Hình phạt cảnh cáo theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015

Chuyên mụcLuật hình sự Hình phạt cảnh cáo

Hình phạt cảnh cáo được quy định tại Điều 34 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015. 

 

Các nội dung liên quan:

 

Cảnh cáo là gì?

Cảnh cáohình phạt được áp dụng trong trường hợp người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

Bình luận Điều 34 Bộ luật Hình sự 2015 – Cảnh cáo

Điều 34. Cảnh cáo

Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

– Tội phạm mà họ thực hiện phải là tội ít nghiêm trọng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự thì tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm mà có tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù. Luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đến ba năm tù nên phải hiểu là mức cao nhất của khung hình phạt tối đa là ba năm tù (có thể là ba năm nhưng cũng có thể là dưới ba năm). Ví dụ: tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân (Điều 161) có ba khoản, trong đó có hai khoản quy định hình phạt chính, tương ứng với hai khoản là hai khung hình phạt. Khoản 1 có mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tù đến hai năm, khoản 2 có mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm tù. Như vậy, cả hai khoản đều là tội phạm ít nghiêm trọng nên tội làm sai lệch kết quả bầu cử luôn luôn là tội phạm ít nghiêm trọng dù người phạm tội có bị truy cứu theo khoản 1 hay khoản 2 của Điều 161 Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, có những tội vừa là tội ít nghiêm trọng lại vừa là tội nghiêm trọng. Ví dụ: Tội trộm cắp tài sản (Điều 173) có 5 khoản, trong đó có 4 khoản quy định hình phạt chính và tương ứng với 4 khoản là 4 khung hình phạt, nhưng chỉ có khoản 1 là tội phạm ít nghiêm trọng, còn khoản 2, khoản 3 và khoản 4 là tội phạm nghiêm trọng, vì các khoản này có mức cao nhất của khung hình phạt trên ba năm tù.

Việc xác định tội phạm ít nghiêm trọng không phải căn cứ vào mức cao nhất của hình phạt đối với tội đó mà chi căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt. Một tội phạm được quy định trong một điều luật có thể có một khung hình phất nhưng cũng có thể có nhiều khung hình phạt.

– Có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tức là phải có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự. Theo quy định này, về lý thuyết, không nhất thiết người phạm tội phải có hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 mà có thể chỉ có một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 và một tình tiết quy định tại khoản 2, thậm chí cả hai tình tiết đều được quy định tại khoản 2 Điều 51. Tuy nhiên nếu là tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 thì Tòa án phải ghi rõ trong bản án đó là tình tiết nào và vì sao lại coi đó là tình tiết giảm nhẹ. Thực tiễn xét xử cho thấy, người phạm tội được áp dụng hình phạt cảnh cáo phải là người có nhiều tình tiết giảm nhẹ, trong đó nhất thiết phải có tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự và mức độ giảm nhẹ của các tình tiết này là đáng kể tới mức gần được miễn hình phạt. Cũng chính vì vậy, Điều 34 Bộ luật hình sự quy định: “. và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”.

Hai điều kiện trên là điếu kiện cần là đủ để Tòa án áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội, thiếu một trong hai điều kiện này Tòa án không được áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội. Ngoài hai điều kiện trên. luật không quy định thêm điều kiện nào khác, nhưng khi áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội, Tòa án phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Sau khi đã xem xét đánh giá một cách toàn diện thấy bị cáo thuộc diện gần được miễn hình phạt thì mới áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với họ. Việc xác định một người thuộc diện gần được miễn hình phạt là thuộc quyền của Hội đồng xét xử, sau khi đã cân nhắc một cách toàn diện các tình tiết của vụ án pháp luật không thể quy định một cách máy móc các thang bậc cho từng trường hợp cụ thể. Hình phạt cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt.

Hình phạt cảnh cáo là loại hình phạt không thể lượng hóa, về mặt pháp lý nợ là hình phạt nhưng về thực tế nó dường như không phải là hình phạt. Do đó trong nhận thức của nhân dân nói chung “cảnh cáo là tha bổng’ Tuy nhiên hậu quả pháp lý của hình phạt này có ý nghĩa to lớn trong một số trường hợp cần áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội như phạt tiền; trục xuất; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Nếu không tuyên hình phạt chính thì Tòa án không được áp dụng hình phạt bổ sung.

Ví dụ: một người phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng quy định tại khoản 1 Điều 232 Bộ luật hình sự. Khi xét xử, Tòa án thấy chỉ cần áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với bị cáo nhưng xét thấy cần phạt người này một khoản tiền, nên đã lựa chọn hình phạt cảnh cáo là hình phạt chính và phạt tiền là hình phạt bổ sung.

Ví dụ về hình phạt cảnh cáo

Xem các ví dụ được bôi xanh ở trên.


Các tìm kiếm liên quan đến hình phạt cảnh cáo trong luật hình sự 2015, ví dụ về phạt cảnh cáo, hình phạt tiền trong bộ luật hình sự 2015, thi hành hình phạt cảnh cáo, cảnh cáo trong xử phạt vi phạm hành chính, cảnh cáo là gì, phạt tiền là hình phạt chính, bản chất hình phạt cảnh cáo

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền