Phân biệt phạm tội chưa đạt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Chuyên mụcLuật hình sự Phạm tội chưa đạt

“Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tộiquy định tại điều 16 Bộ luật hình sự 2015 và “Phạm tội chưa đạt” quy định tại điều 15 Bộ luật hình sự 2015 là hai khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn bởi có các điểm tương đồng. Mình sẽ so sánh hai khái niệm này để làm rõ bản chất, phân biệt hai khái niệm, tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc.

 

Các nội dung liên quan:

 

Bảng so sánh:

Phạm tội chưa đạt Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Khái niệm Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Thời điểm, giai đoạn thực hiện Giai đoạn phạm tội chưa đạt tính từ lúc thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, hoặc từ lúc bắt đầu thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ có thể diễn ra trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.
Mặt khách quan Mặt khách quan có các dấu hiệu như:

  • Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội. Có thể là đã thực hiện hành vi hoặc bắt đầu thực hiện hành vi đi liền trước của hành vi khách quan.
  • Người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng. Có thể là người phạm tội mới chỉ thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan, hoặc người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan nhưng chưa thực hiện hết, hoặc đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm nhưng không gây ra thiệt hại.
  • Người phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng vì những lí do ngoài ý muốn.
Là hành vi dừng lại một cách dứt khoát những tội phạm mới bắt đầu hoặc đang thực hiện.Hành vi dừng lại dứt khoát, không có thêm một hành vi phạm tội nào nữa.
Mặt chủ quan Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội có mong muốn cho hậu quả xảy ra, tuy nhiên hậu quả không xảy ra theo như mong muốn của người phạm tội. Xuất phát từ ý chí chủ quan của người phạm tội, người phạm tội tự mình từ bỏ ý định phạm tội và hành vi phạm tội.
Hậu quả pháp lý Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự bởi vì:

  • Hành vi khách quan có tính gây thiệt hại, tính nguy hiểm cho xã hội.
  • Việc hành vi phạm tội bị dừng lại vì những lí do khách quan, ngoài mong muốn.
  • Thực chất người phạm tội vẫn mong muốn hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội xảy ra.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sựvề tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

VD: A có ý định giết B. A đã mua một khẩu súng, trên đường đến nhà B để thực hiện phạm tội, A suy nghĩ lại và đã quyết định không thực hiện phạm tội. Tuy đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người, Tuy nhiên hành vi thực tế đã đủ yếu tố cấu thành tội ề tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự quy định tại điều 306 Bộ luật hình sự 2015.

5/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền