Tình tiết tái phạm được quy định tại điều 53 Bộ luật hình sự (BLHS) 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với ý nghĩa là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Các nội dung liên quan:
- Định tội danh đối với hành vi phạm tội chưa hoàn thành
- Định tội danh đối với hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
- Định tội danh trong trường hợp đồng phạm
- Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều luật
- Định tội danh trong trường hợp người thực hành có hành vi “thái quá”
Ngoài ra, tái phạm nguy hiểm còn có ý nghĩa là tình tiết định khung tăng nặng đối với một số tội phạm nhất định như: khoản 2 điểm h điều 168 tội cướp tài sản; điểm g khoản 2 điều 178 tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; hoặc điểm m khoản 2 điều 192 tội sản xuất, buôn bán hàng giả…
Tái phạm là gì?
Khoản 1 điều 53 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.”.
Theo quy định này, thì một người bị coi là tái phạm khi có đầy đủ những điều kiện sau đây:
– Một là, người đó đã bị kết án. Người đã bị kết án là người có bản án kết tội của Toà án mà không phụ thuộc vào việc bản án đó có hiệu lực pháp luật hay chưa. Vì vậy, ngay từ khi tuyên án kết tội thứ nhất đối với một người mà người đó lại phạm tội mới theo quy định tại khoản 1 điều 53 thì được coi là tái phạm (quy định này không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội).
– Hai là, người bị kết án chưa được xoá án tích. Điều này có nghĩa là điều kiện bắt buộc là việc kết án đó phải phát sinh án tích và án tích chưa được xoá, mà người đó lại phạm tội mới thì mới xem là tái phạm.
– Ba là, phạm tội mới do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Để xác định tái phạm, luật hình sự quy định tội phạm mới được thực hiện phải thuộc một số trường hợp phạm tội nhất định như phạm tội mới do cố ý, hoặc tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý, thể hiện nhân thân của người phạm tội không chịu tiếp thu các biện pháp cải tạo giáo dục của pháp luật.
Tái phạm nguy là gì?
Khoản 2 Điều 53 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đặc biệt của tái phạm nên vẫn đòi hỏi những dấu hiệu cần và đủ như đối với trường hợp tái phạm. Tuy nhiên, vì là một trường hợp đặc biệt của tái phạm, nên tái phạm nguy hiểm cũng có những điều kiện riêng khi áp dụng. Đó là khi định tội danh đối với trường hợp tái phạm nguy hiểm, cần phải xác định rõ trạng thái án tích của người phạm tội, tức là phải xác định được, ngoài những điều kiện quy định tại điều 53, thì bị cáo đã bị xét xử về tội đầu và án tích của tội đó vẫn chưa được xoá.
Tái phạm nguy hiểm được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm h khoản 1 điều 52 và đồng thời là dấu hiệu định khung tăng nặng đối với một số tội phạm nhất định, như tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (điều 169 khoản 1 điểm i); tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điều 175 khoản 2 điểm g); hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (điều 189 khoản 2 điểm g)…
Một cơ sở pháp lý khác để xác định hành vi nguy hiểm của một người là tái phạm nguy hiểm, đó là chúng ta phải xác định được trước đó bị cáo đã bị Toà án coi là tái phạm, có nghĩa là các điểm, khoản quy định về dấu hiệu tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung tăng nặng chỉ được áp dụng trong trường hợp người đó đã bị Toà án xem là tái phạm trước khi người đó phạm tội mới.
Các tìm kiếm liên quan đến Định tội danh trong trường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiểm, tái phạm và tái phạm nguy hiểm blhs 2015, tái phạm nguy hiểm luật 2015, tái phạm nguy hiểm theo luật 2015, hướng dẫn về tái phạm nguy hiểm, tái phạm và phạm tội nhiều lần, tái phạm nguy hiểm 2015, ví dụ về tái phạm, nghị quyết hướng dẫn về tái phạm
Để lại một phản hồi