sinh năm 2011, cháu bé sinh năm 2015. Thời gian đầu chúng tôi sống khá hạnh phúc, hòa thuận. Tuy nhiên, càng ngày chúng tôi phát sinh càng nhiều những mâu thuẫn, bất đầu không thể cùng nhau trò chuyện, lắng nghe, cảm thông và giải quyết. Một phần bởi vì công việc của tôi quá mệt mỏi, chiếm nhiều thời gian, nhưng anh ấy lại không thấu hiểu, không chăm lo vun vén gia đình, còn thường xuyên tụ tập, nhậu nhẹt. Tôi cảm thấy quá mệt mỏi, ngột ngạt trong cuộc sống hôn nhân của chính mình, thực sự thì tôi không thể tiếp tục chịu đựng thêm nữa. Tôi đã yêu cầu anh ấy ly hôn, anh ấy cũng không có ý kiến, chỉ nhất quyết đòi nuôi cả hai đứa. Vậy thưa luật sư tư vấn về quyền nuôi con sau khi ly hôn, trong trường hợp này của tôi, tôi có thể giành quyền nuôi con sau ly hôn nuôi cả 2 cháu được không?

Luật sư tư vấn về quyền nuôi con khi ly hôn: Trong trường hợp của chị, luật sư xin được tư vấn như sau, theo quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014 (tại Điều 81) thì anh chị thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con; nếu không thể thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho anh hoặc chị nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Trường hợp đứa con từ đủ 7 tuổi trở lên (cụ thể thì trong trường hợp của anh chị, cháu lớn đã trên 7 tuổi) thì phải hỏi ý kiến của cháu. Như vậy, để giành quyền nuôi con cả 2 cháu, chị cần chứng minh mình có đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, đảm bảo tốt nhất cho các con. Cụ thể như thu nhập ổn định, có thời gian chăm sóc các cháu, có thể cho các cháu sống trong môi trường tốt. Đồng thời chứng minh được rằng chồng chị không thể chăm lo cho các cháu được bằng chị, và các cháu ở với chị là tốt nhất.

2. Luật sư tư vấn về quyền giành quyền nuôi con

Tình huống 2: Thưa luật sư của công ty tư vấn luật hôn nhân gia đình, xin luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề quyền nuôi con khi ly hôn. Tôi nghe nói con dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ nuôi. Con tôi năm nay được 24 tháng tuổi, nhưng tôi muốn tạm thời tập trung vào công việc, nên thực sự đau lòng và không muốn, nhưng tôi không thể, không có đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho cháu. Ngược lại, chồng tôi thu nhập ổn định, có nhiều thời gian và cũng mong muốn được nuôi dưỡng cháu. Vậy thưa luật sư tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn, trong trường hợp này, tôi có bắt buộc phải nuôi cháu, hay tôi được phép để cháu cho chồng tôi nuôi?

Tranh chấp hôn nhân

Luật sư tư vấn về quyền nuôi con khi ly hôn:  Đối với trường hợp của chị, đúng là theo luật định (tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014) thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, tại điều khoản này cũng quy định trường hợp loại trừ đó là trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc con hoặc bố mẹ đã thỏa thuận được với nhau và thỏa thuận đó phải phù hợp với lợi ích của con. Như vậy, ở đây, mặc dù con chị dưới 36 tháng tuổi nhưng chị hoàn toàn có thể thỏa thuận cho chồng nuôi, nếu đảm bảo phù hợp với lợi ích, sự phát triển của cháu.

>>> Xem thêm: Luật sư DFC tư vấn về quy định mới về cấp sổ đỏ

3. Luật sư tư vấn về quyền giành quyền nuôi con

Tình huống 3: Thưa luật sư công ty tư vấn luật hôn nhân gia đình, tôi muốn luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề quyền nuôi con khi ly hôn. Cụ thể, chúng tôi chỉ có một đứa con chung, là bé trai, năm nay được 6 tuổi. Thu nhập của anh ấy cao hơn tôi, nhưng tôi cũng đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng cháu, khi hỏi cháu cũng bảo mong muốn được ở cùng với tôi. Cả tôi và chồng tôi đều mong muốn được nuôi dưỡng cháu. Vậy thưa luật sư tư vấn về quyền nuôi con sau khi ly hôn, trường hợp này liệu tôi có thể được giành quyền nuôi con không?

Luật sư tư vấn về quyền nuôi con khi ly hôn:  Trong trường hợp này, chị cần hiểu rằng, mặc dù thu nhập của chồng chị cao hơn nhưng không phải chỉ dựa vào mức thu nhập mà Tòa án quyết định ai có quyền nuôi con. Thu nhập của chị chỉ cần ở mức ổn định, đảm bảo đủ cho nhu cầu sinh hoạt, phát triển cho cháu. Đồng thời chị có thể giành thời gian cho cháu, cho cháu sống trong một môi trường tốt thì chị hoàn toàn có quyền nuôi cháu. Như vậy, vấn đề ở đây, chị phải chứng minh được cháu ở với chị là tốt nhất, chị yêu thương cháu và nhất định chăm sóc tốt cho cháu.

Nếu bạn đọc có bất kì vướng mắc, băn khoăn nào liên quan đến quyền nuôi con khi ly hôn nói riêng hay liên quan, phát sinh trong lĩnh vực luật hôn nhân và gia đình hoặc luật khác nói chung, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài số 1900.6512 của Công ty tư vấn luật DFC để được giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất. Xin trân trọng cảm ơn bạn đọc!

5/5 - (3 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền