Kỹ thuật lập hiến là gì? Phân biệt Kỹ thuật lập hiến với kỹ thuật lập pháp?
Các nội dung liên quan:
- So sánh quyền lập hiến và quyền lập pháp
- Quyền lập hiến và quyền lập pháp giống và khác nhau như thế nào?
- So sánh Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập pháp
- Quy trình xây dựng, sửa đổi hiến pháp như thế nào?
- Những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng, sửa đổi hiến pháp?
- Những chủ thể nào tham gia xây dựng, sửa đổi hiến pháp?
Kỹ thuật lập hiến là gì?
Kỹ thuật lập hiến theo nghĩa rộng là toàn bộ những cách thức soạn thảo, thông qua và ban hành hiến pháp. Theo nghĩa hẹp, kỹ thuật lập hiến là kỹ năng diễn đạt hiến pháp thông qua cách thức thể hiện/viết các điều khoản/quy định của hiến pháp.
Phân biệt Kỹ thuật lập hiến với kỹ thuật lập pháp?
Kỹ thuật lập hiến có đặc điểm đặc biệt so với kỹ thuật lập pháp thông thường. Việc sửa đổi hiến pháp theo một quy trình đặc biệt có mục đích giới hạn quyền lực nhà nước. Nếu việc sửa đổi hiến pháp có thể được thực hiện một cách dễ dàng thì hiến pháp không còn có ý nghĩa.
Nhiều nước ngày nay trao quyền cho Nghị viện sửa đổi hiến pháp, nhưng quy trình lập hiến được bổ sung nhiều giai đoạn với sự tham gia của ủy ban hiến pháp, hội nghị quốc gia, hội nghị bàn tròn, tham vấn nhân dân hay trưng cầu ý dân. Việc thảo luận về dự thảo hiến pháp của Nghị viện cũng cẩn trọng hơn so với quy trình lập pháp, đặc biệt là hiến pháp thường chỉ được thông qua tại Nghị viện với đa số phiếu tuyệt đối. Ví dụ, Điều 79 Luật cơ bản của Đức quy định, một sửa đổi hiến pháp phải được thông qua bởi 2/3 phiếu của Hạ Viện và Thượng Viện. Việc sửa đổi hiến pháp thông qua hai giai đoạn:
Bước 1: Quốc hội (Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện) đề xuất sửa đổi hiến pháp (khi 2/3 thành viên của cả hai viện yêu cầu); hoặc triệu tập Hội nghị để đề xuất sửa đổi hiến pháp (các cơ quan lập pháp của 2/3 các bang yêu cầu);
Bước 2: Các tu chính án phải được các cơ quan lập pháp của ¾ các bang; hoặc Hội nghị ¾ các bang phê chuẩn.
Một số hiến pháp phân biệt hai loại sửa đổi hiến pháp: Sửa đổi toàn diện và sửa đổi bộ phận. Hiến pháp Thụy Sỹ năm 1874 là hiến pháp đầu tiên quy định về vấn đề này. Theo quy định của Hiến pháp Thụy Sỹ, mỗi loại sửa đổi hiến pháp có quy trình riêng. Hiến pháp Áo năm 1920 cũng có hai quy trình sửa đổi: sửa đổi toàn diện cần đa số tuyệt đối và trưng cầu ý dân; sửa đổi bộ phận chỉ cần đa số tuyệt đối.
Tòa án Hiến pháp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính hợp hiến của sửa đổi hiến pháp. Tòa án Hiến pháp của Áo có thể tuyên bố hủy các sửa đổi “bộ phận” về một trong các nguyên tắc như dân chủ, cộng hòa, liên bang, pháp quyền, tự do, phân quyền, bởi vì việc sửa đổi các nguyên tắc trên được cho là những sửa đổi làm thay đổi cơ bản hệ thống hiến pháp, do đó phải được thực hiện theo quy trình sửa đổi “toàn diện”.
Để lại một phản hồi