Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế – Đại học Luật Hà Nội

Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - Đại học Luật Hà Nội

Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế – Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Tư pháp 2020. Chủ biên: TS. Trương Thị Thuý Bình.

 

Những tài liệu liên quan:

 

Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế – Đại học Luật Hà Nội

Giới thiệu về Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế – Trường Đại học Luật Hà Nội

Trình bày những nội dung cơ bản của môn học Quan hệ kinh tế quốc tế, gồm: những vấn đề chung về quan hệ kinh tế quốc tế; quan hệ về thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế; di chuyển quốc tế về lao động; quan hệ tài chính – tiền tệ quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

Quan hệ kinh tế quốc tế luôn có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Đặc biệt khi quốc gia đó thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tại Việt Nam, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lớn được Đảng ta đề cập xuyên suốt trong các kỳ đại hội từ sáu đến đại hội bẩy nhằm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đưa Việt Nam từng bước, chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đến nay, sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, đã mở ra không gian phát triển cho nền kinh tế Việt Nam, giúp Việt Nam hợp tác sâu, rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Theo đó, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với hầu hết các quốc gia trên thế giới, ký kết được hàng trăm hiệp định thương mại và đầu tư song phương; tham gia vào tổ chức kinh tế khu vực như: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC); Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (TPTPP); Cùng các nước trong khu vực tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); Tham gia đàm phán và ký kết hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia vào các quy chế kinh tế quốc tế với phạm vi hoạt động toàn cầu như quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - Nhà xuất bản Tư pháp 2020
Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế – Nhà xuất bản Tư pháp 2020

Môn học quan hệ kinh tế quốc tế là môn học được tiếp cận dưới góc độ môn học liên ngành bao gồm kinh tế học, kinh tế quốc tế, quan hệ quốc tế, pháp luật thương mại quốc tế, cung cấp những kiến thức đại cương và nền tảng để giúp sinh viên có thể tiếp cận tốt những môn học thuộc khối kiến thức chuyên nghiệp của ngành luật thương mại quốc tế như Luật WTO, Pháp luật điều chỉnh thương mại hàng hóa quốc tế, pháp luật điều chỉnh thương mại dịch vụ quốc tế, luật đầu tư quốc tế. Tương tự, môn học này cũng nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quan hệ kinh tế quốc tế, làm nền tảng và bổ trợ cho việc nghiên cứu những môn học luật và lĩnh vực pháp luật có liên quan đến kinh tế quốc tế như công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế, luật thương mại quốc tế… Trong chương trình đào tạo ngành luật. Ngoài ra, muốn học còn giúp cho sinh viên nâng cao khả năng phân tích, đánh giá để tìm hiểu những diễn biến kinh tế đang xảy ra ở phạm vi trong nước và quốc tế. Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế được biên soạn hướng tới phục vụ sinh viên ngành luật và ngành luật thương mại quốc tế. Do đó, các tác giả đã tiếp cận nghiên cứu quan hệ kinh tế quốc tế chủ yếu từ khoa học về quan hệ quốc tế, luật học đặc biệt là quý của định của WTO và kinh tế vĩ mô.

Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế chủ yếu trình bày những nội dung mà chúng tôi cho là cốt lõi, cơ bản và cần thiết, trang bị cho sinh viên ngành luật và ngành luật thương mại quốc tế trong điều kiện hiện nay.

Tập thể tác giả biên soạn Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - Đại học Luật Hà Nội
Tập thể tác giả biên soạn Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế – Đại học Luật Hà Nội

Mặc dù chủ biên và nhóm tác giả tham gia biên soạn giáo trình đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Trường Đại học Luật Hà Nội rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để tiếp tục hoàn thiện, cập nhật giáo trình trong những lần tái bản tiếp theo.

Hà Nội, tháng 5 năm 2020

Trường Đại học Luật Hà Nội

 

Nội dung giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế – Trường Đại học Luật Hà Nội

Chương I: Những vấn đề chung về quan hệ kinh tế quốc tế

  1. Khái quát về quan hệ kinh tế quốc tế và lên kinh tế thế giới
  2. Xu hướng phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế trong thời gian tới
  3. Vấn đề lựa chọn chiến lược kinh tế đúng loại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Chương II: Các học thuyết và nguyên tắc cơ bản trong quan hệ kinh tế quốc tế

  1. Một số học thuyết về thương mại quốc tế
  2. Thương mại quốc tế
  3. Chính sách thương mại quốc tế

Chương III: Quan hệ thương mại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ

  1. Tổng quan về đầu tư quốc tế
  2. Các loại hình đầu tư quốc tế

Chương IV: Quan hệ đầu tư quốc tế

  1. Tổng quan di chuyển quốc tế về lao động
  2. Tác động có di chuyển quốc tế về lao động
  3. Di chuyển lao động trong khuôn khổ ASEAN

Chương V: Quan hệ tài chính – tiền tệ quốc tế

  1. Thị trường ngoại hối
  2. Tỷ giá hối đoái
  3. Cán cân thanh toán quốc tế
  4. Các hệ thống tiền tệ quốc tế

Chương VI: Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu

  1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
  2. Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế
  3. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Mục lục trang 01 - Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - Đại học Luật Hà Nội

Mục lục trang 02 - Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - Đại học Luật Hà Nội

Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế PDF

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Quan hệ kinh tế quốc tế PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Trang cuối của Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - Đại học Luật Hà Nội
Trang cuối của Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế – Đại học Luật Hà Nội

Một số Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế khác của Trường Đại học Luật Hà Nội

Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế – NXB Công an Nhân dân 2011 – Chủ biên: ThS. Nguyễn Văn Luận

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế – NXB Công an Nhân dân 2011 PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế – NXB Chính trị quốc gia 2006 – Chủ biên: TS. Nguyễn Anh Tuấn

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế – NXB Chính trị quốc gia 2006 PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

>>> Xem thêm: Tổng hợp toàn bộ giáo trình của Đại học Luật Hà Nội

Các tìm kiếm liên quan đến giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế PDF, Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế PDF, Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế Nhà xuất bản Công an nhân dân, Đề cương Quan hệ kinh tế quốc tế Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế đại học luật, Bài giảng Quan hệ kinh tế quốc tế Đại học luật Hà Nội, Giáo trình đại cương về Nhà nước và pháp luật kinh tế Quốc dân, Bài giảng Quan hệ kinh tế quốc tế

Nội dung của Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế – Đại học Luật Hà Nội?

Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế trình bày những nội dung cơ bản của môn học Quan hệ kinh tế quốc tế, gồm: những vấn đề chung về quan hệ kinh tế quốc tế; quan hệ về thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế; di chuyển quốc tế về lao động; quan hệ tài chính – tiền tệ quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

Kết cấu của Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế – Đại học Luật Hà Nội?

Bìa
Tập thể tác giả
Danh mục chữ viết tắt
Lời giới thiệu
Chương I: Những vấn đề chung về quan hệ kinh tế quốc tế
Chương II: Các học thuyết và nguyên tắc cơ bản trong quan hệ kinh tế quốc tế
Chương III: Quan hệ thương mại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ
Chương IV: Quan hệ đầu tư quốc tế
Chương V: Quan hệ tài chính – tiền tệ quốc tế
Chương VI: Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu
Danh mục tài liệu tham khảo
Mục lục

Tham gia Group Hội những người thích Học Luật và theo dõi page Học Luật Online để nhận thêm nhiều tài liệu hữu ích khác!

5/5 - (2 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền