Khái niệm, đối tượng điều chỉnh và chủ thể của Luật du lịch quốc tế

Du lịch

Luật du lịch quốc tế là hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoài liên quan đến hoạt động du lịch.

 

Những nội dung liên quan:

 

Luật du lịch quốc tế

Mục lục:

  1. Khái niệm luật du lịch quốc tế
  2. Đối tượng điều chỉnh của luật du lịch quốc tế
  3. Chủ thể của luật du lịch quốc tế
    1. Quốc gia
    2. Các loại tổ chức quốc tế về du lịch
    3. Tổ chức kinh doanh du lịch quốc tế
    4. Khách du lịch quốc tế

Du lịch

1. Luật du lịch quốc tế là gì?

Luật du lịch quốc tế là hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoài liên quan đến hoạt động du lịch.

2. Đối tượng điều chỉnh của luật du lịch quốc tế

Luật du lịch quốc tế điều chỉnh các quan hệ có yếu tố nước ngoài liên quan đến hoạt động du lịch. Được biểu hiện qua ba mối quan hệ cơ bản sau:

– Mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, xúc tiến phát triển về du lịch;

– Mối quan hệ giữa các tổ chức du lịch quốc tế (bao gồm các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ), tổ chức kinh doanh du lịch du lịch quốc tế, khách du lịch quốc tế với quốc gia nước sở tại trong hoạt động du lịch;

– Mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân ở các quốc gia khác nhau trong mối quan hệ hợp tác về du lịch. Về phạm vi điều chỉnh, luật du lịch quốc tế được xem xét trong cả lĩnh vực công pháp và tư pháp quốc tế.

3. Chủ thể của luật du lịch quốc tế

a) Quốc gia

– Quan niệm về quốc gia

Theo Điều 1 của công ước Motevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia: (1), Dân cư thường xuyên; (2), Lãnh thổ được xác đinh; (3), Chính phủ; (4), Năng lực tham gia vào các quan hệ với các thực thể quốc tế khác.

– Chủ quyền quốc gia

+ Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ chủa mình;

+ Và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

– Quyền và nghĩa vụ của quốc gia trong luật quốc tế

Quyền:

+ Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi;

+ Quyền được tự vệ cá nhân hay tự vệ tập thể;

+ Quyền được tồn tại trong hòa bình và độc lập;

+ Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ;

+ Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế;

+ Quyền được tự do quan hệ với các chủ thể khác của luật quốc tế;

+ Quyền được trở thành thanh viên của các tổ chức quốc tế phổ biến.

Nghĩa vụ:

+ Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia;

+ Tôn trọng bất khả xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia khác;

+ Không áp dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực;

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

+ Hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia nhằm duy trì nền hòa bình và an ninh quốc tế;

+ Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế;

+ Tôn trọng những cam kết và tập quán quốc tế;

+ Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình

– Vai trò của quốc gia trong du lịch quốc tế

+ Sự hợp tác quốc tế của quốc gia tạo ra sự liên kết và là động lực thúc đẩy ngành du lịch quốc tế phát triển;

+ Môi trường pháp lý mỗi quốc gia là tiền đề của hoạt động du lịch quốc tế.

– Hoạt động pháp lý của quốc gia trong du lịch quốc tế

+ Xây dưng, tham gia các Điều ước quốc tế về du lịch;

+ Xây dựng các chuẩn mức pháp lý của quốc gia về yếu tố nước ngoài trong ngành du lịch quốc gia mình;

+ Giải quyết, tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế về du lịch.

– Hoạt động khác của quốc gia trong du lịch quốc tế

+ Tham gia và tạo điều kiện cho các chủ thể khác tham gia vào các tổ chức du lịch quốc tế;

+ Thực hiện các hoạt động xúc tiến, đầu tư về du lịch;

+ Đảm bảo sự an toàn và an ninh cho hoạt động du lịch quốc tế diễn ra tại lãnh thổ quốc gia mình.

b) Các loại tổ chức quốc tế về du lịch

Có 02 loại tổ chức quốc tế về du lịch đó là: tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ (NGOs).

– Vai trò của tổ chức du lịch quốc tế

+ Là cầu nối liên kết các ngành du lịch trên thế giới;

+ Thúc đẩy phát triển tiềm năng du lịch ở vùng, khu vực trên thế giới;

+ Bảo hộ các thành viên trong hoạt động du lịch.

– Một số tổ chức du lịch quốc tế điển hình

+ Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization)

+ Ủy hội du lịch Châu Âu (European Travel Commission – ETC)

+ Hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương ( PATA: Pacific Asia Travel Association)

+ Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC: World travel anh tourism Council);

+ Trung tâm Quốc tế APEC về Du lịch bền vững (AICST: Apec international Centre for Sustainable Tourism)

+ Hiệp hội du lịch ASEAN…

* Tổ chức du lịch thế giới (WTO)

– Tiền thân:

+ Tiền thân của Tổ chức Du lịch Thế giới là Đại hội quốc tế Hiệp hội các Cơ quan Vận chuyển Du lịch, được thành lập vào năm 1925 ở Hague.

+ Sau Chiến tranh Thế giới II, tổ chức này đổi tên là Liên hiệp Quốc tế Tổ chức các Cơ quan Lữ hành (IUOTO) và được chuyển tới Geneva.

– Thành lập:

+ Trên cơ sở nghị quyết của Hội nghị trù bị về thành lập Tổchức Du lịch thế giới (WTO), họp ngày 27/9/1970. Tổ chức WTO đã được chính thức thành lập ngày 2/1/1975.

+ Hàng năm, ngày 27/9 được coi là ngày Du lịch thế giới.

Đại Hội đồng LHQ khoá 58 đã thông qua nghị quyết số 58/232 công nhận WTO là tổ chức chuyên môn trong hệ thống LHQ.

– Phát triển:

Đến năm 2005, danh sách thành viên của WTO đã bao gồm 145 quốc gia, 7 vùng lãnh thổ và khoảng 350 thành viên chi nhánh, đại diện cho khu vực tư nhân, các tổ chức giáo dục, hiệp hội du lịch và các cơ quan du lịch địa phương

– Thành viên: Chia thành 3 loại :

+ Thành viên chính thức (các quốc gia có chủ quyền) đến Đại hội lần thứ 14 WTO có 138 nước thành viên.

+ Thành viên liên kết là những vùng lãnh thổ, hiện nay có 6 thành viên là Aruba, Macao, Madeire, Hồng kông, Frémish và quần đảo Antilles.

+ Thành viên chi nhánh: là những công ty du lịch, hãng du lịch,… hiện nay có 350 thành viên.

+ Ngân sách: Do các nước thành viên chính thức đóng góp, được chia thành 15 bậc và đóng theo sự phát triển của khách lữ hành quốc tế vào nước đó.

+ Tôn chỉ Mục đích: WTO hoạt động nhằm đẩy mạnh và phát triển du lịch nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia vì hòa bình, thịnh vượng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng nhân quyền và tự do cơ bản, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ và tôn giáo.

– Cơ cấu tổ chức:

Đại hội đồng WTO :

– Họp thường kỳ hai năm họp một lần, có nhiệm vụ thông qua chủ trương, chính sách du lịch, định hướng phát triển du lịch phục vụ sự phát triển kinh tế thé giới; bầu các chức vụ quan trọng của WTO như Tổng thư ký, các nước trong Hội đồng chấp hành WTO , kết nạp thành viên mới và đình chỉ nước thành viên khi nợ ngân sách quá 2 năm liền.

– Ngoài Đại hội đồng thường kỳ, WTO cũng có thể triệu tập cuộc họp bất thường theo yêu cầu của Hội đồng chấp hành hoặc do 2/3 số thành viên chính thức yêu cầu.
Cơ cấu tổ chức:

Hội đồng chấp hành (HĐCH):

+ HĐCH gồm 27 nước thành viên được bầu theo khu vực địa lý. nhiệm kỳ là 2 năm và được tái cử.

+ HĐCH do 1 Chủ tịch và 3 Phó Chủ tịch lãnh đạo.

+ HĐCH là cơ quan điều hành giúp WTO triển khai các chủ trương chính sách đã được ĐHĐ thông qua giữa hai kỳ ĐHĐ.

+ HĐCH họp 2 kỳ 1 năm và có các cuộc họp bất thường theo đề nghị của Tổng Thư ký hay của 2/3 số thành viên HĐCH.

Ban thư ký:

+ Đứng đầu là Tổng Thư ký và 2 phó Tổng thư ký, nhiệm kỳ 4 năm.

+ 6 tiểu ban khu vực: Châu Phi; Châu Mỹ; Đông Á – Thái Bình dương; Nam Á; Châu Âu; Trung Đông.

– Các tổ chức du lịch quốc tế khác

+ Ủy hội du lịch Châu Âu (European Travel Commission – ETC)

Ủy hội du lịch Châu Âu tập hợp các tổ chức du lịch quốc gia châu Âu nhằm gia tăng mức độ du lịch từ những phần đất khác trên thế giới đến Châu Âu như là kết quả của những hoạt động tiếp thị.

+ Hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương ( PATA):

PATA là một tổ chức du lịch bao gồm các hội viên thuộc khu vực tư, đặc biệt là các công ty du lịch lớn, cũng như các tổ chức du lịch quốc gia.

PATA tổ chức nghiên cứu thị trường tập thể, dành sự hổ trợ kỷ thuật cho sự phát triển du lịch, chủ yếu thông qua những sự nghiệp dành cho các quốc gia riêng lẽ hoặc trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

+ Hiệp hội du lịch Asean Các tổ chức du lịch quốc tế khác

+ Hiệp hội du lịch Asean: Bao gồm các nước thành viên Asean, thể hiện mối quan hệ cấp bộ trưởng về lĩnh vực du lịch trong khu vực, có vai trò gắn kết và phát triển vùng du lịch chung và tiềm năng phát triển du lịch của từng quốc gia

c) Tổ chức kinh doanh du lịch quốc tế

– Khái niệm tổ chức kinh doanh du lịch quốc tế:

Tổ chức kinh doanh du lịch quốc tế là tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế.

– Đặc điểm của tổ chức kinh doanh du lịch quốc tế:

+ Là pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật một quốc gia nhất định;

+ Hoạt động nhằm mục tiêu lợi nhuận;

+ Tổ chức hoạt động du lịch liên quan đến khách du lịch quốc tế

– Vai trò của tổ chức kinh doanh du lịch quốc tế:

+ Thoả mãn nhu cầu du lịch của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

+ Thúc đẩy kinh tế phát triển;

+ Khai thác và giới thiệu tài nguyên du lịch hấp dẫn của quốc gia đến các nước khác

+ Tạo ra nguồn thu nhập quốc gia;

+ Tạo việc làm cho người lao động;

d) Khách du lịch quốc tế

– Khái niệm khách du lịch quốc tế:

Khách du lịch quốc tế là người đi du lịch bên ngoài lãnh thổ quốc gia mà mình thường trú.

– Vai trò của lhách du lịch quốc tế:

+ Là đối tượng trung tâm của các hoạt động du lịch quốc tế của từng quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới;

+ Là động lực phát triển kinh tế ;

+ Mang lại nguồn thu nhập, việc làm cho quốc gia nước sở tại;


Quan hệ hợp tác quốc tế du lịch giữa Việt Nam và các nước

1. QUAN HỆ Việt Nam VỚI CÁC NƯỚC KHU VỰC ASEAN

– ASEAN là tổ chức liên chính phủ

– Số lượng thành viên: 10 quốc gia

– Ngày gia nhập của Việt Nam: 27/71995;

– Là tổ chức thể hiện sự hợp tác toàn diện của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có lĩnh vực du lịch

1.1 Lịch sử hợp tác về du lịch của ASEAN

+ Tuyên bố Manila ngày 15 tháng 12 năm 1987;

+ Thỏa thuận cấp Bộ trưởng về Hợp tác Du lịch ASEAN, ký ngày 10 tháng 01 năm 1998, tại Cebu, Philippines;

+ Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ, ký tại Bangkok, ngày 15 tháng 12 năm 1995 Hiệp định du lịch ASEAN được ký tại Phnôm Pênh, Campuchia, ngày 04 tháng 11 năm 2002;

+ Nghị định thư Hội nhập ngành du lịch ASEAN tại Viên Chăn, Lào ngày 29/11/2004

1.2 Nội dung hợp tác cơ bản

– Tạo điều kiện thuận lợi trong du lịch ASEAN và quốc tế;

– Về dịch vụ vận tải du lịch;

– Tiếp cận thị trường;

– Du lịch có chất lượng;

– An toàn và an ninh du lịch;

– Phối hợp xúc tiến và tiếp thị;

– Phát triển nguồn nhân lực.

——

– Tạo điều kiện thuận lợi trong du lịch ASEAN và quốc tế;

+ Đưa ra các ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư, nhất là khu vực tư nhân vào ASEAN;

+ Xây dựng và triển khai các dự án du lịch sinh thái nhằm khuyến khích đầu tư vào du lịch

– Về dịch vụ vận tải du lịch;

+ Miễn thị thực cho du lịch nội khối ASEAN của các công dân ASEAN (từ năm 2005);

+ Nghiên cứu tạo thuận lợi các thủ tục liên quan đến visa trong việc đi lại của các thể nhân không phải là công dân ASEAN trong phạm vi ASEAN.

– Tiếp cận thị trường;

+ Đẩy nhanh tự do hoá thương mại dịch vụ trước năm 2020;

+ Xúc tiến các chương trình hợp tác và đầu tư chung, bao gồm thị trường các nước thứ ba;

+ Loại bỏ các hạn chế về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia nhằm đạt được tự do hoá thương mại trong ngành du lịch.

– Du lịch có chất lượng;

Bước đầu xây dựng các tiêu chuẩn về cấp độ của các khách sạn, tập trung vào hệ thống cấp chứng nhận quản lý môi trường của khách sạn.

– An toàn và an ninh du lịch;

+ Ổn định chính trị;

+ Thực hiện tốt các biện pháp chống khủng bố;

+ Đảm bảo an toàn cho khách du lịch trước các tội phạm .

– Phối hợp xúc tiến và tiếp thị;

+ Tăng cường các nỗ lực xúc tiến chung trong và ngoài khối ASEAN thường xuyên thu hút du lịch và đầu từ du lịch từ thị trường ngoài ASEAN;

+ Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào các chương trình xúc tiến và marketing chung đối với các hoạt động du lịch ASEAN ;

+ Tiếp thị bằng logo chung, tổ chức một khu du lịch chung trong hội chợ triển lãm du lịch …..;

– Phát triển nguồn nhân lực.

+ Chương trình đào tạo chung;

+ Xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp tối thiểu trong ASEAN đối với các cơ quan du lịch chuyên nghiệp

+ Xây dựng một Mạng lưới Phát triển và Quản lý Nguồn lực Du lịch;

+ Chương trình trao đổi, các hoạt động đào tạo chéo và chứng nhận chéo;

2. VIỆT NAM – APEC

– Diễn đàn hợp tác Châu Á Thái Bình Dương hiện nay có 21 thành viên. Diễn đàn này hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực du lịch.

– Về hoạt động hợp tác trong lĩnh vực du lịch, các quốc gia thành viên Apec đã có những văn kiện hợp tác quan trọng, trong đó nổi bậc nhất là Hiến chương du lịch Apec và Tuyên bố Hội An

2.1 Hiến chương Du lịch APEC

Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ nhất tại Hàn Quốc năm 2000, Hiến chương Du lịch APEC đã được thông qua với 4 mục tiêu chính:

+ Loại bỏ những trở ngại đối với kinh doanh và đầu tư du lịch;

+ Thúc đẩy dòng khách du lịch và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm;

+ Quản lý bền vững tài nguyên du lịch và hạn chế tác động tiêu cực;

+ Tăng cường nhận thức và hiểu biết du lịch, coi đó là phương tiện phát triển kinh tế, xã hội.

2.2 TUYẾN BỐ HỘI AN

Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 4, tổ chức tại Hội An, Quảng Nam, Việt Nam từ ngày 15 – 17/10/2006 trong khuôn khổ Năm APEC Việt Nam 2006:

+ Khuyến khích tổ chức Hội chợ Du lịch APEC

+ Tăng cường thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch;

+ Khuyến khích áp dụng các biện pháp tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho khách du lịch, nghiên cứu khả năng kết nối tour và mở đường bay trực tiếp giữa các di sản văn hóa ;
+ Tổ chức các hoạt động giao lưu thanh niên và giao lưu giữa các thành phố kết nghĩa.

3. QUAN HỆ VIỆT NAM – TỔ CHỨC DU LỊCH THẾ GIỚI (WTO):

– Gia nhập:

Ngày 26 tháng 9 năm 1979, CHXHCN Việt Nam gửi đơn xin gia nhập WTO .

– Quan hệ hợp tác:

Với sự trợ về tài chính của UNDP, Việt Nam và chuyên gia cao cấp của WTO đã hoàn thành dự án phát triển du lịch Việt nam từ nay dến 2010

4. QUAN HỆ VIỆT NAM – TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) VỀ DU LỊCH

CAM KẾT CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) VỀ DU LỊCH

– Dịch vụ du lịch theo định nghĩa trong WTO, gồm:

+ Dịch vụ khách sạn và nhà hàng (CPC 641 – 643);

+ Dịch vụ lữ hành và điều hành tour du lịch (CPC 7471);

+ Dịch vụ hướng dẫn viên du lịch (CPC 7472);

+ Dịch vụ khác.

– Cơ sở đưa ra cam kết:

Căn cứ vào pháp luật của Việt Nam; thực tiễn của ngành du lịch; cam kết quốc tế trước đó của Việt Nam; cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.

Nội dung cam kết

– Diện cam kết: Việt Nam chỉ cam kết dịch vụ khách sạn và nhà hàng, dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch. Không cam kết dịch vụ hướng dẫn viên du lịch.

– Đối với dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch:

+ Chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, không hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh.

+ Hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là người Việt Nam;

+ Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam.

Một số lưu ý:

+ Không cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (phù hợp với Điều 51 Luật Du lịch);

+ Không hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh (Luật Du lịch Việt Nam – 2005 chưa có);

+ Chưa cam kết cho phép thành lập chi nhánh (Điều 42 Luật Du lịch);

+ Không hạn chế đối tác Việt Nam trong liên doanh (Điều 51 Luật Du lịch).

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA VIỆT NAM VỀ DU LỊCH SAU KHI GIA NHẬP WTO 2007-2012

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.