Đề thi môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Học viện Phụ nữ Việt Nam kỳ 1 năm 2021 – 2022 (thi ngày 23 tháng 1 năm 2022).
..
Những nội dung liên quan:
- Câu hỏi trắc nghiệm môn Lý luận nhà nước và pháp luật
- Câu hỏi nhận định môn Lý luận chung nhà nước và pháp luật
- Câu hỏi ôn tập môn Lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án)
- Đề thi môn Lý luận nhà nước và pháp luật – Học viện Ngân hàng
..
Đề thi môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Học viện Phụ nữ Việt Nam
[PDF] Đề thi môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Đề thi môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật PDF ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NN VÀ PL
Đề thi kỳ 1 năm 2021 – 2022
Mã đề thi 350
Thời gian làm bài: 90 phút.
Sinh viên không sử dụng tài liệu
Câu 1. Chủ nghĩa Mác chỉ ra nguồn gốc xuất hiện nhà nước là từ các nguyên nhân về:
A. Chính trị và kinh tế
B. Ý chí của thần linh
C. Kinh tế và chính trị
D. Kinh tế và xã hội
Câu 2. Xuất phát từ tính giai cấp, nhà nước có những chức năng như:……, bảo vệ cơ sở kinh tế – xã hội, …… và ……; bảo vệ đất nước .v.v.
A. Củng cố chính quyền/ giữ vững an ninh chính trị/ an toàn xã hội
B. Củng cố kinh tế/ củng cố an ninh chính trị/ bảo vệ nhân dân
C. Phát triển kinh tế/ phát triển văn hóa/ bảo vệ môi trường
D. Trấn áp các giai cấp đối kháng/ giữ vững an ninh chính trị/ an toàn xã hội
Câu 3. Bản chất của pháp luật chủ nô thể hiện các tính chất cơ bản là:
A. Tính chất giai cấp và tính chất xã hội
B. Tính chất hoàng gia và tính chất dòng họ
C. Không có phương án nào đúng
D. Tính chất ý chí và tính chất xã hội
Câu 4. Nhà nước luôn tìm cách bảo vệ và phát triển những …… Có lợi cho giai cấp thống trị, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của nhà nước.
A. Quan hệ chính trị
B. Quan hệ chính trị – xã hội
C. Quan hệ chính trị, kinh tế – xã hội
D. Quan hệ kinh tế
Câu 5. Trách nhiệm pháp lý, hiểu theo nghĩa tích cực là:
A. Bổn phận, nghĩa vụ, thái độ tích cực và vai trò của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện pháp luật
B. Bổn phận của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện pháp luật
C. Bổn phận, nghĩa vụ, thái độ tích cực và vai trò của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện pháp luật
D. Bổn phận, nghĩa vụ, thái độ tích cực và vai trò của cá nhân trong việc thực hiện pháp luật
Câu 6. Theo lý luận, quy phạm pháp luật được cấu tạo bởi:
A. 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài
B. 4 bộ phận: giả định, quy định, chế tài và thực hiện pháp luật
C. 4 bộ phận: giả định, quy định, chế tài và áp dụng pháp luật
D. 2 bộ phận: giả định và quy định
Câu 7. Kể từ khi trở thành đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là lực lượng lãnh đạo….
A. Chính phủ và xã hội
B. Chính phủ và Nhân dân
C. Nhà nước
D. Nhà nước và xã hội
Câu 8. Theo quan điểm của học thuyết Mác – Lênin, nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, một bộ máy để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý xã hội, nhằm phục vụ lợi ích và thực hiện mục đích của …….
A. Giai cấp thống trị và của toàn xã hội
B. Toàn xã hội
C. Giai cấp tư sản
D. Giai cấp thống trị
Câu 9. Pháp luật chủ nô thể hiện:
A. Tính liên minh thị tộc, bộ lạc trong cai trị
B. Tính sơ khai của pháp luật và tính nhân văn sơ khai vì con người
C. Bản chất đàn áp, bóc lột nô lệ và những người lao động khác
D. Nhu cầu giúp cho nô lệ có quyền sở hữu tài sản
Câu 10. Tập quán pháp luật không phải:
A. Do cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước ban hành
B. Do nhân dân trực tiếp ban hành
C. Do giai cấp cầm quyền ban hành
D. Do tòa án ban hành
Câu 11. Cơ quan nhà nước được thành lập……, theo nguyên tắc và trình tự luật định; được nhân danh nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao
A. Theo ý chí của đại bộ phận dân cư
B. Theo ý chí nhà nước
C. Theo ý chí của các giai cấp, tầng lớp dân cư
D. Theo ý chí của các giai tầng
Câu 12. Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật là:
A. Nghiên cứu toàn diện về tất cả các kiểu nhà nước và pháp luật (chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa), nhưng tập trung nghiên cứu về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, không có liên hệ chặt chẽ với nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Nghiên cứu toàn diện về tất cả các kiểu nhà nước và pháp luật (chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa), nhưng tập trung nghiên cứu về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, không cần liên hệ chặt chẽ với nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Nghiên cứu toàn diện về tất cả các kiểu nhà nước và pháp luật (chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa), nhưng tập trung nghiên cứu về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, có liên hệ chặt chẽ với nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Nghiên cứu toàn diện về tất cả các kiểu nhà nước và pháp luật (chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa), nhưng tập trung nghiên cứu về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, không phải liên hệ chặt chẽ với nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 13. Sinh viên khi tham gia giao thông, gặp tín hiệu đèn đỏ tự động dừng lại trước vạch sơn theo quy định, đối chiếu với hình thức thực hiện pháp luật gọi là:
A. Chấp hành pháp luật
B. Sử dụng pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. áp dụng pháp luật
Câu 14. Công dân là người …… Của một nhà nước nào đó, là …. Trong quan hệ với nhà nước.
A. Mang quyền lực/ công dân
B. Mang quyền lực/ cá nhân
C. Mang quốc tịch/ công dân
D. Mang quốc tịch/ cá nhân
Câu 15. Điều chỉnh pháp luật là:
A. Quá trình tác động có định hướng, có mục đích của pháp luật lên các quan hệ xã hội
B. Quá trình tác động có định hướng, có mục đích của các tổ chức chính trị – xã hội
C. Quá trình tác động có định hướng, có mục đích của các tổ chức kinh tế
D. Quá trình tác động có định hướng, có mục đích của các doanh nghiệp
Câu 16. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là:
A. Các quan hệ xã hội điển hình, phổ biến cần điều chỉnh bằng pháp luật
B. Tất cả các loại tài sản
C. Tài sản cá nhân và tài sản pháp nhân
D. Tài sản cá nhân
Câu 17. Sinh viên nhờ người thi hộ (bị lập biên bản và bị Chủ tịch Hội đồng thi ra quyết định đình chỉ học tập 1 năm), sau khi nhận được Quyết định, sinh viên đã khiếu nại. Đối chiếu với hình thức thực hiện pháp luật được gọi là:
A. Tuân thủ pháp luật
B. áp dụng pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Chấp hành pháp luật
Câu 18. Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân, gồm:
A. Công dân nước sở tại, công dân nước ngoài và người không có quốc tịch đang công tác, làm ăn, sinh sống tại nước sở tại
B. Công dân nước sở tại
C. Công dân nước ngoài và người không có quốc tịch đang công tác, làm ăn, sinh sống tại nước sở tại
D. Công dân nước sở tại và người không có quốc tịch đang công tác, làm ăn, sinh sống tại nước sở tại
Câu 19. Theo chủ nghĩa Mác – Lê ninh, quan hệ pháp luật có đặc điểm là:
A. Chịu sự chi phối của các tổ chức tôn giáo
B. Chịu sự chi phối của hệ tư tưởng gia trưởng
C. Chịu sự chi phối của ý chí thần linh
D. Chịu sự chi phối của cở sở kinh tế
Câu 20. Nghiên cứu nhà nước và pháp luật thường được tiến hành với những phương pháp cụ thể nào sau đây:
A. Phương pháp tích phân, tổng hợp, trừu tượng hóa, so sánh, xã hội học, hệ thống
B. Phương pháp toán học, tổng hợp, trừu tượng hóa, so sánh, xã hội học, hệ thống
C. Phương pháp phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, so sánh, xã hội học, toán học, hệ thống
D. Phương pháp phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, so sánh, xã hội học, hệ thống
Câu 21. Cơ chế điều chỉnh pháp luật hình thành và phát triển xuất phát từ:
A. Nhu cầu quản lý xã hội của giai cấp cầm quyền
B. Nguyện vọng của cơ quan, tổ chức nhà nước và xã hội
C. Nguyện vọng của nhân dân
D. Nguyện vọng của cơ quan, tổ chức
Câu 22. Trong xã hội công xã thị tộc, điều chỉnh quan hệ giữa người với người bằng:
A. Quy phạm xã hội không mang tính chất giai cấp
B. Văn bản quy phạm đạo đức
C. Văn bản quy phạm tôn giáo
D. Văn bản quy phạm pháp luật
Câu 23. Trong khoa học lý luận nhà nước và pháp luật, hành vi là:
A. Sự kiện có tính chủ quan và khách quan
B. Lỗi của người khác
C. Sự kiện xảy ra khách quan
D. Sự kiện xảy ra lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người
Câu 24. Mỗi nhà nước đều được xây dựng và tồn tại trên một cơ sở kinh tế nhất định. Cơ sở … luôn quyết định đến bản chất của nhà nước, hình thức, chức năng nhà nước.
A. Kinh tế – xã hội
B. Chính trị
C. Chính trị – xã hội
D. Chính trị, văn hóa – xã hội
Câu 25. Quy phạm pháp luật mang tính chất:
A. Tự nguyện áp dụng
B. Tùy nghi sử dụng
C. Bắt buộc chung
D. Tự nguyện sử dụng
Câu 26. Tính tiến bộ và nhân văn của pháp luật tư sản là:
A. Lần đầu tiên trong lịch sử đã ghi nhận quyền con người, quyền công dân
B. Ban hành bộ luật về kinh doanh và quyền kinh doanh của công dân
C. Ban hành bộ luật về lao động và quyền lao động
D. Ban hành bộ luật về thương mại và quyền kinh doanh thương mại của công dân
Câu 27. Địa chủ trong pháp luật phong kiến được chia thành:
A. Địa chủ nhà nước và địa chủ tư nhân tương ứng với đặc quyền, đặc lợi riêng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
B. Địa chủ nhà nước và địa chủ thương nhân tương ứng với đặc quyền, đặc lợi riêng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
C. Địa chủ trung ương và địa chủ địa phương tương ứng với đặc quyền, đặc lợi riêng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
D. Nhiều đẳng cấp, thứ bậc khác nhau tương ứng với đặc quyền, đặc lợi riêng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
Câu 28. Phương pháp hoạt động để thực hiện chức năng của nhà nước rất đa dạng, nhưng nhìn chung có 2 phương pháp chính là …… và ……
A. Ban hành pháp luật/thực thi pháp luật
B. Kiểm tra/ thanh tra
C. Kiểm tra /giám sát
D. Thuyết phục /cưỡng chế
Câu 29. Lý luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu một cách khái quát những vấn đề chung, cơ bản, quan trọng nhất của…..
A. Các nhà nước đã tồn tại trong lịch sử
B. Nhà nước và pháp luật
C. Xã hội loài người
D. Xã hội loài người
Câu 30. Trong quan hệ với tồn tại xã hội, đặc điểm của ý thức pháp luật là:
A. Có tính độc lập tương đối
B. Không phụ thuộc mà là tiền đề
C. Có tính phụ thuộc
D. Hoàn toàn phụ thuộc
Câu 31. Quy phạm: “Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm”, được cấu tạo bởi những bộ phận nào:
A. Giả định và chế tài
B. Chỉ có bộ phận quy định
C. Chỉ có bộ phận chế tài
D. Chỉ có bộ phận giả định
Câu 32. Tính giai cấp của pháp luật luôn thể hiện ở chỗ:
A. Pháp luật luôn phản ánh nhu cầu tâm lý thích có pháp luật của nhân dân
B. Pháp luật luôn phản ánh ý chí của tất cả các giai tầng trong xã hội
C. Pháp luật chỉ phản ánh ý chí và nguyện vọng của giai cấp thống trị
D. Pháp luật luôn phản ánh ý chí của giai cấp thống trị
Câu 33. Phản ánh tồn tại xã hội, ý thức pháp luật có đặc điểm là:
A. Có tính giai cấp
B. Hoàn toàn phụ thuộc
C. Không phụ thuộc mà là tiền đề
D. Có tính phụ thuộc
Câu 34. Trong chính thể cộng hòa tổng thống: Quốc hội ……
A. Không được bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ, còn tổng thống được giải tán nghị viện trước thời hạn.
B. Không được bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ, còn tổng thống không được giải tán nghị viện trước thời hạn.
C. Được bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ, còn tổng thống không được giải tán nghị viện trước thời hạn.
D. Được bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ, còn tổng thống được giải tán nghị viện trước thời hạn.
Câu 35. Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tổ chức nào được xác định là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động?
A. Nhà nước CHXHCN Việt Nam
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
C. Hội Nông dân Việt Nam
D. Công đoàn Việt Nam
Câu 36. Quy phạm: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”, được cấu tạo bởi những bộ phận nào:
A. Chỉ có bộ phận quy định
B. Chỉ có bộ phận giả định
C. Có bộ phận quy định và chế tài
D. Chỉ có bộ phận chế tài
Câu 37. Nhà nước đơn nhất là nhà nước có:
A. Chủ quyền chung chỉ do một cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước nắm giữ, có hệ thống cơ quan quyền lực quản lý thống nhất từ trung ương xuống địa phương.
B. Chủ quyền chung do các cơ quan đứng đầu khối lập pháp, hành pháp, tư pháp nắm giữ.
C. Chủ quyền chung do các cơ quan đứng đầu khối lập pháp, hành pháp, tư pháp nắm giữ và thực hiện quản lý thống nhất từ trung ương xuống địa phương.
D. Chủ quyền chung do các cơ quan đứng đầu khối lập pháp, hành pháp, tư pháp nắm giữ và thực hiện quản lý thống nhất ở trung ương.
Câu 38. Nhà nước pháp quyền là một nhà nước tồn tại và vận hành trong môi trường xã hội có đặc điểm là đề cao …. và những giá trị của….
A. Chính trị/ chính trị
B. Giai cấp/ giai cấp
C. Nhà nước/ nhà nước
D. Pháp luật/ pháp luật
Câu 39. Trong nhà nước pháp quyền
A. Pháp luật phải có vị trí cao hơn Hiến pháp
B. Pháp luật phải có tính tối thượng
C. Pháp luật phải bảo vệ quyền lợi giai cấp cầm quyền
D. Pháp luật phải có vai trò cao hơn Hiến pháp
Câu 40. Trong khoa học pháp lý, ý thức pháp luật được hiểu là:
A. Một dạng (loại, kiểu, hình thức) của ý thức xã hội, do tồn tại xã hội quyết định mà trước hết là điều kiện xã hội trong việc thực hiện pháp luật
B. Một dạng (loại, kiểu, hình thức) của ý thức xã hội, do tồn tại xã hội quyết định mà trước hết là điều kiện kinh tế
C. Tổng thể những quan điểm lý luận khoa học, tư tưởng, tình cảm, thái độ, sự đánh giá của con người về pháp luật, về những hành vi của con người và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong xã hội trong việc thực hiện pháp luật
D. Một dạng (loại, kiểu, hình thức) của ý thức xã hội, do tồn tại xã hội quyết định mà trước hết là điều kiện xã hội
Câu 41. Chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật là:
A. Các tổ chức phi chính phủ
B. Nhà nước
C. Pháp nhân tư
D. Pháp nhân công quyền
Câu 42. Bộ máy nhà nước được hiểu là:
A. Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương xuống cơ sở, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, của đảng cầm quyền.
B. Hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống cơ sở, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
C. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương xuống địa phương, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
D. Hệ thống các cơ quan hành chính và xét xử của nhà nước từ trung ương xuống địa phương, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, của đảng cầm quyền.
Câu 43. Hệ thống chính trị XHCN bao gồm: …… Nhà nước XHCN, các tổ chức chính trị – xã hội và các đoàn thể quần chúng khác.
A. Tổ chức kinh tế – dân sự
B. Tổ chức dân sự – kinh tế
C. Giai cấp công nhân và nông dân
D. Đảng cộng sản,
Câu 44. Pháp luật Việt Nam quy định việc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo:
A. Cơ chế thị trường
B. Kinh tế tư bản chủ nghĩa
C. Cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, định hướng XHCN
D. Kinh tế và chính trị tư bản chủ nghĩa
Câu 45. Quy phạm: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”, được cấu tạo bởi những bộ phận nào:
A. Chỉ có bộ phận giả định
B. Quy định và chế tài
C. Giả định và quy định
D. Chỉ có bộ phận quy định
Câu 46. Cấu trúc bên trong và trật tự sắp xếp các bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước và những mối quan hệ tương hỗ giữa chúng gọi là:
A. Cơ cấu của hệ thống chính trị
B. Cơ cấu bộ máy chính phủ
C. Cơ cấu của bộ máy nhà nước.
D. Cơ cấu bộ máy Quốc hội
Câu 47. Căn cứ vào thẩm quyền, bộ máy nhà nước có 3 bộ phận hợp thành, đó là:
A. Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan đại diện), hệ thống các cơ quan xét xử và hệ thống các cơ quan kiểm sát.
B. Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan đại diện), hệ thống các cơ quan quản lí nhà nước và hệ thống các cơ quan kiểm sát.
C. Hệ thống các cơ quan quản lí nhà nước và hệ thống các cơ quan tòa án và viện kiểm sát.
D. Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan đại diện), hệ thống các cơ quan quản lí hành chính nhà nước và hệ thống các cơ quan tư pháp.
Câu 48. Thuyết bạo lực cho rằng, nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của ……. Chiến thắng “nghĩ ra” một hệ thống cơ quan đặc biệt (nhà nước) để nô dịch kẻ chiến bại.
A. Thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc
B. Bộ tộc này đối với bộ tộc khác mà kết quả là bộ tộc
C. Bộ lạc này đối với bộ lạc khác mà kết quả là bộ lạc
D. Giai cấp này đối với giai cấp khác mà kết quả giai cấp
Câu 49. ….. là chủ thể nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia, quyết định các chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước Việt Nam.
A. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
B. Nhà nước CHXHCN Việt Nam
C. Chính quyền địa phương
D. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
Câu 50. Giữa nhà nước và cá nhân trong CNXH có chung lợi ích, nên có sự thống nhất về …. pháp lý.
A. Quyền và nghĩa vụ
B. Địa vị
C. Lợi ích vật chất
D. Lợi ích tinh thần
Câu 51. Nhà nước phong kiến xuất hiện đánh dấu một bước phát triển mới của xã hội loài người, đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội, mà……..
A. Vẫn duy trì phương thức bóc lột người lao động như trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
B. Vẫn duy trì phương thức bóc lột kinh tế đối với người lao động như trong xã hội chiếm hữu nô lệ và vẫn áp dụng những hình phạt man rợ thời tối cổ.
C. Đặc biệt là xóa bỏ ách nô lệ cho những người lao động, nhưng vẫn không nâng cao năng suất lao động trong xã hội.
D. Đặc biệt là xóa bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ cho những người lao động, nâng cao năng suất lao động trong xã hội.
Câu 52. Cấu thành vi phạm pháp luật gồm các yếu tố:
A. Chủ quan, chủ thể
B. Khách quan, chủ quan, chủ thể, khách thể
C. Khách quan, chủ quan
D. Chủ thể, khách thể
Câu 53. Pháp luật hình thành trên cơ sở được:
A. Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
B. Các tổ chức chính trị ban hành hoặc thừa nhận
C. Các tổ chức chính trị – xã hội ban hành hoặc thừa nhận
D. Nhà nước ban hành
Câu 54. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân được gọi là mối quan hệ một chiều, vì chỉ có nhà nước có quyền với nhân dân, và nhân dân được gọi là:……
A. Công dân có quyền cá nhân
B. Cá nhân công dân
C. Thần dân
D. Cá nhân có quyền công dân
Câu 55. Quan hệ pháp luật được hình thành trên cơ sở:
A. Quy phạm xã hội
B. Quy phạm đạo đức
C. Quy phạm tôn giáo
D. Quy phạm pháp luật
Câu 56. Sinh viên hàng ngày lên lớp đúng giờ, nộp bài tập đúng hạn…theo đúng nội quy học đường và quy chế đào tạo, đối chiếu với hình thức thực hiện pháp luật được gọi là:
A. Sử dụng pháp luật
B. Chấp hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
Câu 57. …. Là hai mặt cơ bản, thống nhất, thể hiện bản chất của bất kỳ nhà nước nào, chúng luôn gắn bó chặt chẽ, đan xen nhau.
A. Tính cưỡng chế và thuyết phục
B. Tính quyền uy và giáo dục
C. Tính khoa học và tính hợp lý
D. Tính xã hội và tính giai cấp
Câu 58. Khoa học Lý luận nhà nước và pháp luật cung cấp:
A. Tri thức, phương pháp để tiếp cận, xem xét, đánh giá các vấn đề cơ bản, quan trọng của nhà nước và pháp luật
B. Tri thức, phương pháp để tiếp cận, xem xét, đánh giá các vấn đề cơ bản, quan trọng của nhà nước và pháp luật mà vẫn đi sâu vào những vấn đề cụ thể.
C. Tri thức, phương pháp để tiếp cận, xem xét, đánh giá các vấn đề cơ bản, quan trọng của nhà nước và pháp luật mà vẫn đi sâu vào những vấn đề cụ thể, những chi tiết mang tính vụn vặt, không phổ biến.
D. Tri thức, phương pháp để tiếp cận, xem xét, đánh giá các vấn đề cơ bản, quan trọng của nhà nước và pháp luật mà vẫn đi sâu vào những vấn đề cụ thể, chi tiết, không phổ biến.
Câu 59. Cơ chế điều chỉnh pháp luật bao gồm nhiều yếu tố hợp thành, như:
A. Nhà nước và đảng phái chính trị
B. Nhà nước, đảng chính trị, tổ chức chính trị xã hội
C. Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội
D. Quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt, quan hệ pháp luật, chủ thể pháp luật…
Câu 60. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật phải vì
A. Con người
B. Quyền lợi kinh tế của giai cấp cầm quyền
C. Mục tiêu cởi bỏ các rào cản kinh tế
D. Quyền lợi của giai cấp cầm quyền
Câu 61. Trong chính thể cộng hòa tổng thống: Chính phủ ….
A. Do nghị viện thành lập, các thành viên chính phủ do nghị viện cử và chịu trách nhiệm trước nghị viện.
B. Do thượng nghị viện thành lập, các thành viên chính phủ do thượng nghị viện cử và chịu trách nhiệm trước thượng nghị viện.
C. Không do nghị viện thành lập, các thành viên chính phủ do tổng thống cử và chịu trách nhiệm trước tổng thống.
D. Do hạ nghị viện thành lập, các thành viên chính phủ do hạ nghị viện cử và chịu trách nhiệm trước hạ nghị viện.
Câu 62. Chủ nghĩa Mác- Lênin quan niệm pháp luật là:
A. Một hệ thống các quy phạm xã hội, quy phạm đạo đức và tín điều tôn giáo
B. Một hệ thống các quy phạm xã hội
C. Một phạm trù lịch sử (ra đời, tồn tại, phát triển và tiêu vong)
D. Một hệ thống các quy phạm xã hội và quy phạm đạo đức
Câu 63. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật gồm:
A. Không gian, thời gian, đối tượng và mức độ điều chỉnh
B. Đối tượng, không gian
C. Thời gian, đối tượng
D. Không gian, thời gian
Câu 64. Sinh viên tham gia kì thi kết thúc môn học có hành vi gian lận nhờ người thi hộ (bị lập biên bản và bị Chủ tịch Hội đồng thi ra quyết định đình chỉ học tập 1 năm), đối chiếu với hình thức thực hiện pháp luật được gọi là:
A. Sử dụng pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật
C. áp dụng pháp luật
D. Chấp hành pháp luật
Câu 65. Sinh viên A phát hiện sinh viên B vi phạm quy chế thi nhưng không báo với người có thẩm quyền, được coi là:
A. Không vi phạm pháp luật
B. Đồng phạm
C. Vi phạm pháp luật (dạng không hành động: không tố giác)
D. Vi phạm pháp luật như người vi phạm quy chế thi
Câu 66. Để thực hiện chức năng của mình, nhà nước sử dụng nhiều hình thức hoạt động khác nhau, trong đó có những hình thức hoạt động chính là ……
A. Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật
B. Kiểm tra, thanh tra, giám sát
C. Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật
D. Sử dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, áp dụng pháp luật
Câu 67. Công dân A phát hiện công dân B bị tai nạn giao thông nằm bất tỉnh trên đường nhưng sợ liên lụy nên bỏ đi và không có hành động cứu giúp, được coi là vi phạm pháp luật:
A. Vi phạm pháp luật (dạng không hành động: không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khi mình có điều kiện cứu giúp)
B. Vi phạm pháp luật (dạng hành động và không hành động)
C. Không vi phạm pháp luật
D. Vi phạm pháp luật (dạng hành động: bỏ đi khi người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng dù mình có điều kiện cứu giúp)
Câu 68. Tập quán pháp luật có đặc trưng:
A. Tạo sự tùy tiện của cơ quan tư pháp trong xét xử
B. Được hình thành một cách tự phát, mang tính bảo thủ cao, ít biến đổi
C. Tạo ra nguy cơ mất vai trò kiểm sát tư pháp của cơ quan công tố
D. Tạo sự tùy tiện của cơ quan hành chính trong tài phán
Câu 69. Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao
A. Chủ quyền nhân dân
B. Quyền lợi của nhà cầm quyền
C. Quyền lực nhà nước
D. Hệ thống pháp luật bảo vệ giai cấp cầm quyền
Câu 70. Trong hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam,tổ chức nào được xác định là liên minh chính trị và là nền tảng chính trị của chính quyền nhân dân?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
B. Nhà nước CHXHCN Việt Nam
C. Hội Nông dân Việt Nam
D. Hội Cựu chiến binh Việt Nam
———– Hết ———–
[Download] Đáp án đề thi môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Học viện Phụ nữ Việt Nam
[PDF] Đáp án đề thi môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu Đáp án đề thi môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật PDF ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!
Mục tiêu của học phần Lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Học viện Phụ nữ Việt Nam:
– Về kiến thức: Tiếp thu được những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, bản chất, chức năng, hình thức, kiểu, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị và đối với xã hội; bộ máy nhà nước; mối quan hệ giữa nhà nước với pháp luật, nhà nước với công dân và các hiện tượng xã hội khác; quá trình vận động và phát triển của nhà nước; nhà nước pháp quyền;
– Về kĩ năng: Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học để phân tích và giải thích các hiện tượng về nhà nước trong thực tế; Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề về lí luận nhà nước pháp luật;
– Về thái độ: Xác định đúng vị trí, vai trò của môn học lí luận về nhà nước và pháp luật trong hệ thống các khoa học pháp lí và các môn học pháp lí trong chương trình đào tạo; Có ý thức đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng chính trị, pháp lí trong đời sống xã hội; Hình thành tính chủ động, tự tin, bản lĩnh cho sinh viên;
Mời bạn tham khảo thêm những tài liệu tự học hữu ích khác tại chuyên mục: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
– Câu hỏi nhận định môn Lý luận chung nhà nước và pháp luật
– Câu hỏi ôn tập lý luận nhà nước và pháp luật (có đáp án)
– Câu hỏi và đáp án môn lý luận chung nhà nước và pháp luật
– Bài giảng môn lý luận nhà nước và pháp luật
– [PDF] Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Đại học Luật Hà Nội
hood9v
70twyi
trf1tm
sn76kn
Em xin đáp án
EM XIN ĐÁP ÁN CỦA TÀI LIỆU
EM XIN ĐÁP ÁN CỦA TÀI LIỆU