Kỹ năng của luật sư khi tiến hành xác định chứng cứ và sử dụng biện pháp thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự.
>>> Xem thêm: Kỹ năng của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ
Khi tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ, luật sư phải đảm bảo quá trình tự thu thập chứng cứ theo quy định đối với từng loại chứng cứ. Cơ sở để xác định chứng cứ phụ thuộc vào từng loại nguồn chứng cứ với những đặc trưng riêng trong việc xác định. Để xác định được biện pháp thu thập chứng cứ nào cần thiết, phù hợp, luật sư căn cứ vào đối tượng chứng minh và quy định của pháp luật nội dung để định hướng và lựa chọn biện pháp thu thập chứng cứ phù hợp. Sau khi xác định được hệ thống chứng cứ, luật sư cần xác định các chứng cứ thu thập bổ sung. Tùy thuộc vào từng loại tranh chấp, tính chất, bối cảnh của từng vụ án và luật sư quyết định áp dụng từng biện pháp thu thập chứng cứ hay tổng hợp nhiều biện pháp thu thập chứng cứ cũng như xác định thời hạn phù hợp cho việc cung cấp các chứng cứ thu thập được cho tòa án. Luật sư cần lưu ý các điều kiện để xác định chứng cứ được ghi nhận trong Chương VII Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Thứ nhất, đối với các tài liệu đọc được nội dung
Luật sư cần hướng dẫn cho khách hàng thu thập bản chính như hợp đồng mua bán, vay tài sản, thuê tài sản, hợp đồng cho tặng tài sản. Ở trong trường hợp không có bản gốc, có thể nộp bản sao các tài liệu đó nhưng bạn sau phải có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sở để tạo ra các bạn sau.
Ở xưởng hợp tài liệu đọc được nội dung được viết bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài thì luật sư cần hướng dẫn khách hàng phải dịch sang tiếng Việt và gửi kèm theo các tài liệu này bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp. Thực tiễn việc không đảm bảo tính bản gốc đối với các tài liệu đọc được nội dung đã gây ra những bất lợi cho đương sự trong giao dịch dân sự nói chung và việc không được thừa nhận trong thực tiễn nói riêng.
Thực tiễn, nhiều trường hợp khi yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh đã không suất trình được thư bảo lãnh gốc. Đã có những ý kiến cho rằng, việc ngân hàng từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh không suất trình bản gốc là vi phạm nghĩa vụ vì ngân hàng hoàn toàn có thể đối chiếu với bản gốc được lưu lại ngân hàng hoặc trong hệ thống thông tin điện tử của ngân hàng để xác nhận. Vấn đề này cần được luận bàn trên cả phương diện chứng cứ và phương tiện giá trị pháp lý của thỏa thuận.
Về giá trị chứng cứ, cơ sở để xác định chứng cứ phụ thuộc vào từng loại nguồn chứng cứ với những đặc trưng riêng trong quá trình xác định. Áp dụng các quy định về chứng cứ hiện hành, thư bảo lãnh được xác định là tài liệu đọc được nội dung. Khoản một điều chín năm Bộ luật Tố tụng dân sự năm hai không 15 ghi nhận các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bánh khúc hoặc bản được dùng làm cơ sở để lập ra bản sau. Theo định nghĩa này thì bản gốc chính là bản dùng làm cơ sở để lập ra các bản sao. Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ trước tiền phải là bản chính hay còn gọi là bản gốc. Trong trường hợp không có bản gốc bên nhận bảo lãnh có thể nộp bản sao các tài liệu đó nhưng bản sao phải có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận và ngân hàng độc quyền đối chiếu bản sao với bản chính trước khi nhận. Trên phương diện chứng cứ, việc bảo lãnh yêu cầu bên nhận bảo lãnh xuất trình thứ bảo lãnh cúc kim theo yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là phù hợp với các quy định về chứng cứ hiện hành.
Về phương diện thỏa thuận, sự tự do thỏa thuận giữa các chủ thể trong giao dịch dân sự nói chung và giao dịch bảo lãnh nói riêng thường là sự bàn bạc, đi đến thống nhất ý chí của các bên trong việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Thỏa thuận này không bị cản trở bởi bất cứ yếu tố chủ quan và khách quan nào, trừ trường hợp vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Khi giao dịch đã được xác lập thì không ai có quyền thay đổi, thậm chí cả nhà nước cũng không có quyền can thiệp và có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên tham gia. Nếu có sự thay đổi thì chỉ có thể là do sự thỏa thuận của chính các bên đã xác lập giao dịch đó.
Mặc dù, trong mọi giao dịch, nguyên tắc cam kết, thỏa thuận phù hợp với ý chí là một nguyên tắc bất biến nhưng trong thực tiễn không phải hoàn toàn lúc nào cũng vậy. Trong nhiều lĩnh vực hoạt động nhất là lĩnh vực dịch vụ, các giao dịch được lập đi, lập lại giữa một chủ thể bên cung cấp dịch vụ với nhiều chủ thể khác bên nhận dịch vụ với đối tượng phục vụ như nhau, bên cung cấp dịch vụ thảo sẵn hợp đồng gọi là hợp đồng theo mẫu trong đó quy định sẵn các điều khoản, còn bên nhận dịch vụ chỉ có quyền tự do chấp nhận hợp đồng đó hay không mà không có sự thỏa thuận để bày tỏ ý chí của mình trong hợp đồng. Khi đã chấp nhận ký kết vào hợp đồng thì đương nhiên buộc họ phải tuân theo toàn bộ các điều khoản trong hợp đồng. Với thỏa thuận phải suất trình bản gốc là một thỏa thuận hợp pháp và việc nhận bảo lãnh vi phạm thỏa thuận này là cơ sở xác định vi phạm cam kết, dẫn đến phải chịu hậu quả pháp lý là bên bảo lãnh được áp dụng chế tài từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do sự vi phạm thỏa thuận của các bên nhận bảo lãnh. Từ thực tế này, luật sư cần lưu ý với khách hàng giá trị của bảo lãnh là ở nội dung cam kết của ngân hàng và thỏa thuận về điều kiện thực hiện cam kết đó. Việc doanh nghiệp tự ràng buộc mình bằng thỏa thuận bảo lãnh này chỉ có không một bản chính duy nhất và không có giá trị chuyển nhượng sẽ dẫn đến hậu quả khi bị mất bản gốc hoặc vì lý do nào đó mà không thể cung cấp bản gốc thì đã tạo ra cơ sở để bên bảo lãnh từ chối nghĩa vụ hợp lý, hợp lệ.
Thứ hai, các tài liệu nghe được, nhìn được
Khi khách hàng suất trình tại điều này, luật sư cần hướng dẫn cho khách hàng suất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc của lien quan tới việc thu âm, thu hình đó. Trong trường hợp người có tài liệu tự thu âm, thu hình thì trực tiếp trình bày về xuất xứ của tài liệu. Trường hợp người khác đã cung cấp, thì phải có văn bản xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
Các tài liệu nghe được, nhìn được là một nguồn chứng cứ đặc biệt quan trọng, vì trong các tài liệu, giấy tờ liên quan đến vụ kiện bao giờ cũng chứa đựng những thông tin, những sự kiện liên quan đến những tình tiết của vụ, việc dân sự. Từ nguồn chứng cứ này cho phép các chủ thể chứng minh đặc biệt là tòa án rút ra được những chứng cứ quan trọng sử dụng để giải quyết vụ, việc dân sự. Điểm đặc trưng nhất của những chứng cứ rút ra từ nguồn tài liệu, giấy tờ chứa đựng chứng cứ là có thể giữ gìn trong một thời gian dài mà không bị thay đổi nội dung, tòa án có thể sử dụng nhiều lần. Khi thu thập loại chứng cứ này, luật sư cần hướng dẫn khách hàng soạn thảo văn bản xác nhận xuất xứ hoặc văn bản liên quan đến việc thu âm, thu hình. Nội dung văn bản thể hiện rõ quá trình hình thành chứng cứ hay nói cách khác là văn bản trình bày của đương sự về sự việc liên quan đến việc thu âm, thu hình đó.
Thứ ba, các thông điệp dữ liệu
Các thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và những hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Để xác định chứng cứ này và áp dụng biện pháp thu thập phù hợp, luật sư cần tham khảo thêm các quy định về luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật Giao dịch điện tử đã thừa nhận giá trị pháp lý của các chứng cứ điện tử là thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử có giá trị chứng minh như tất cả các loại chứng cứ thông thường khác và nó không thể bị phủ nhận chỉ vì lý do đó là một thông điệp dữ liệu điện tử hay chữ ký điện tử.
Thứ tư, vật chứng là những vật khác nhau của thế giới vật chất
Trong vụ việc dân sự, vật chứng phải luôn à hiện vật gốc có tính đặc định, liên quan đến vụ việc dân sự thì mới có giá trị pháp lý, việc nghiên cứu các vật chứng giúp luật sư xác định được những đặc điểm riêng về hình dạng, tính chất của chúng, từ đó rút ra các chứng cứ cần thiết để giải quyết vụ, việc dân sự. Các chứng cứ trở thành phương tiện chứng minh khi những vật này được thu thập, cùng cố, nghiên cứu và đánh giá theo đúng trình tự luật định, đáp ứng ba đặc tính khách quan, liên quan, hợp pháp của chứng cứ. Luật sư không chỉ hướng dẫn khách hàng thu thập vật chứng đúng trình tự luật định mà còn giúp khách hàng bảo quản, giữ để đảm bảo tính đặc định của vật chứng trong suốt quá trình xem xét và giải quyết vụ, việc dân sự. Giá trị chứng minh của các vật chứng thể hiện ở Tính đặc định của các vật đó. Nếu vật chứng không được bảo quản tốt để giữ gìn tính đặc định của vật thì vật chứng sẽ mất hết hoặc giảm giá trị chứng minh.
Khi thu thập các vật chứng, luật sư phải lập biên bản hoặc miêu tả chi tiết hình thức và các tính chất lý hóa của vật đặc biệt là các dấu vết thể hiện trên vật chứng đó. Đối với những vật màu hồng thì cần phải xem xét kịp thời và phản ánh đầy đủ trong quá trình xem xét bằng biên bản, chụp hình, ghi hình. Đối với những vật khó di chuyển, luật sư có thể đề nghị tòa án đến xem xét thẩm định tại chỗ.
Thứ năm, lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng
Đương sự là người có quyền và lợi ích gắn liền với vụ, việc dân sự. Họ tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật đang có tranh chấp để bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình. Lời khai của đương sự, người làm chứng được dựa trên trí nhớ về một sự kiện nên thường mang tính chủ quan, vì vậy yếu tố tâm lý, độ tuổi, các yếu tố tác động đến nhận thức vạn vật, hiện tượng của đương sự, người làm chứng là một đặc trưng cần xem xét thận trọng khi thu thập và đánh giá của trực cứ là lời khai. Nội dung lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng chứa đựng sự thật về vụ án được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, Băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác của sự âm thanh, hình ảnh hoặc khai bằng lời khai tại phiên tòa. Như vậy, phương tiện ghi nhận lại các chứng cứ, sự thừa nhận về mặt pháp lý các hình thức ghi nhận lời khai khá đa dạng. Khi thu thập loại chứng cứ này luật sư cần lưu ý:
– Trường hợp người làm chứng lập bản tự khai, luật sư cần hướng dẫn xác nhận chữ ký của chủ thể có thẩm quyền để đảm bảo xác định chính xác về nhân thân của chủ thể viết bản khai khi gửi văn bản đến tòa;
– Trường hợp tòa án tiến hành lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, tiến hành đối chất thì cần xem xét về trình tự, thủ tục tòa án tiến hành thu thập chứng cứ đối với loại chứng cứ này. Luật sư cần xem xét về trình tự, thủ tục toán lý lời khai của đương sự Điều 98 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; trình tự, thủ tục lấy lời khai của người làm chứng Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; thủ tục đối chất Điều 100 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
– Trường hợp lời khai của đương sự, người làm chứng được thể hiện bằng băng, đĩa ghi âm, băng, đĩa ghi hình… thì phải có văn bản xác nhận xuất xứ hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc thu âm, thu hình đó gửi kèm theo băng, đĩa ghi âm, ghi hình. Khi sau lục loại chứng cứ này cần đề nghị tòa án tiến hành lập biên bản về việc nhận các tài liệu, chứng cứ và phải bảo quản lưu giữ cung hồ sơ vụ án.
Thông thường, lời khai của đương sự gồm hai loại: lời khai về những tình tiết, những sự kiện pháp lí mà dựa vào đó các đương sự để suất các yêu cầu hoặc các biện pháp bảo vệ; lời thừa nhận của một bên đường sự – khẳng định đó là có hay không có những sự kiện mà đáng ra bên đường sự khác phải chứng minh. Lấy thử nhận của một bên đường sự “giải phóng” cho đương sự còn lại khỏi nghĩa vụ chứng minh, tuy nhiên không “giải phóng” tòa án có trách nhiệm chứng minh vì mặc dù đương sự có thừa nhận nhưng tòa án vẫn phải làm rõ thì mới đánh giá lời thừa nhận của đương sự như chứng cứ được.
Khác với đương sự, người làm chứng là người biết được những thông tin liên quan đến vụ kiện nhưng lại không có quyền lợi trong vụ kiện đó, vì lời khai của người làm chứng thường thể hiện được yếu tố khách quan hơn. Mặc dù trong lời khai của người làm chứng trữ được nhiều thông tin về những tình tiết cần chứng minh nhầm giúp toán tìm ra sự thật khách quan của vụ kiện, nhưng trong quá trình thu thập cũng như nghiên cứu về nguồn chứng cứ này thì vẫn cần có sự thận trọng khi xem xét, đánh giá. Những chứng cứ rút ra từ lời khai này có thể bị sai lệch, không phù hợp với thực tế khách quan trong những trường hợp như người nằm chuẩn bị dụ dỗ, bị mua chuộc hoặc thậm chí bị đe dọa, bị hành hung để đưa ra lời khai có lợi cho một bên đương sự nào đó, hoặc trong trường hợp người làm chứng cùng Ý khai gian dối, không thể nhớ lại những đúng những gì đã được chứng kiến.
Khi thu thập chứng cứ từ lời khai của người làm chứng, luật sư cần lưu ý yếu tố tâm lý trong lời khai. Cần đánh giá lời khai của người làm chứng với các tình tiết, sự kiện khác, đặc biệt là những điểm mâu thuẫn trong lời khai của người làm chứng với lời khai của các đương sự trong hồ sơ vụ án.
Thứ sáu, kết luận giám định
Kết luận giám định được xác định là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục quy định của pháp luật, cụ thể được ghi nhận tại Luật Giám định tư pháp năm 2012 và quyết định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.
Trong dù vụ việc dân sự để làm sáng tỏ một số tính chất nhất định đòi hỏi phải sử dụng kiến thức chuyên môn cần thiết với sự hỗ trợ của giám định viên. Kết luận giám định viên là kết luận khoa học về chuyên môn được thể hiện dưới hình thức của một văn bản viết hoặc được trình bày tại phiên tòa, được đưa ra sau khi đã nghiên cứu những vấn đề cần vận dụng kiến thức chuyên môn trả lời cho những vấn đề do tòa án trưng cầu. Trong trường hợp việc đánh giá chứng cứ cần phải sử dụng các kiến thức chuyên môn như xác định chữ viết, chữ ký, vân tay của một người nào đó hay cần xác định nguyên nhân gây thiệt hại trong xây dựng, xác định ADN,… và theo sự thỏa thuận lựa chọn của các đương sự hoặc có yêu cầu của đương sự về sự việc trưng cầu giám định tòa án tiến hành trưng cầu giám định khoa học. Đây là một nguồn chứng cứ quan trọng làm cơ sở cho việc giải quyết vụ việc dân sự, trong nhiều vụ kiện, kết luận giám định có tính chất quyết định đối với phán quyết của tòa án.
Để kết luận giám định đáp ứng được các thủ tục thu thập hợp pháp, luật sư cần lưu ý các yếu tố sau: sự thỏa thuận lựa chọn hoặc yêu cầu tòa án trưng cầu giám định phải được thể hiện bằng văn bản có thể làm một văn bản riêng, có thể ghi trong bản khai, có thể ghi trong biên bản ghi lời khai, biên bản đối chất. Đừng xin đừng quên đề nghị tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị tòa án trưng cầu giám định nhưng toán từ chối yêu cầu của đương sự. Quyển từ yêu cầu giám định được thực hiện trước khi tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tòa án được quyền ban hành quyết định trưng cầu giám định khi đương sự không yêu cầu nhưng tòa án sẽ thị cần thiết. Luật sư cần lưu ý, việc trao đổi cho đương sự tự mình trưng cầu giám định khi tòa án từ chối trưng cầu giám định là cách chứng minh của đương sự. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp dân sự trong nhiều năm qua cho thấy số lượng các vụ việc dân sự phải trưng cầu giám định ngày một tăng do sự đa dạng của các loại vụ việc và đối tượng trưng cầu giám định cũng như khả năng đáp ứng các lĩnh vực giám định kĩ thuật.
Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng và có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự khi xét thấy cần thiết tòa án yêu cầu người giám định phải giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, tòa án ra quyết định giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án đã được kết luận giám định trước đó. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
Thứ bảy, biên bản ghi kết quả giám định tại chỗ
Biên bản ghi kết quả giám định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Những vụ án mà đối tượng tranh chấp là bất động sản, vẫn không thể di chuyển hoặc trường hợp cần nắm vững hiện trường xảy ra sự việc tranh chấp nhằm đảm bảo cho bạn án, quyết định của tòa án được chính xác và bảo đảm Khả năng thi hành án. Do đó, nếu đương sự có yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ và xét thấy cần thiết thì thẩm phán tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ. Cụ thể là, đương sự phải có đơn yêu cầu trình bày căn cứ đối với yêu cầu của mình để đề nghị tòa án xem xét thẩm định tại chỗ. Tòa án xem xét và đưa ra quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ. Quyết định này được gửi cho ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đúng tượng cần xem xét, được giao hoặc gửi cho đương sự.
Thứ tám, kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản
Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Theo yêu cầu của một hoặc các bên đường sự, tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản tiến hành thẩm định giá. Các bên có quyền thỏa thuận về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản.
Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản. Kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định giá được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ chín, văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ
Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Ví dụ: vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý. Vì bằng có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vì bằng ghi nhận sự kiện hành vi pháp lý như: vi bằng chính thực sự kiện, hành vi xảy ra theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân: sự kiện giao nhận tiền, gửi thông báo đội nhà, đòi nợ, xác lập hợp đồng, lập di chúc; hành vi vi phạm pháp luật của người khác, hành vi sử dụng nhà thuê không đúng mục đích; vì bằng ghi nhận hiện trạng các công trình liên kê, Ninh Thuận, dùng để lập hồ sơ xây dựng; quy bằng dùng làm chứng cứ để yêu cầu cơ quan bảo hiểm bồi thường.
Thứ mười, văn bản công chứng, chứng thực
Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Khi công chứng, người thực hiện công chứng phải tuân theo quy định của pháp luật về công chứng cũng như các quy định khác có liên quan. Công chứng viên dù là công chức nhà nước làm việc tại các phòng công chứng Hay là công chứng viên làm việc tại văn phòng công chứng đều là các chức danh tư pháp được nhà nước trao quyền thực hiện việc chứng nhận giao dịch. Quy định này nhằm khẳng định rõ giá trị pháp lý của các giấy tờ, tài liệu đã được các cơ quan nhà nước công chứng, chứng thực hợp pháp.
Thứ mười một, các nguồn khác
Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà nhà nước quy định. So với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 thì Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã bỏ quy định về nguồn chứng cứ và xác định chứng cứ là tập quán. Với quy định mới của luật, tập quán có thể được xác định là một người khác mà luật có quy định.
Để lại một phản hồi