Hiểu thế nào về nhân thân người phạm tội?

Chuyên mụcLuật hình sự, Tội phạm học nhan-than-nguoi-pham-toi

Nhân thân người phạm tội là gì?

Nhân thân người phạm tội là một phạm trù rất phức tạp, được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực, nhiều góc độ khác nhau (Triết học, Xã hội học, Tâm lý học, Tội phạm học…). Theo luận điểm C. Mác thì nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm, đặc tính khác nhau thể hiện bản chất xã hội, cá biệt và tính không lặp lại của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Các đặc điểm, đặc tính này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cá thể hoá trách nhiệm hình sự và hình phạt, ảnh hưởng lớn đến cải tạo, giáo dục và phòng ngừa người phạm tội. Những đặc điểm, đặc tính đó mang tính chất chính trị xã hội, tâm lý, đạo đức, sinh lý của người phạm tội. Nó có thể là: độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, hoàn cảnh gia đình, đời sống kinh tế, ý thức pháp luật, tôn giáo, tiền án, tiền sự…v.v…

 

Xem thêm: 

 

Đặc điểm nhân thân người phạm tội

Nhân thân người phạm tội có liên quan chặt chẽ với chủ thể của tội phạm. Chủ thể của tội phạm là một con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội, có năng lực trách nhiệm hình sự, và có thể cần một số đặc điểm đặc biệt khác (đối với chủ thể đặc biệt). Bên cạnh đó, chủ thể của tội phạm còn có một số các đặc điểm khác tuy không có ý nghĩa trong việc định tội nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án, thực hiện triệt để nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự. Đó là những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội. Trong một số trường hợp, nhân thân người phạm tội cũng tham gia vào việc định tội khi cấu thành tội phạm có phản ánh. Ví vụ, tội trộm cắp (Điều 138 Bộ luật hình sự) có trường hợp đòi hỏi chủ thể phải có đặc điểm là “đã bị kết án…chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” (tái phạm).

Tuy nhiên, chúng ta cần có thái độ đúng đắn để phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm “nhân thân người phạm tội” và “chủ thể của tội phạm”. Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và theo pháp luật phải chịu trách nhiệm hình sự, là một yếu tố của cấu thành tội phạm. Nhân thân người phạm tội là đặc điểm, đặc tính của cá nhân, là căn cứ quyết định hình phạt, cơ sở quan trong cho việc giải quyết đúng đắn vụ án, không có ý nghĩa định tội. Trong trường hợp, các đặc điểm nhân thân được thể hiện trong cấu thành tội phạm (có ý nghĩa định tội) thì nó không được xem là một dấu hiệu của nhân thân để cân nhắc trong quyết định hình phạt.

 

Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội

Nhân thân người phạm tội tuy không phải là yếu tố cấu thành tội phạm (CTTP) nhưng những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định TNHS của người phạm tội. Các cơ quan tiến hành tố tụng muốn giải quyết được đúng đắn bất cứ vụ án hình sự nào đều đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ vấn đề nhân thân người phạm tội. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa sau:

Một là: Ở một số tội phạm, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đối với việc định tội cũng như đối với việc định khung hình phạt. Đó là những tội phạm mà CTTP cơ bản hoặc CTTP tăng nặng hay giảm nhẹ của những tội phạm này có dấu hiệu phản ánh đặc điểm nào đó thuộc về nhân thân người phạm tội, ví dụ: CTTP tăng nặng của tội cưỡng đoạt tài sản (điểm e khoản 2 Điều 170 BLHS năm 2015) đòi hỏi chủ thể có đặc điểm là tái phạm nguy hiểm…

Hai là: Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội còn có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt. Qua nghiên cứu nhân thân người phạm tội, không chỉ  đánh giá được khả năng giáo dục cải tạo của người phạm tội mà còn giúp đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để có hình phạt phù hợp. Cùng hành vi nhưng ở người này là biểu hiện ngẫu nhiên, đột xuất nhưng ở người khác là hành vi có tính toán, có ý thức sâu sắc, biểu hiện bản chất của người phạm tội. Hành vi và con người luôn luôn có quan hệ với nhau cho nên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng phụ thuộc vào tính chất của con người.

 


Các tìm kiếm liên quan đến về nhân thân người phạm tội: ví dụ về nhân thân người phạm tội, đặc điểm nhân thân người phạm tội giết người, ý nghĩa nhân thân người phạm tội, ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội, mối quan hệ giữa nhân thân người phạm tội với chủ thể tội phạm, nhân thân con người, một số vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội, đặc điểm sinh học của người phạm tội

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền