Kinh nghiệm khi mới bước chân vào nghề Luật

Nghề luật

Những ngày đầu chập chững bước vào môi trường làm việc thực tế là những ngày ấp ủ nhiều kỳ vọng và lý tưởng nhưng bên cạnh đó là những nỗi băn khoăn, lo sợ vô cùng lớn.

Những nội dung liên quan:

Tôi không biết mình có phù hợp và làm được công việc hay không, tôi không biết mình có hòa nhập được với môi trường làm việc ở nơi đó hay không và rất nhiều những câu hỏi đeo bám tôi trong những ngày đầu tiên tôi bước vào môi trường làm việc thực tế. Đó là khoảng thời gian tôi đi thực tập ở một công ty về tư vấn về thuế, kế toán, đầu tư và lao động.

Ngày đầu tiên tôi đi phỏng vấn làm thực tập sinh tại công ty, tôi vô tình đọc được vài trang sách của một cuốn sách về kinh nghiệm đối với những người mới đi làm. Chỉ đọc lướt qua vài trang nhưng tôi nghiệm ra nhiều thứ và cố gắng làm theo những gì mà tôi nhận thấy từ quyển sách. Sau khoảng thời gian hai tháng thực tập tôi đã nhận thấy rằng điều nhỏ mà tôi lượm nhặt từ quyền sách vô cùng hữu ích và nó giúp tôi có hai tháng thực tập đáng nhớ trong cuộc đời. Dĩ nhiên là những điều đó sẽ được tôi áp dụng như một bài học khi tôi đi làm ở bất kỳ môi trường làm việc nào. Mình mạn phép chia sẽ một vài điều mà mình tích lũy và học hỏi được làm “ma mới” ở các môi trường làm việc nhé. Đó không phải là tất cả nhưng đối với mình thì đó là những điều quan trọng nhất mà mình nên làm khi đi làm ở bất kỳ nơi đâu.

1. Thần thái, dáng vẻ và thái độ

Đây là điều tiên quyết mà các bạn phải đặc biệt quan tâm. Hãy là một người nhân viên mới với thần thái, dáng vẻ tươi tắn, tự tin và thái độ nhiệt tình, lễ phép, cầu thị. Luôn tươi cười và chào hỏi tất cả mọi người. Đó là điều mà một nhân viên mới có thể ngay lập tức cống hiến cho công ty, cho bộ phận mình làm việc.

Khi bạn chưa tạo ra được doanh thu, lợi nhuận cho công ty nếu như những việc như thế này cũng phải để các anh chị chỉ bảo từng chút một thì đó là một nỗi phiền toái lớn đối với các anh chị và sẽ không tạo được thiện cảm đối với mọi người.

Kinh nghiệm khi mới bước chân vào nghề Luật
Hãy là một người nhân viên mới với thần thái, dáng vẻ tươi tắn, tự tin và thái độ nhiệt tình, lễ phép, cầu t

Bằng một thái độ và thần thái tốt thì bạn có thể chiếm được cảm tình của mọi người xung quanh và đó là điều kiện để bạn hòa nhập tốt hơn với môi trường trong công ty.

>>> Xem thêm: Suy nghĩ về cái tôi của nghề luật

Bằng những câu chào hỏi buổi sáng hoặc nở nụ cười khi gặp anh nhìn anh chị hoặc câu chào tạm biệt khi ra về thì các bạn đã tạo được không khí tươi trẻ, thân thiện trong công ty và vô tình các bạn tạo được thiện cảm đối với những người trong công ty. Nếu như bạn có được cảm tình của các anh chị trong công ty thì họ sẽ nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn bạn trong công việc.

2. Chiến thắng sự xấu hổ

Khi mới tập làm quen với công việc, chuyện sai sót, vụng về trong công việc và không tránh khỏi việc bạn bị cấp trên góp ý, phê bình. Đừng xấu hổ, hãy nhớ rằng ai cũng phải tập đi mới đi được và lúc tập đi thì ai cũng đã từng vấp ngã, chuyện sai sót trong công việc là chuyện chắc chắn phải có. Và những lời phê bình kia là động lực thôi thúc bạn làm việc và giúp bạn ngày càng phát triển hơn trong công việc. Vượt lên trên sự xấu hổ bằng một tinh thần lạc quan nhất, ai cũng đã từng là nhân viên mới, ai cũng đã từng bị xấu hổ như thế nên không ai cười chê bạn khi bạn làm sai cả. Khi bạn vượt qua sự xấu hổ và lấy đó làm động lực phấn đấu bạn sẽ tự tin hơn và ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

Làm nghề luật phải chiến thắng sự xấu hổ
Ảnh minh họa (Nguồn: Facebook – CLB Luật Gia Trẻ)

3. Đừng trở thành vật trang trí mà hãy đưa ra những ý kiến mà chỉ người mới mới có

Hãy thể hiện bạn là một người trẻ, năng động, tự tin bằng cách đưa ra những ý kiến sáng tạo, tích cực và mang lại hiệu quả tốt trong công việc. Tất nhiên, các bạn hãy thể hiện nó bằng một thái độ tích cực và trong một chừng mực cho phép đối với một nhân viên mới. Đây chính là lúc mà bạn chứng minh được năng lực và tiềm năng của các bạn trong công việc và chứng minh cho mọi người thấy bạn xứng đáng được tuyển dụng vào làm việc tại công ty.

>>> Xem thêm: Nghề luật không dành cho những kẻ háo danh và lười biếng

4. Không ngừng hoàn thiện bản thân từ những điều nhỏ nhất

Những điều ở môi trường làm việc thực tế khác xa so với những gì bạn học ở giảng đường. Thế nên, bạn phải luôn ý thức rằng mình cần phải học hỏi rất nhiều thứ. Tài sản lớn nhất của bạn có hiện giờ bên mình chính là tinh thần cầu thì, sự nhiệt tình và thái độ làm việc. Hãy sử dụng nó một cách triệt để, học hỏi mọi thứ tốt đẹp xung quanh một cách có chọn lọc để hoàn thiện bản thân từng ngày. Các bạn biết rồi đấy, con người của chúng ta không ai hoàn hảo cả nên mọi người phải học không ngừng nghỉ từ mọi thứ xung quanh.

>>> Xem thêm: 06 điều sinh viên luật nên làm ngay khi còn trên ghế giảng đường

Đây là những điều mình đúc kết được khi được trải nghiệm thực tế và đọc qua quyển sách. Đối với mình thì nó mang lại hiệu quả rất tốt nó giúp mình có kỳ thực tập đầy ý nghĩa và có được những mối quan hệ tốt với những anh chị tở nơi thực tập. Không biết mọi người nghĩ thế nào? Hy vọng nhận được sự chia sẻ của mọi người để chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau nhé!

08 thói quen hàng ngày cực kỳ bổ ích cho dân luật

1. Đọc báo mỗi ngày
2. Cập nhật thông tin pháp luật thường xuyên
3. Dành thời gian ở thư viện và đọc sách
4. Nghiên cứu sâu về những kiến thức đã học
5. Tham gia bàn luận trên các diễn đàn, blog về luật
6. Học Tiếng Anh pháp lý mỗi ngày
7. Hãy thành lập một nhóm học tập
8. Hãy cho não thư giãn
>>> Xem chi tiết bài viết: 08 thói quen hàng ngày cực kỳ bổ ích cho dân luật

Nghề luật không dành cho những kẻ háo danh và lười biếng?

[Luật sư Lê Thành Kính] Tôi luôn tin rằng, muốn thành công trong nghề luật mỗi người phải cố gắng, nỗ lực tối đa để học hỏi, tích lũy, trau dồi kinh nghiệm và luôn giữ ngọn lửa đam mê nghề luật không bao giờ tắt. Nhà văn Lỗ Tấn đã từng nói: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng”. Đó là chân lý cho tôi và tất cả những người đã và đang theo đuổi nghề luật.
>>> Xem chi tiết bài viết: Nghề luật không dành cho những kẻ háo danh và lười biếng

4.8/5 - (54 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

Phản hồi

  1. Chào bạn

    Sinh viên ra trường đi làm thì ai cũng có lần đầu làm việc trong môi trường thực tế. Mình lúc mới ra trường cũng khá băn khoăn việc mình bây giờ có thể làm gì và làm ở đâu… muôn vàn câu hỏi trong đầu suy nghĩ. Nhưng khi đi phỏng vấn và được làm việc thì việc để lại ấn tượng cho mọi người và đặc biệt là cho người trực tiếp quản lý bạn là khá quan trọng, điều này dựa vào bản thân chính mình là chính, đúng như bạn nói khi mới làm việc cần thấy được thần thái, dáng vẻ và thái độ của mình trong môi trường làm việc mới mẻ. Sự tự tin và khả năng làm việc hiệu quả từ những thứ đơn giản, nhỏ nhất là một trong những thứ tạo nên thành công trong công việc của mình. Tuy nhiên, mình mới ở giai đoạn khởi đầu vì vậy mình đang cố gắng để hoàn thiện bản thân trong cuộc sống và công việc.

    Cảm ơn những chia sẻ rất bổ ích của bạn.