Câu hỏi và đáp án môn lý luận chung nhà nước và pháp luật

Chuyên mụcĐề cương ôn tập, Lý luận nhà nước và pháp luật phap-luat-dai-cuong

[Hocluat.vn] Tổng hợp các câu hỏi tự luận môn lý luận chung nhà nước và pháp luật có lời giải để bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tới đạt kết quả như mong muốn.

 

Đề mục:

 

Xem thêm: 102 câu hỏi nhận định đúng sai lý luận nhà nước và pháp luật

 

Phần 1 – Nhà nước

Câu 1: Bản chất của nhà nhước là gì?

Bản chất của nhà nước là những thuộc tính cơ bản vốn có của Nhà nước để phân biệt nó với các hiện tượng xã hội khác. Nhà nước chỉ là sản phẩm của XH có giai cấp của nó.

Bản chất giai cấp của Nhà nước nói lên vấn đề Nhà nước ấy là của ai (của giai cấp nào), nó bvệ và fục vụ cho lợi ích của ai trong XH.

Bản chất giai cấp của Nhà nước thể hiện ở chỗ Nhà nước là 1 bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp đang thống trị về KT, là 1 công cụ sắc bén, có hiệu quả để duy trì sự thống trị giai cấp. Như vậy bạo lực có tổ chức của giai cấp đang thống trị đ/v các giai cấp khác tạo nên bản chất giai cấp của Nhà nước, là biểu hiện của nền chuyên chính của giai cấp thống trị đ/v các g. cấp bị trị.

Trong XH có giai cấp thì sự thống trị giai cấp được thực hiện trên các phương diện: KT, chính trị, tư tưởng. giai cấp nào thống trị về KT thì cũng đông thời thống trị cả về chính trị, tư tưởng. Do vậy giai cấp đang thống trị XH là giai cấp nắm trong tay quyền lực chính trị – bạo lực có tổ chức để trấn áp các giai cấp khác. Nhà nước là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị. Thông qua Nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị được biểu hiện mạnh mẽ và tập trung trong 1 hthức hợp pháp là ý chí Nhà nước. Như vậy Nhà nước là công cụ bao lực của 1 giai cấp I định dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp đó. Chẳng hạn Nhà nước Chủ nô là công cụ bạo lực của giai cấp địa chủ, pkiến. Nhà nước tư sản là công cụ bạo lực của giai cấp tư sản.

Tuy nhiên, Nhà nước còn là 1 công cụ để thưc hiện sự thống trị về tư tưởng nữa. Vì thế Nhà nước là 1 công cụ để áp bức – bóc lột của giai cấp thống trị đ/v các giai cấp bị thống trị. Đương nhiên Nhà nước còn phải giải quyết hàng loạt những vấn đề khác nảy sinh trong life chung của XH. Thậm chí theo sự ä của nền văn minh nhân loại thì vấn đề này ngày càng có qui mô và ý nghĩa rộng lớn. Điều này cũng nói lên tính phức tạp, đa dạng của hiện tượng Nhà nước.

Trong XH có giai cấp đối kháng thì Nhà nước và XH là những k/niệm có liên quan chặt chẽ song ko đồng nhất. XH là 1 k/niệm rộng lớn hơn k/niệm Nhà nước, trong đó XH đóng vai trò nền tảng là cơ sở cho sự tồn tại và ä của Nhà nước . Nhà nước lại có những tác động mạnh mẽ tới sự vận động của các quá trình XH. Để làm rõ bản chất của Nhà nước, người ta phân biệt nó với các tổ chức XH khác trong chế độ XH có giai cấp bằng những dấu hiệu sau đây:

– Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng.

– Nhà nước phân chia cư dân theo đơn vị lãnh thổ hành chính ko phụ thuộc vào các yếu tố khác như huyết thống, nghề nghiệp, giới tính…

– Nhà nước có chủ quyền quốc gia bao gồm các yếu tố ko thể tách rời là lãnh thổ, dân cư và quyền lực chính trị.

– Nhà nước ban hành PL và thiết lập mối qhệ fáp lý với mọi người dân.

– Nhà nước quy định các thứ thuế dưới hthức bắt buộc phải nộp.

 

Câu 2: Nhà nước khác với các tổ chức thị tộc – bộ lạc của chế độ cộng sản nguyên thuỷ như thế nào?

So với các tổ chức thị tộc – bộ lạc của chế độ cộng sản nguyên thuỷ Nhà nước có 2 đặc trưng cơ bản sau đây:

1. Sự phân chia cư dân theo các đơn vị lãnh thổ.

trong Các tổ chức thị tộc – bộ lạc, con người liên kết với nhau trên cơ sở huyết thống. Đây là những đơn vị có tính khép kín. Sự ä của SX đã dẫn đến những thay đổi trong chế độ gia đình và tạo nên sự xâm nhập, đan xen nhau giữa các tổ chức thị tộc – bộ lạc. Những qhệ huyết thống dần dần suy yếu và tan rã, các tổ chức hành chính – lãnh thổ. Nhà nước đã lấy sự phân chia lãnh thổ làm xuất phát điểm cho mỗi người dân “thực hiện quyền và nghĩa vụ XH của họ ko kể họ thuộc thị tộc – bộ lạc nào“ (Mác-Ăng ghen Tuyển tập. Tập 6. NXB Sự thật. Hà Nội 1984, trang 216).

2. Sự thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt.

Đây ko phải là thứ quyền lực công cộng hoà nhập vào XH vì lợi ích của cả cộng đồng như trong XH cộng sản nguyên thuỷ. quyền lực Nhà nước ko thuộc về mọi thành viên trong XH nữa, nó chỉ thuộc về giai cấp thống trị và fục vụ cho lợi ích của giai cấp đó – 1 thứ quyền lực đứng trên XH. Để thực hiện quyền lực Nhà nước cần phải có 1 lớp người đặc biệt chuyên nghề cai trị và 1 bộ máy cưỡng chế riêng như Quân đội, Cảnh sát, Toà án…

Nhà nước là việc thực hiện quyền lực có tổ chức đ/v XH. giai cấp thống trị thông qua quyền lực Nhà nước để đặt ra các thứ thuế, bắt buộc mọi người dân phải đóng góp để nuôi dưỡng bộ máy Nhà nước, thực chất là fuc vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. quyền lực Nhà nước là 1 thứ đối lập với XH nên nó chỉ can được thực hiện trên cơ sở của fương fáp cưỡng chế thông qua 1 fương tiện đặc biệt là PL.

Như vậy Nhà nước khác về chất so với các tổ chức thị tộc – bộ lạc của chế độ cộng sản nguyên thuỷ.

 

Câu 3: Hãy phân tích, nhận định các kiểu Nhà nước chủ nô, pkiến, tư sản, suy cho cùng là kiểu Nhà nước bóc lột?

Kiểu Nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của Nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những ĐK tồn tại và ä của Nhà nước trong 1 hình thái KTXH I định.

– Mỗi kiểu Nhà nước fù hợp với 1 chế độ KT I định của 1 XH có giai cấp. Đặc điểm chung của mỗi h.thái KTXH sẽ QĐ những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của 1 kiểu Nhà nước tương ứng.

– Cho nên các kiểu Nhà nước chủ nô, pkiến, tư sản mặc dù mỗi kiểu có những đặc điểm riêng, nhưng chúng là những kiểu Nhà nước bóc lột được XD trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu SX. Các Nhà nước đó đều là “Nhà nước theo đúng nghĩa”, là công cụ để bvệ chế độ tư hữu về tư liệu SX, duy trì thống trị của giai cấp bóc lột đ/v đông đảo quần chúng lđộng.

* Đ/v Nhà nước chủ nô:

– Về cơ sở KT của Nhà nước chủ nô là QHSX chiếm hữu nô lệ. Những QHSX này được XD trên cơ sở chế độ chiếm hữu của chủ nô đ/v toàn bộ TLSX và cả người SX là nô lệ. Chủ nô là chủ đ/v đất đai, các TLSX và đ/v người SX là nô lệ. Do vậy, sự bóc lột của chủ nô đ/v nô lệ là ko có giới hạn. Nô lệ ko có TLSX, họ phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô, họ bị coi là tài sản của chủ nô, là công cụ biết nói, là động vật có 2 chân. Vì thế họ phải fục vụ 1 cách vô ĐK mọi ý muốn của chủ nô.

Suy cho cùng Nhà nước chủ nô là công cụ chuyên chính của giai cấp chủ nô đ/v nô lệ và các tầng lớp nhdân lđộng khác.

* Đ/v Nhà nước pkiến:

– Nhà nước pkiến là kiểu Nhà nước thứ 2 ra đời trên cơ sở thay thế Nhà nước chủ nô bị diệt vong. Sự xuất hiện Nhà nước pkiến đánh dấu 1 bước ä mới của XH loài người, nó đã tạo ra những ĐK thuận lợi cho sự ä KTXH.

Tuy nhiên, về cơ sở KT của Nhà nước pkiến là QHSX pkiến. Qhệ này được XD trên cơ sở chế độ tư hữu của địa chủ pkiến đ/v đất đai, đối với các TLSX khác và đ/v việc chiếm đoạt 1 fần sức lđộng của nông dân.

–  trong XH pkiến, về nguyên tắc địa chủ ko có quyền sở hữu đ/v người SX là nông dân mà chỉ có quyền sở hữu đ/v TLSX. Nhưng vì ko có đất, ko có TLSX nên nông dân buộc phải làm thuê cho địa chủ pkiến và phải làm việc nhiều, nghĩa vụ nặng nề đ/v địa chủ pkiến. Hthức bóc lột phổ biến của địa chủ đ/v nông dân là địa tô… Cho nên “dù là thuộc về 1 vương công, về 1 giám mục, về 1 tu viện hay 1 thành thị, ở đâu người nông dân cũng đều bị đối xử như là 1 đồ vật, như là 1 súc vật thồ, hoặc còn tệ hơn thế nữa” (Mác – ăngghen toàn tập, tập 7, trang 471). Chính vì vậy “trên thực tế địa vị của nông dân chỉ khác rất ít địa vị của nô lệ trong XH chiếm hữu nô lệ” (Lêniin toàn tập – Tập 39 trang 87).

Can nói, đất đai trong XH  pkiến QĐ sự giàu sang, thứ bậc và địa vị mỗi người trong XH. Ngoài ra, trong XH pkiến, bên cạnh quyền lực của vua chúa pkiến thì mỗi địa chủ pkiến đều thiết lập và duy trì quyền lực riêng của mình trên những fạm vi lãnh thổ I định. Điều này dẫn tới tình trạng người nông dân phải chịu rất nhiều tầng áp bức bóc lột.

* Đ/v Nhà nước tư sản:

Là kiểu Nhà nước bóc lột cuối cùng, hoàn thiện và ä I trong lsử các kiểu Nhà nước bóc lột.

– Về cơ cấu KT của Nhà nước tư sản là các QHSX TBCN chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về TLSX và bóc lột giá trị thặng dư. If trong QHSX pkiến, người nông dân bị lệ thuộc vào các vua, chúa pkiến và bóc lột trực tiếp bằng địa tô thì trong QHSX TBCN, người nông dân, công nhân vẫn tự do, và về hthức, được bình đẳng với chủ như những công dân. Tuy nhiên, do ko có TLSX người công nhân phải làm thuê, phải bán sức lđộng của mình. Họ ko thể ko làm thuê vì cuộc sống của họ fụ thuộc vào thu nhập mà họ chỉ can có if bán được sức lđộng. K/quả cuối cùng là người công nhân vẫn lệ thuộc vào tư sản. Theo Mác, người công nhân mà nguồn của cải duy I chỉ là ở chỗ bán sức lđộng của mình thì can/t bỏ toàn bộ giai cấp người mua, nghĩa là giai cấp tư sản if muốn sống. Người công nhân ko thuộc vào 1 người chủ này hay 1 người chủ nọ mà thuộc về giai cấp tư sản và chính họ phải tìm thấy 1 người mua trong giai cấp tư sản đó. Nhà tư sản mua sức lđộng của công nhân như mua hàng hoá và bắt người công nhân SX ra hàng hoá để bóc lột giá trị thặng dư. So với các hthức bóc lột nô lệ và nông nô, thì hthức bóc lột của gcấp tư sản đ/v công nhân tinh vi hơn, vô hình hơn.

 

Câu 4: Hãy so sánh nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước tư sản với nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước XHCN?

* Giống nhau:

Bộ máy Nhà nước tư sản và bộ máy Nhà nước XHCN đều là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ TW xuống đến địa phương, được tổ chức theo những nguyên tắc chung I tạo thành 1 cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước mình.

* Khác nhau:

+ Bộ máy Nhà nước tư sản: nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước tư sản là nguyên tắc phân chia quyền lực Nhà nước thành những bộ phận khác nhau, trên cơ sở đó hình thành các hệ thống cơ quan Nhà nước tương ứng. Về mặt lý luận giai cấp tư sản coi đây là 1 nguyên tắc có tính nền tảng cho nền dân chủ của mình, nên có ảnh hưởng lớn đến thực tiển tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước tư sản. trong các Nhà nước tư sản quyền lập pháp được giao cho Nviện, quyền hành pháp giao cho CP và quyền tư pháp giao cho Toà án, nhưng đi sâu vào thực tiễn áp dụng nguyên tắc phân quyền thì tình hình ko hoàn toàn như vậy. Ngày nay bộ máy Nhà nước của bất kỳ Nhà nước nào cũng ko tuân thủ nguyên tắc phân quyền 1 cách rạch rồi theo 03 hệ thống cơ quan như trong lý thuyết. Nhưng dù sao phân quyền vẫn là nguyên tắc quan trọng I trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước tư sản.

+ Bộ máy Nhà nước XHCN: Nhà nước XHCN có bản chất và mục đích tồn tại khác hẳn so với kiểu Nhà nước bóc lột nên nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước XHCN cũng khác.

+ Việc tổ chức và hoạt động bộ máy Nhà nước XHCN luôn luôn bảm đảm nguyên tắc tập trung thống nhất quyền lực. trong chế độ XHCN tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhdân lao động. Nhdân bầu ra cơ quan quyền lực Nhà nước cao I, cơ quan đại diện cao I của nhdân là QH, QH là cơ quan duy I có quyền lập pháp. Có quyền QĐ những vấn đề trọng đại I của đất nước, các cơ quan Nhà nước đều bất đầu từ cơ quan Nhà nước cao I và phải chịu sự kiểm tra giám sát cũng như phải chịu trách nhiệm b/c trước cơ quan nầy.

+ Tuy nhiên nguyên tắc tập trung thống I quyền lực Nhà nước trong Nhà nước XHCN ko phủ nhận những yếu tố hợp lý của việc phân công lđộng trong bộ máy Nhà nước. Vì thế mắt thứ 2 của nguyên tắc tập trung thống I và đảm bảo chế độ phân công rỏ ràng, rành mạch, quyền hạn trách nhiệm của mỗi cơ quan Nhà nước. Bộ máy Nhà nước XHCN được tổ chức và hoạt động dựa trên những nguyên tắc cụ thể như sau:

* Đảm bảo sự lãnh đạo của ĐCS đ/v bộ máy Nhà nước.

* Đảm bảo sự tham gia của đông đảo nhdân lđộng vào quản lý Nhà nước.

* nguyên tắc tập trung dân chủ.

* nguyên tắc pháp chế XHCN.

* nguyên tắc bình đẳng đoàn kết giữa các dân tộc.

 

Câu 5: Hãy so sánh chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa với chức năng của các kiểu nhà nước trước để chứng minh tính ưu việt hơn hẳn của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Trả lời:

Chức năng của nhà nước là những phương tiện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước, nó được qui định một cách khách quan bởi cơ sở kinh tế, cơ caaus giai cấp của xã hội và bản chất của nhà nước.

Trong 4 kiểu nhà nước thì chúng có những điểm giống nhau sau:

– Đều bảo vệ sở hữu xủa mịnh.

– Bảo vệ sự thống trị về chính trị.

– Bảo vệ sự thống trị về mặt tư tưởng.

– Bảo vệ tổ quốc.

* Đối với 3 kiểu nhà nước bóc lột đều có những điểm giống nhau:

– Bảo vệ chế độ tư hữu về tư kiệu sản xuất.

– Bảo vệ sự thống trị về chính trị của giai cấp bóc lột trong xã hội.

– Bảo vệ sự thống trị về tư tưỏng.

– Trấn áp sự phản kháng cảu quần chúng nhân dân lao động.

– Tiến hành các cuộc chiến xâm lược để mở rộng ảnh hưởng và nô dịch các dân tôïc khác.

* Sự khác nhau về chức năng cơ bản giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa với các kiểu nhà nước bóc lột trước (lấy nhà nước tư sản làm đại diện).

– Chức năng kinh tế:

+ Đối với nhà nước tư sản: Chức năng này ngày càng quan trọng nhằm mục đích tạo lập ra các điều kiện, các đảm bảo vật chất, kỹ thuật pháp lý và chính trị cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn tư sản, đảm bảo độ tăng trưởng của nền kinh tế tư bản, ngăn ngừa và khắc phục các tình trạng khủng hoảng kinh tế.

+ Đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa: đây là chức ngăng cơ bản, đặc thù. Trong xã hội chủ nghĩa nhà nước không chỉ là tổ chức quyền lực chính trị mà còn là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, trực tiếp tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước nhằm tạo lập, bảo đảm môi trường ổn định và sự lành mạnh xã hội để giải phóng tất cả các tiềm năng phát triển, khắc phục hậu quả do cơ chế cũ để lại và kiên quyết chuyển toàn bộ nền kinh tế quốc dân sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, xây dựng và bảo đảm các điều kiện chính trị, tư tưởng, xã hội, tổ chức, pháp luật cần thiết cho sự bình đẳng và khả năng phát triển có hiệu quả của mọi thành phần kinh tế quốc dân ; cũng cố và phát triển các hình thức sở hữu với phương châm đảm bảo vai trò chủ đạo của sở hữu quốc doanh và tập thể, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển ; tạo lập các tiền đề cần thiêt và bảo đảm các điều kiện thuận lợi để các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần vươn tới các thị trường ngoài nước và tham gia tích cực có hiệu quả vào sự hợp tác kinh tế quốc tế.

– Chức năng xã hội:

+ Nhà nước tư sản: Trước sức mạnh của phong trào dân chủ, dân sinh của các tầng lớp nhân dân, chức năng xã hội của nhà nước tư sản mới xuát hiện. Chức năng này tập trung vào việc giải quyết các vấn đề như việc làm, thất nghiệp, dân số, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường… và việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước tư sản tuỳ thuộc vào tương quan lực lượng chính trị ở mỗi nhà nước tư sản trong từng thời điểm lịc sử cụ thể.

+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa: Trong tất cả các giai đoạn phát triển của mình nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn luôn coi con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội. Vì vậy, một trong những phương hướng hoạt động rất quan trọng của nhà nước xã hội chủ nghĩa là giải quyết các đòi hỏi, nhu cầu nảy sinh từ đời sống xã hội đáp ứng tư tưởng tất cả vì con người. Ngày nay khi chuyển sang kinh tế thị trường thì chức năng xã hội trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nhiều vấn đề xã hội phải giải quyết như: Văn hoá, giáo dục, bảo vệ sức khoẻ, công ăn việc làm, công bằng xã hội, người già yếu, về hưu, người tàn tật…

Như vậy chức năng xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa là một chức năng tổng hợp, bao gồm những nội dung rất phong phú. Chức năng đó thể hiện bản chất nhân đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại với 2 chức năng cơ bản khác nhau giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư sản ta có thể khẳng định bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân và đây chính là tính ưu việt hơn hẳn so với các kiểu nhà nước trước đó.

 

Câu 6: Bằng kiến thức của mình về bộ máy nhà nước anh chị hãy chứng minh bộ máy nhà nước sau tiến bộ hơn bộ máy nhà nước trước.

Trả lời:

+ Bộ máy nhà nước chủ nô: Giai đoạn đầu rất đơn giản chỉ gồm ít cơ quan các cơ quan nỳa thực hiện tất cả các công việc của nhà nước như cưỡng bức, đàn áp nô lệ bảo vệ sỡ hữu chủ nô, xâm lược… Về sau cùng cùng với sự phát triển của xã hội chiếm hữu nô lệ nhu cầu quản lý xã hội tăng dần đòi hỏi bộ máy nhà nước phát triển hơn, trong những bộ máy này nhà nước đã có sự chuyên môn hoá tương đỗi cao: quân đội thường trực được thành lập, lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp cũng được thành lập làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự xã hội, tách toà án ra khỏi chính quyền tiến hành thành lập đại hội nhân dân, bầu và miễn nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước giải quyết những vấn đề quang trọng nhất của đất nước, thành lập các cơ quan quản lý chấp hành và hành chính để quản lý các lĩnh vực xã hội.

+ Bộ máy nhà nước phong kiến:  Phát triển hơn bộ máy nhà nước chủ nô với việc tăng cường số lượng các cơ quan chuyên trách, tăng cường số lượng của quan chức cũng như củng cố mối liên hệ chặt chẻ giữu các bộ phận nhà nước về cơ bản bộ máy nhà nước phong kiến giữu bộ máy nhà nước ở trung ương (vua và triều đình trung ương) vì bộ máy nhà nước ở địa phương chịu sự chỉ đạo của trung ương.

Trong giai tập quyền thống nhất bộ máy nhà nước phong kiến được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, chặt chẻ từ trung ương đến địa phương. Ở trung ương Vua là người đứng đầu, bên cạnh có triều đình chia thành nhiều ban, bộ do nhiều chức quan nắm giữ để giúp Vua thực hiện cai trị. Đội ngũ quan lại ở địa phương do Vua bổ nhiệm và trực tiếp lãnh đạo. Quân đội thường trực của quốc thường được xây dựng vững mạnh và thống nhất trong giai đoạn cất cứ, Vua và triều đình trung ương vẫn tồn tại nhưng phần nhiều danh nghĩa. Vua cũng được coi là một lãnh chúa, chỉ cóquyền lực thực téâ trên vùng lãnh địa của mình các lãnh chúa khác trong tuyên bố thần phục Vua song điều có quyền tổ chức bộ máy quản lý riêng, có quân đội riêng và trực tiếp đảm nhận hoạt động xét xử trong lãnh địa mình.

+ Bộ máy nhà nước tư sản: Nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức bộ máy nhà nước là nguyên tắc phân chia quyền lực nhằm hạn chế sự độc quyền bằng việc không tập trung quá nhiều quyền lực nhà nước vào 1 cơ quan nhất định, bằng sự kiểm soát và khống chế lẫn nhau giữa các hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau.

Theo nguyên tắc phân chia quyền lực, về cơ bản bộ máy nhà nước tư sản gồm những bộ phận sau:

– Nghị viện: Về hình thức là cơ quan đại diện cao nhất nắm quyền lập pháp, ở giai đoạn đầu nghị viện có vai trò rất lớn, song giai đoạn đế quốc chủ nghĩa chế độ nghị viện bị khủng hoảng mất dần vai trò quyền lực chính trị, trung tâm, ảnh hưởng của nghị viện bị thu hẹp. Hiện nay nghị viện rất phức tạp không chỉ là cơ quan lập pháp mà nó còn có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển dân chủ.

– Nguyên thủ quốc gia: Trong nhà nước quân chủ lập hiến nguyên thủ là Vua càng được nhìn nhận biểu tượng cho truyền thống và sự thống nhất dân tộc. Ơû những nước cộng hoà Tổng thống quyền hạn nguyên thủ quốc gia rất lớn và thường thì Tổng thống kiêm nhiệm luôn Thủ tướng. Ơû cộng hoà đại nghị thì nguyên thủ quốc gia phần lớn mang tính đại diện hình thức.

– Chính phủ: Là cơ quan nắm quyền hành pháp, chính phủ đóng 1 vai trò cực kỳ quan trọng và giữ vai trò trọng tâm trong bộ máy nhà nước. Trên thực tế, chính phủ tư sản quy định phần lớn các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước tư sản.

– Hệ thống Toà án: Toà án nắm quyền tư pháp. Toà án có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp trên.

+ Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa: Được xây dựng trên nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa và phân thành 04 hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát. Ngoài ra, còn có chế định nguyên thủ quốc gia không nằm trong 4 hệ thống trên mà như 1 thể chế điều hoà chức năng của 4 hệ thống cơ quan nhà nước trên.

– Cơ quan quyền lực nhà nước: Bao gồm quốc hội, Hội đồng nhân dân. Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, coq quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Có quyền quyết định tất cả các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của nhà nước, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lức nhà nước ở địa phương đại diện cho ý nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân được nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Hội đồng nhân dân có quyền quyết định những vấn đề ở địa phương mình theo luật định.

– Các cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan hành chính nhà nước).

. Chính phủ: Là cơ quan chấp hành của quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất nước ta, thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước.

. Bộ, cơ quan ngang bộ: Là cơ quan thuộc chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoăc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước.

. UBND các cấp do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp luật với cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân.

– Cơ quan xét xử: Gồm Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự  và các toà án khác do luật định. Các Toàn án được lập ra để xét xử và giải quyết các vụ việc hình sự, dân sự, lao động, hành chính, hôn nhân gia đình, thương mại… nhằm bảo vệ pháp chế và trậ tự pháp luật.

– Cơ quan kiểm sát: Theo quy định Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

– Chủ tịch nước: do quốc hội bầu trong số các đại biểu quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo trước quốc hội. Tuy vậy chủ tịch nước không phải là cơ quan của quốc hội, cũng khong phải là cơ quan hành pháp, chủ tịch nước có quyền hạn rộng lớn trong hành pháp, lập pháp song đó là quyền hạn “Nhân vật trung tâm chính trị” đại diện chính thức cho nhà nước trong công tác đối nội và đối ngoại.

 

Câu 7: Phân tích vị trí và vai trò của nhà nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa?

Trả lời:

Có thể nói trong hệ thông chính trị XHCN nhà đóng vị trí, vai trò trung tâm, vị trí vai trò không có một thiết chế nào có thể thay thế. Nhà nước với tư cách cơ quan quyền lực chính trị  là tổ chức công quyền đối với mọi công dân, là chủ thể quản lý xã hôi, chính điều này đã làm cho vị trí, vai trò của nhà nước trở nên quan trọng.

* Đặc trưng của nhà nước XHCN:

– Nhà nước XHCN là người đại diện cho mọi giai vấp và tầng lớp trong xã hội, điều này đã tạo cho nhà nước có một cơ sở xã hội rộng lớn, tạo sự dễ dàng cho sự triển khai nhanh các quết định và chính sách của nhà nước.

– Nhà nước XHCN là chủ thể duy nhất đại diện cho chủ quyền quốc gia tham gia tất cả các hoạt động đối nội và đối ngoại, quyết định các công việc đối nội và đối ngoại của đất nước.

– Nhà nước XHCN là chủ thể duy nhất  ban hành ra pháp luật hệ thống qui tắc xử sự thông nhất có tính bắt buộc mọi người phải tuân theo.

–  Nhà nước XHCN là chủ sở hữu của những tư liệu sản xuất quan trọng đây chính là cơ sở vật chất vững chắc để đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà nước và trong một chừng mực nhất định nhà nước còn tài trợ cho các thiết chế khác hoạt động. (tự phân tích thêm).

 

Câu 8: Tại sao trong giai đoạn hiện nay nhà nước ta lại phải tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, nội dung của cuộc cải cách?

Trả lời:

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động, bộ máy nhà nước ta đã được củng cố phát triển và hoàn thành nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp cách mạng đấu tranh bảo vệ tổ quốc và xây dựng xã hội mới. Hiện nay bộ máy nhà nước ta đã bộc lộ nhiều khuyết điểm và yếu kém như: tổ chức bộ máy cồng kềnh, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ… Vì vậy yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải tiến hành đổi mới bộ máy nhà nước và điều này đã được khẳng định tại các kỳ đại hội Đảng toàn quốc. Tuy nhiên việc đổi mới bộ máy nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như sau:

– Tiếp tục phát huy cao độ bản chất dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.

– Kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, tinh giản, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, nââng cao trách nhiệm cán bộ, công chức nhà nước trước nhân dân.

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.

* Nội dung của cuộc cải cách:

– Đổi mới, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động củ a quốc hội, để quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội phải có cơ cấâu tổ chức hợp lý và có đủ tiêu chuẩn là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời phải củng cố các hội đồng nhân dân.

– Cải cách nền hành chính nhà nước, xây dựng một hệ thống cơ quan quản lý thống nhất, thông suốt, có hiệu lực và hiệu quả, đủ năng lực thực thi các nhiệm vụ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Sắp xếp tổ chức, phân định rõ chức năng, thẩm quyền giữõa các cấp; tăng cường công tác tổ chức và hoạt động thanh tra; kiện toàn tổ chức chính quyền địa phương; xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất và năng lực…

– Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp; cải tiến tổ chức và đổi mới hoạt động của hệ thống cơ quan toà án theo hướng 2 cấp xét xử; củng cố và kiện toàn hệ thống cơ quan kiểm sát, sắp xếp lại hệ thống cơ quan điều tra theo hướng tinh gọn, giảm bớt đầu mối; kiện toàn tổ chức thi hành án và các tổ chức bổ trợ tư pháp…

– Tiến hành kiên quyết và thường xuyên cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, xử lý nghiêm minh những người vi phạm pháp luật, đồng thời tăng cường công tác xây dựng pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật và củng cố kỉ luật trong nội bộ cơ quan nhà nước.

 

Câu 9: Hình thức chính thể quân chủ lập hiến trong các nhà nước tư sản được tổ chức như thế nào?

Trả lời:

So với hình thức chính thể cộng hòa thì hình thức chính thể quân chủ lập hiến tồn tại trong các nhà nước tư sản không phổ biến lắm. Hiện nay một số nước tư sản còn tồn tại chế độ này là Anh, Nhật, Hà Lan, Thái Lan, Thụy Điển …

– Xét về nguyên nhân lịch sử – chính trị thì sự tồn tại của chế độ quân chủ lập hiến chứng tỏ giai cấp tư sản chưa đủ mạnh trong buổi đầu của cuộc đấu tranh với giai cấp phong kiến và buộc phải đấu tranh với giai cấp phong kiến và buộc phải chia xẻ quyền lực với giai cấp đó trong một sự thỏa hiệp có tính tạm thời. Giai đoạn này, chế độ quân chủ lập hiến tồn ạti dưới dạng quân chủ nhị hợp. Trong chế độ quân chủ nhị hợp đã có sự hạn chế nhất định đối với quyền lực của vua và có dấu hiệu đặc trưng của nền hiến pháp song chưa đầy đủ và hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó. Quyền lực của nhà vua đã bị hạn chế ở lĩnh vực lập pháp song còn rất rộng rãi ở lĩnh vực hành pháp. Hình thức tổ chức chính quyền này tồn tại khá phổ biến ở các nước châu Âu trước chiến tranh thế giới lần thứ I như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức (hiến pháp 1871). Chế độ quân chủ nhị hợp hiện nay hầu hết không còn tồn tại ở các nhà nước tư sản ä .

– Trong lịch sử nhà nước tư sản hiện đại tồn tạichế độ quân chỉ đại nghị. Các nước theo chế độ này là: Nhật, Na uy, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thái Lan (theo hiến pháp hiện hành). Ngày nay giai cấp phong kiến không còn vị trí trên vũ đài như một yếu tố của truyền thồng dân tộc, một đảm bảo cho sự ổn định của xã hội của các nước đó. Do vậy vai trò của vua ở đây là thiên về tính thống nhất các lực lượng xã hội, đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Trong chế độ quân chủ đại nghị, nguyên thủ quốc gia không có quyền hạn trong lĩnh vực lập pháp. Trong lĩnh vực hành pháp, quyền hạn của vua cũng bị hạn chế đến mức tối đa. Thường thì hiến pháp của các nước này chỉ giành cho vua một số quyền có tính hình thức như chứng thực, công bố, bổ nhiệm các chức vụ cao cấp của nhà nước, quyết định các danh hiệu vinh dự, tham gia các nghi lễ nhà nước… Ở các nước này. Vua không có quyền phủ quyết các đạo luật do Quốc hội thông qua. Ở một số hiến pháp qui định vua có quyền phủ quyết nhưng thực tế không bao giờ dùng .

– Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu được thành lập theo phái đa số trong nghị viện hoặc liên minh các đảng chiếm đa số trong nghị viện, chỉ chịu trách nhiệm trước nghị viện, không chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc gia. Vai trò quyết định các vấn đề quan trọng của nhà nước thuộc về người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng). Chính phủ ở các nước quân chủ đại nghị chiếm vị trí trọng tâm trong hệ thống chung của các cơ quan nhà nước ở trung ương. Ở Anh, Nhật, người đứng đầu Chính phủ và đa số thành viên của Chính phủ thuộc số nghị sĩ của hạ viện .

– Nghị viện ở các nước này đóng vai trò là cơ quan làm luật. Một số nước nghị viện được chia thành hai viện (hạ viện, thượng viện) như Anh, Nhật … ở một số nước khác, nghị viện lại không chia như Đan Mạch. Thông thường cả hai viện đều tham gia và việc thực hiện các thẩm quyền cơ bản của nghị viện. Dự thảo luật hay các Quyết định của nghị viện được thông qua nếu cả hai viện đồng ý. Nếu xảy ar sự bất đồng giữa hai viện và đã qua thủ tục dung hòa mà không có kết quả thì một trong hai viện sẽ quyết định, ở Anh, viện Nguyên lão (Thượng viện) có thể sử dụng thẩm quyền của mình để kéo dài thêm việc thông qua dự thảo luật bình thường lên 01 năm hay thêm 02 tháng đối với dự luật về tài chính. Ở Nhật, quyết định do hạ viện thông qua về các vấn đề như cử thủ tướng, ngân sách, phê chuẩn điều ước quốc tế có tính ưu thế hơn, còn các vấn đề khác hạ viện có thể thông qua quyết định trái ngược với ý kiến của Thượng viện chỉ trong trường hợp nếu quyết định đó được thông qua bởi đa số phiếu (2/3).

– Trong tất cả các nước theo chế độ quân chủ đại nghị. Toà án là cơ quan xét xử của nhà nước nắm trong tay quyền tư pháp. Tòa án có quyền xem xét và quyết định tính hợp pháp của các đạo luật do Quốc hội ban hành, các biện pháp, quyết định của Chính phủ. Ở Nhật, ngoài quyền xét xử Tòa án tối cao còn có thẩm quyền quản lý ngành tư pháp.

 

Câu 10: Hãy so sánh hai hình thức chính thể Cộng hòa tổng thống & cộng hòa đại nghị trong các nhà nước tư sản.

Trả lời:

Trong chính thể cộng hòa của nhà nước tư sản tồn tại hai biến dạng là chính thể cộng hòa tổng thống và chính thể cộng hòa đại nghị .

– Hai hình thức chính thể này có những điểm chung sau:

+ Mọi tàng tích của chế độ quân chủ đã bị xóa sạch; đều là hình thức cai trị tiến bộ hơn chế độ quân chủ.

+ Đều là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan do nhân dân bầu ra theo một nhiệm kỳ nhất định .

+ Đều là hình thức cộng hòa dân chủ, tức là quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan quyền lực nhà nước về mặt pháp lý được qui định đối với các tầng lớp nhân dân .

Những điểm khác nhau cơ bản giữa hai hình thức này là:

Về vai trò của Tổng thống vai trò của Tổng thống rất lớn, vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu Chính phủ. Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra hoặc do đại diện cử tri bầu ra. Tổng thống có quyền phủ quyết các đạo luật do Quốc hội đưa ra và quyền này được sử dụng một cách thường xuyên. Quyền lực của Tổng thống là công cụ chủ yếu của cơ chế chuyên chính tư sản ở hình thức chính thể này. Trong khi đó dưới hình thức chính thể cộng hòa đại nghị vai trò của Tổng thống ít quan trọng hơn. Thông thường nghị viện bầu ra Tổng thống. Thẩm quyền của Tổng thống phần nhiều mang tính đại diện thuần túy, thậm chí có những quyền hạn khi thực hiện phải có sự tán thành của Chính phủ, các văn bản của Tổng thống ban hành đều phải có chử ký của Thủ tướng hoặc Bộ trưởng tương ứng (những người phải chịu trách nhiệm về các văn bản đó).

Chính phủ: trong chính thể cộng hòa Tổng thống, Chính phủ do Tổng thống lập ra, không có chức Thủ tướng Chính phủ độc lập với nghị viện, không chịu trách nhiệm trước nghị viện. Các bộ trưởng chí chịu trách nhiệm trước Tổng thống và thực chất chỉ là những người giúp việc cho Tổng thống. Trong chính thể cộng hòa đại nghị, Chính phủ được lập ra trên cơ sở Nghị viện và chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Tổng thống bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ không phải xuất phát từ thẩm quyền đặc biệt của mình mà phải dựa trên cơ sở phái đa số trong nghị viện. Đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng là nhân vật số một, lấn át cả Tổng thống. Chính phủ là cơ quan chủ yếu trong cơ chế chuyên chính tư sản ở các Nhà nước này .

Nghị viện: trong chế độ cộng hòa Tổng thống Nghị viện không kiểm soát các hoạt động của chính phủ nhưng nó có quyền lực thực tế lớn hơn nghị viện của chế độ cộng hòa đại nghị. Nghị viện trong chế độ cộng hòa Tổng thống không có quyền giải tán Chính phủ. Ngược lại trong chế độ cộng hòa nghị viện, nếu Chính phủ không được tín nhiệm thì hoặc Chính phủ phải từ chức tập thể hoặc nghị viện bị giải thể và tiến hành cuộc bầu cử nghị viện mới.

Điển hình của chế độ cộng hòa Tổng thống là Mỹ và một số nước Nam Mỹ. Điển hình của chế độ cộng hòa nghị viện là Italia, cộng hòa liên bang Đức, Áo, Hà Lan. Trong thực tế có các hình thức chính thể đặc biệt như:

Hình thức hỗn hợp giữa cộng hòa Tổng thống và cộng hòa nghị viện (Pháp).

Hình thức cai trị độc đáo của Thụy sĩ .

 

Câu 11: Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức như thế nào?

Trả lời:

Bộ máy nhà nước tư sản là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc nhất định để thực hiện các chức năng của nhà nước đó.

Nhà nước tư sản có bộ máy phát triển khá phức tạp. Điều này được giải thích bởi điều kiện lịch sử, truyền thống dân tộc, hoàn cảnh chính trị-xã hội, tính kế thừa trong mỗi nhà nước tư sản. Mặc dù vậy nhìn chung bộ máy nhà nước của các nước tư sản có những đặc điểm sau:

Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức trên cơ sở của nguyên tắc phân quyền.

Học thuyết phân chia quyền lực được các nhà lý luận tư sản đưa ra khi mà giai cấp tư sản đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh phá bỏ chế độ phong kiến. Nó đã trở thành vũ khí tư tưởng có hiệu quả cho cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản. Theo thuyết tam quyền phân lập thì quyền lực nhà nước được chia thành 3 quyền và giao cho mỗi hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau. Tuân thủ nguyên tắc này trong các nhà nước tư sản quyền lập pháp được giao cho nghị viện, quyền hành pháp được giao cho Chính phủ, quyền Tư pháp được giao cho Tòa án .

Trên thực tế, việc tổ chức bộ máy nhà nước tư sản có những biểu hiện khác nhau. Có những nước tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của chế độ tam quyền phân lập, có những nước qui định trái với sự phân lập giữa 3 quyền. Một số nước khác lại phân chia thành nhiều quyền hơn (4, 5, 6 quyền)

Hiện nay thuyết phân quyền không còn mấy tác dụng với tổ chức bộ máy nhà nước tư sản. Các luật gia tư sản chỉ còn coi quyền là sự phân công các chức năng trong bộ máy nhà nước mà thôi.

Các yếu tố trong bộ máy nhà nước tư sản:

a- Nguyên thủ quốc gia

về mặt pháp lý, trong bộ máy nhà nước tư sản, nguyên thủ quốc gia đứng ở vị trí hàng đầu, lãnh đạo bộ máy nhà nước. Thông thường nguyên thủ quốc gia là người đại diện cho quyền hành pháp, là đại diện cao nhất của nhà nước trong quan hệ quốc tế. Ở các nước theo chế độ cộng hòa đại nghị hay chế độ quân chủ nghị viện, nguyên thủ quốc gia có ảnh hưởng ở mức độ ít hơn tới việc xây dựng chính sách nhà nước. Nói chung thẩm quyền của các nguyên thủ quốc gia tư sản tập trung trên các lĩnh vực sau:

– Lập pháp

– Hành pháp

– Trong việc xây dựng và quyết định chính sách đối ngoại và quân sự.

– Trong lĩnh vực tư pháp

– Các thẩm quyền đặc biệt

b- Nghị viện

Có vị trí đặc biệt trong bộ máy nhà nước tư sản. Về hình thức đó là cơ quan đại diện cao nhất, có chức năng thể chế hóa các quyết định chính trị quan trọng dưới hình thức luật, đồng thời là cơ quan kiểm tra hoạt động của cơ quan hành pháp các nước không có sự trực tiếp thừa nhận nghị viện như cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước (trừ điều 41, hiến pháp nhật năm 1947 là một ngoại lệ). Theo tiến trình lịch sử nhà nước tư sản, chế độ nghị viện ngày càng mang tính hình thức .

Về mặt cơ cấu nghị viện tư sản thường được chia làm 2 viện: Thượng viện (viện nguyên lão) và hạ viện (viện dân biểu). Trong đó hạ viện là cơ quan đại diện chung cho toàn thể nhân dân ở các nước liên bang. Hạ viện được bầu theo đơn vị bầu cử lập theo khu dân cư trong cả nước, còn thượng viện lập ra gồm thành phần đại diện của từng bang. Ở một số nước đơn nhất vẫn tồn tài chế độ hai viện. Một số tác giả cho rằng chế độ này có tác dụng quan trọng trong việc đảm bảo quá trình làm luật được thận trọng hơn. Địa vị pháp lý, chính trị và quyền hạn của mỗi viện không giống nhau. Hạ viện được lập ra trên cơ sở bầu cử phổ thông và trực tiếp, còn thượng viện hoặc không phải là cơ quan bầu ra (Viện nguyên lão ở Anh), hoặc là được bầu ra một cách gián tiếp (Pháp). Ở các nước thực hiện chế độ bầu trực tiếp thì có quy định thêm các điều kiện về tuổi, hay các điều kiện hạn chế khác. Thượng viện có nhiệm kỳ dài hơn so với hạ viện. Ở Mỹ thượng viện có nhiệm kỳ 6 năm, hạ viện có nhiệm kỳ 2 năm. Ở Pháp tương ứng là 7 năm và 5 năm; Ở nhật là 6 năm và 4 năm; Ở Italia cả hai viện đều có nhiệm kỳ 5 năm. Thường thì cả hai viện đều được tham gia vào việc thực hiện các thẩm quyền của nghị viện, nhưng mỗi viện lại có những thẩm quyền đặc biệt.

c- Chính phủ

Trong các chính thể quân chủ hay cộng hòa đại nghị, chính phủ là cơ quan hành pháp, cơ quan quản lý chính trị chung. về mặt hình thức, đó là một tập thể cùng chịu trách nhiệm về các quyết định và đường lối chính trị được thực hiện trên thực tế. Chính phủ ở đa số các nước tư bản phát triển chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống chung của các cơ quan nhà nước trung ương. Việc lập chính phủ ở từng nước có những điểm khác nhau, nhưng trên nguyên tắc chung là dựa vào cơ sở các đảng chính trị. Chính phủ được lập ra bởi một đảng hay liên minh các đảng chiếm đa số trong nghị viện. Đứng đầu chính phủ là thủ tướng .

Cách thức bổ nhiệm Thủ tướng ở các nước có hình thức chính thể khác nhau không đồng nhất, có thể do Tổng thống bổ nhiệm (Pháp, Italia), có thể do Nghị viện bầu (Nhật) hay kết hợp giữa Nghị viện và Ti63ng thống (CHLB Đức). Xu hướng hiện nay trong các nhà nước tư sản là tăng cường vai trò và quyền lực của Chính phủ, thu hẹp quyền lực của cơ quan lập pháp .

d- Tòa án

Tòa án là một trong những khâu đặc biệt, độc lập của cơ chế nhà nước tư sản, nó tách rời khỏi nhân dân. Thẩm phán thường xuất thân từ những tầng lớp khá giả trong xã hội. Tòa án tư sản đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp tư sản. Việc bổ nhiệm thẩm phán và tiêu chuẩn thẩm phán ở các nước quy định khác nhau. Ở một số nước nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm thẩm phán, ở một số nước khác chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng tư pháp.

Tòa án tối cao ở Mỹ có chức năng giám sát hiến pháp, có quyền giải thích hiến pháp và các đạo luật. Ở một số nước có tòa án hiếp pháp (Cộng hòa liên bang Đức). Ở nhiều nước tư sản bên cạnh tòa án cổ điển còn có tòa án hành chính như ở Pháp, Phần Lan, Thụy Điển …

e- Bộ máy hành chính

Trong điều kiện hiện nay dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng KHKT, chức năng của nhà nước ngày càng trở nên phức tạp. Nhà nước ngày càng can thiệp sâu vào đời sống xã hội nhất là lĩnh vực kinh tế, tất yếu phải mở rộng thẩm quyền của các cơ quan hành chính cũ và lập ra các cơ quan hành chính mới, cần phải hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả quản lý. Xu hướng của các nhà nước tư sản là ä bộ máy hành chính. Về cơ cấu, bộ máy hành chính của các nhà nước tư sản bao gồm các cơ quan quản lý Trung ương và cơ quan quản lý địa phương có thẩm quyền chung và thẩm quyền chuyên ngành .

g- Bộ máy cảnh sát – quân sự

Bộ máy quân đội và cảnh sát là công cụ đàn áp trực tiếp của giai cấp tư sản, thực hiện chức năng trừng phạt ở trong nước và đạt những mục tiêu chính trị ở nước ngoài. Bộ máy trừng phạt của các nhà nước tư sản gồm có lực lượng vũ trang, cảnh sát, các cơ quan tình báo, phản tình báo.

Quân đội ở các nước tư sản có hai chức năng: một mặt là công cụ để giải quyết các tranh chấp bên ngoài, chủ yếu để thực hiện chính sách sức mạnh trong quan hệ quốc tế mặt khác là đàn áp các lực lượng chống đối ở trong nước .

Cảnh sát là lực lượng cơ động bảo vệ chế độ tư bản và trật tự pháp luật tư sản, đội ngũ cảnh sát ngày càng tăng .

Ở các nước tư bản, cơ quan tình báo ngày càng được tăng cường và có vai trò quan trọng, chẳng hạn Cục tình báo Trung ương Mỵ (CIA) có hơn 15.000 nhân viên .

 

Câu 12: Hình thức chính thể của nhà nước phong kiến Việt Nam như thế nào ?

Trả lời:

Trải qua thời đại Hùng Vương – An Dương Vương với sự ra đời của hình thức nhà nước sơ khai văn lang – âu lạc, Việt Nam bước vào thời kỳ bắc thuộc kéo dài hàng ngàn năm. Nhưng cũng trong hơn 10 thế kỷ ấy, nhân dân âu lạc không hoàn toàn khuất phục chính sách đồng hóa của người hán. Trong những giai đoạn lịch sử dài ngắn khác nhau có tồn tại những chính sách độc lập tự chủ – thành quả của phong trào đấu tranh giải phóng của người âu lạc như chính quyền Hai Bà Trưng (40 – 43), Nhà nước Vạn Xuân (544 – 602). Đến thế kỷ 10 nhà nước dân tộc độc lập sau thời kỳ bắc thuộc đã được thành lập đánh dấu một cái mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nhà nước này là cái khung ban đầu cho các triều đại sau này bổ sung và hoàn thiện. Như vậy trong suốt giai đoạn lịch sử từ năm 968 đến trước khi thực dân pháp chính thức đặt ách đô hộ lên Việt Nam là thời kỳ tồn tại của các chính thể phong kiến thuần túy ở Việt Nam. Đặc điểm của hình thức chính thể này thể hiện trên một số nét như sau:

Đó là hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối. Toàn bộ quyền lực nhà nước nằm trong tay một cá nhân (vua) theo nguyên tắc “Cha truyền con nối”. Vua được coi như người thừa mệnh trời để trị nước, an dân. Vì thế vua được gọi là thiên tử (con của trời). Vua không chỉ nắm trong tay quyền lực nhà nước mà còn nắm trong tay thần quyền.

Về quyền luực nhà nước. Vua là nguồn gốc của luật pháp. Chỉ có vua mới có quyền đặt ra pháp luật bắt dân chúng thi hành. Nhà vua cũng là thủ lĩnh cao nhất của nền hành chính quốc gia. Cũng chỉ có vua mới có quyền bổ nhiệm thăng thưởng, trừng phạt, bãi miễn quan lại công chức trong cả nước. Nhà vua còn là vị thẩm phán tối cao có quyền quyết định tối hậu về tất cả các vụ án hình sự và việc đô hộ. Đương nhiên quyền ân giảm, miễn hình phạt cho can phạm cũng là đặc quyền của nhà vua.

Về thần quyền, Vua là vị giáo chủ độc nhất và cao nhất trong cả nước. Chỉ có vua mới có quyền phong sắc cho bách thần và quyền khiển trách bách thần. Ngôi chủ tế lễ trời bao giờ cũng thuộc về hoàng đế. Tuy vậy so với các vị hoàng đế ở các nước phong kiến châu âu như Pháp chẳng hạn thì vai trò thần quyền của nhà vua ở Việt Nam không có ý nghĩa xác định, không gắn chặt với những lợi ích của một tầng lớp người nào cả.

Đối với dân chúng, vua có quyền tuyệt đối. Vua được coi như cha mẹ dân. Người dân trong vương quốc không có tư cách công dân mà chỉ là những thần dân, bầy tôi của vua. Tất cả mọi hành vi xâm phạm đến uy tín, thân thể, tài sản của vua và hoàng tộc đều bị xử lý rất nghiêm khắc.

Tuy nhiên cần phải thấy rằng Việt Nam chịu ảnh hưởng khá lớn của nền văn hóa Trung Hoa, trong đó những triết lý của đạo Khổng, vương quyền không phải là hoàn toàn tuyệt đối. Nhà vua đã bị hạn chế quyền lực khá nhiều theo các quan niệm nho giáo. Vua phải cư xử sao cho đúng đức độ, luôn luôn theo dõi nguyện vọng của dân chúng, biết nghe lời khuyên của các quan đình thần. Mặt khác, quyền lực nhà vua còn bị hạn chế bởi chế độ công xã nông thôn. Tục ngữ có câu: “Phép vua, thua lệ làng” đã phản ánh tinh tế thực trạng trên.

Ngoài ra, quyền lực của nhà vua còn bị hạn chế bởi chính sách công vụ căn cứ trên tiêu chuẩn khả năng. Quan lại trong triều đình đều được lựa chọn trong số những người đỗ đạt các kỳ thi tuyển do vua đặt ra. Chính vì vậy nhà vua không thể hoàn toàn độc đoán trong việc lựa chọn quan lại được. Do vậy vương quyền bị hạn chế khá nhiều bởi những nhân tố kể trên.

 

Câu 13: Hãy trình bày các hình thức chính thể của nhà nước phong kiến?

Trả lời:

Các hình thức chính thể của nhà nước phong kiến bao gồm: chính thể quân chủ, chính thể cộng hòa.

* Chính thể quân chủ:

Là hình thức chính thể điển hình của nhà nước phong kiến. Chính thể này có những biến dạng gắn liền với sự phát triển của chế độ phong kiến qua các giai đoạn lịch sử.

– Nhà nước quân chủ phân quyền cát cứ. Là một hình thức nhà nước quân chủ hạn chế. Quyền lực của vua bị hạn chế bởi sự lộng quyền của các lãnh chúa địa phương.

– Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và nhu cầu phòng thủ đất nước đặt ra vấn đề cần phải xóa bỏ sự cát cứ phong kiến, tập trung quyền lực vào tay vua. Mặt khác do các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra mạnh mẽ nên cũng cần phải có nhà nước TW tập quyền với quân đội thường trực mạnh mới bảo đảm được sự tồn tại của chế độ phong kiến. Tuy thế ở một số nước phong kiến Châu Âu đã có bước quá độ cho sự chuyển biến nói trên. Đó là hình thức đại diện quân chủ đẳng cấp. Qua đó quyền lực TW được tăng cường một bước dựa trên cơ sở sự ủng hộ của giới quý tộc (phong kiến vừa và nhỏ, tăng lữ, thị dân . . .). Bên cạnh nhà vua là cơ quan đại diện đẳng cấp như nghị viện ở Anh, Quốc hội ở Đức, Hội nghị Tam Cấp ở Pháp; Hội nghị quốc dân ở Nga . . . Sau khi đã củng cố quyền lực của mình, vua bỏ qua cơ quan đại diện đẳng cấp.

Do mâu thuẩn giai cấp và đấu tranh giai cấp diễn ra ác liệt khi chế độ phong kiến bước đến thời kỳ tan rã nên chế độ quân chủ tuyệt đối đã hình thành ở hầu hết các nhà phong kiến. Đặc biệt của chế độ này là: Tất cả quyền lực nằm trong tay một cá nhân (Vua, Quốc vương), không có bất kỳ một sự hạn chế nào. Vua Luis thứ 14 của Pháp đã nói một câu nổi tiếng: “L’Etat C’est moi !” (nhà nước chính là ta đây!). Lúc này chế độ đẳng cấp theo quan hệ lãnh chúa – chư hầu được thay thế bởi chế độ đẳng cấp triều đình. Càng về sau nhà nước quân chủ trung ương tập quyền càng phản động, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất và những nhân tố mới của quan hệ sản xuất TBCN đã được hình thành trong lòng chế độ phong kiến.

* Chính thể cộng hòa phong kiến:

Cuộc đấu tranh giữa tầng lớp thị dân ngày một lớn mạnh với giai cấp phong kiến đã đến thời kỳ suy tàn dẫn đến tương quan giữa hai lực lượng đó là vừa nhằm loại trừ sau lại vừa chưa muốn đoạn tuyệt hẵn với nhau. Tình hình đó đem đến một hình thức chính thể độc đáo của nhà nước phong kiến là chế độ cộng hòa. Hình thức chính thể này đã tồn tại ở một số thành phố Giên – nơ, Phơ-răng-xơ, Nap-phơ-lô (Italia) . . . Chính thể cộng hòa phong kiến vẫn phải phụ thuộc vào vua, thậm chí lệ thuộc vào cả giáo chủ nhưng mặt khác họ có một số quyền tự trị như bầu ra cơ quan quản lý thành thị, có lực lượng vũ trang để tự vệ, có tòa án riêng, tiền tệ riêng, có quyền thu các loại thuế. Người dân trong các thành thị đó có quyền bình đẵng . . . Mặc dù vậy, về bản chất các thành thị đó vẫn thuộc về chế độ phong kiến vì nó dựa trên cơ sở kinh tế là quan hệ sản xuất phong kiến và lãnh thổ mà nó tồn tại vẫn chỉ là một bộ phận của quốc gia phong kiến. Có điều chính ở đây đã hình thành trước tiên các quan hệ sản xuất TBCN và nói chung so với các thành thị khác đương thời thì có sự tiến bộ hơn rõ rệt.

 

Câu 14: Chức năng nhà nước là gì ? Nhà nước có những chức năng nào?

Trả lời:

Bản chất giai cấp và vai trò xã hội của nhà nước thể hiện trong các chức năng của nó. Vì vậy nghiên cứu vấn đề chức năng của nhà nước sẽ làm sáng tỏ bản chất giai cấp của nhà nước.

Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra cho nó.

Việc xác định chức năng của nhà nước phải xuất phát từ bản chất giai cấp của nhà nước do cơ sở kinh tế xã hội quyết định. Chẳng hạn kiểu nhà nước bóc lột có bản chất chung là công cụ bạo lực của giai cấp bóc lột. Cơ sở kinh tế của nhà nước bóc lột là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nên chức năng cơ bản của các nhà nước này là bảo vệ chế độ tư hữu, tiến hành bóc lột, đàn áp quần chúng nhân dân lao động, tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ và phạm vi ảnh hưởng; mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và bóc lột sức lao động. Nhà nước XHCN dựa trên cơ sở kinh tế – xã hội hoàn toàn khác, do vậy các chức năng cơ bản của nó cũng khác với các chức năng của các kiểu nhà nước bóc lột ở nội dung và phương tiện thực hiện.

Các chức năng cơ bản của nhà nước đều không tách rời nhau mà tồn tại trong một hệ thống các chức năng. Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, người ta chia chức năng nhà nước thành hai phân hệ: Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

– Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước hướng vào trong nội bộ đất nước.

– Chức năng đối ngoại là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước, các dân tộc khác.

Hai phân hệ chức năng có quan hệ hữu cơ, thống nhất với nhau, trong đó chức năng đối nội đóng vai trò trọng yếu; chức năng đối ngoại phục vụ cho việc thực hiện chức năng đối nội .

Để thực hiện các chức năng của mình, nhà nước áp dụng các phương pháp và hình thức hoạt động khác nhau. Có 3 hoạt động chính là: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước cũng đa dạng song có hai phương pháp cơ bản là thuyết phục và cưỡng chế. Nhà nước bóc lột thường dùng phương pháp cưỡng chế là chính, còn nhà nước XHCN thì ngược lại dùng phương pháp giáo dục thuyết phục là chính.

Nhà nước được tổ chức thành bộ máy bao gồm một hệ thống các cơ quan nhà nước. Chức năng của nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan trong bộ máy đó. Mặt khác, mỗi cơ quan nhà nước lại có chức năng riêng nhằm thực hiện chức năng của cả bộ máy nhà nước. Vì thế không nên lẫn lộn giữa các khái niệm đó với nhau.

 

Câu 15: Khái niệm kiểu nhà nước được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Nhà nước là một thực thể xã hội xác định, nó tồn tại trong một thời kỳ lịch sử cụ thể, trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Do vậy dựa trên những nội dung của phạm trù hình thái kinh tế xã hội, học thuyết Mác lênin đã phân chia thành các kiểu nhà nước khác nhau trong lịch sử.

Kiểu nhà nước là tổng thể các dấu hiệu cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.

Lịch sử đấu tranh giai cấp đã có 4 hình thái kinh tế xã hội mà loài người trải qua. Tương ứng với quá trình này có 4 kiểu nhà nước khác nhau:

– Kiểu nhà nước chủ nô: Tồn tại trong hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ.

– Kiểu nhà nước phong kiến: tồn tại trong hình thái kinh tế xã hội phong kiến

– Kiểu nhà nước tư sản: tồn tại trong hình thái kinh tế xã hội kinh tế tư bản.

– Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa: tồn tại trong hình thái kinh tế xã hội XHCN.

Các kiểu nhà nước tồn tại trên cơ sở chế độ tư hữu và chế độ bóc lột người gọi là kiểu nhà nước bóc lột (gồm nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản). Nhà nước xã hội XHCN là nhà nước kiểu mới, tiến bộ nhất và là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử.

 

Câu 16: Khái niệm hình thức nhà nước bao gồm những nội dung gì?

 

Nếu bản chất giai cấp của nhà nước chỉ rõ quyền luực nhà nước thuộc về ai, phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào thì hình thức nhà nước nói lên cách thức tổ chức và những biện pháp thực hiện quyền lực ấy. Do vậy hình thức nhà nước trước hết do bản chất giai cấp của nó xác định.

Hình thức nhà nước là một khái niệm do ba yếu tố hợp thành là: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.

* Hình thức chính thể:

Là cách thức tổ chức và trình tự lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan, giữa các cơ quan đó với nhân dân. Tồn tại hai dạng chính thể cơ bản là:

– Chính thể quân chủ:

Quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần vào tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế. Chính thể này có hai dạng biến dạng sau:

+ Quân chủ chuyên chế (quân chủ tuyệt đối): Người đứng đầu nhà nuước là vua có quyền lực vô hạn suốt đời: “cha truyền con nối”.

+ Quân chủ lập hiến (còn gọi là quân chủ hạn chế): Vua chỉ nắm một số quyền lực tối cao của nhà nước, bên cạnh vua có một cơ quan quyền lực nhà nước tối cao do dân bầu ra theo nhiệm kỳ.

– Chính thể cộng hòa:

Quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan do dân bầu ra trong một nhiệm kỳ nhất định. Chính thể này có các dạng biến dạng sau:

+ Cộng hòa dân chủ: Hình thức chính thể trong đó quyền bầu cử để lập ra cơ quan quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

+ Cộng hòa quý tộc (tồn tại trong chế độ nô lệ, phong kiến). Quyền nêu trên chỉ dành cho giới quý tộc.

Hình thức chính thể còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, do vậy có những biến dạng khác nữa. Cần đặt hình thức chính thể trong mỗi điều kiện lịch sử cụ thể để nghiên cứu.

* Hình thức cấu trúc nhà nước:

Là cách thức tổ chức nhà nước theo đơn vị hành chính – lãnh thổ, cách thức xác lập quan hệ giữa các bộ phận của nhà nước, giữa cơ quan TW và cơ quan địa phương. Tồn tại hai dạng cấu trúc nhà nước cơ bản là:

– Nhà nước đơn nhất: Là hình thức nhà nước trong đó tồn tại một chủ quyền quốc gia duy nhất, một hệ thống các cơ quan nhà nước thống nhất từ TW xuống địa phương, các bộ phận hành chính lãnh thổ hợp thành của nhà nước đó không có dấu hiệu chủ quyền quốc gia và đặc điểm khác của nhà nước. Ví dụ các nước Pháp, Italia, Nhật bản . . . là những nhà nước đơn nhất.

– Nhà nước liên bang:

Hình thức nhà nước do nhiều nhà nước thành viên hợp lại. Trong nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan nhà nước, một hệ thống chung cho cả liên bang, một hệ thống riêng cho mỗi nước thành viên. Ví dụ như Brazin, Mỹ, Ấn Độ,Malaysia . . . là những nhà nước liên bang.

Nhà nước liên bang kiểu Liên Xô trước đây thì khác với kiểu liên bang tư sản ở chỗ các quốc gia thành viên đều có chủ quyền quốc gia của toàn liên bang.

Lịch sử nhà nước còn biết đến một hình thức cấu nữa là nhà nước liên minh. Nhà nước liên minh là sự liên kết có tính chất tạm thời, không bền vững của các quốc gia để thực hiện những nhiệm vụ và đạt các mục tiêu nhất định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu ấy, nó tự giải tán hay trở thành nhà nước liên bang. Ví dụ liên minh hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1776 – 1787) sau trở thành liên bang hợp chủng quốc Hoa Kỳ (USA).

Trên TG hiện đang diễn ra những xu hướng có tính trái ngược nhau. Đó là sự hợp nhất hay sát nhập của các nhà nước khác nhau của một dân tộc như cộng hòa dân chủ Đức nhập vào cộng hòa liên bang Đức, sự hợp nhất của nam và bắc Yemen . . . thành một nhà nước thống nhất. Đồng thời có xu hướng các nhà nưuớc liên bang lại muốn tách thành những quốc gia riêng biệt không phụ thuộc vào liên bang hay gia nhập hình thức cộng đồng mới kiểu như “cộng đồng các quốc gia độc lập có chủ quyền” (SNG).

* Chế độ chính trị:

Là tổng hợp các phương pháp, cách thức và thủ pháp để thực hiện quyền lực nhà nước. Chế độ chính trị do bản chất giai cấp của nhà nước quyết định song nó còn chịu ảnh hưởng của hàng loạt nhân tố khác của mỗi gia đoạn lịch sữ trong mỗi nhà nước như vấn đề tương quan, mức độ gay gắt của cuộc đấu tranh giai cấp, tình hình quốc tế, trình độ dân trí, đặc điểm dân tộc . . .

 

Câu 17: Bộ máy của nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức như thế nào?

Trả lời:

Bộ máy phong kiến Việt Nam qua các triều đại bao gồm vua, người nắm trong tay toàn bộ quyền lực nhà nước và bộ máy giúp việc cho vua gọi là triều đình và hệ thống tổ chức các cơ quan cai trị ở địa phương.

Ở TW, về nguyên tắc vua nắm quyền quyết định tối hậu về việc đối nội, đối ngoại nhưng vua cũng có một bộ máy giúp việc quan trọng là triều đình. Triều đình bao gồm tất cả các quan văn, quan võ từ cửu phẩm là cấp thấp nhất cho đến nhất phẩm là cao nhất, làm việc tại kinh đô. Theo thường lệ có các phiên họp tại sân điện nhà vua để tâu trình hoàng đế mọi

 

Phần 2 – Pháp luật

Câu 1: Khái niệm hệ thống Pháp luật tư sản bao gồm những nội dung gì?

Trả lời:

Khái niệm hệ thống pháp luật được hiểu dưới cả hai góc độ. Nội dung và hình thức. Ở góc độ nội dung thì hệ thống pháp luật tư sản là sự phản ánh các điều kiện, trình độ phát triển của xã hội, truyền thống lịch sử, tâm lý dân tộc thông qua một hệ thống các qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặc ra. Còn dưới góc độ hình thức hệ thống pháp luật tư sản bao gồm các yếu tố cấu trúc nên hệ thống đó .

Pháp luật tư sản rất phong phú đa dạng về hình thức. Mỗi nhà nước tư sản có một hệ thống pháp luật riêng với những tính chất đặc thù. Song pháp luật tư sản vẫn có những nét chung tạo nên hai hệ thống lớn như sau:

1. Hệ thống Angloxacxon:

Bao gồm pháp luật Anh, Mỹ và một số nước ảnh hưởng của Anh như Canađa, Oxtraylia… Đặc điểm của hệ thống này là:

Án lệ là nguồn chú yếu của pháp luật. Cơ quan xét xử đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống pháp luật.

Không chia hệ thống pháp luật thành công pháp và tư pháp.

Luật dân sự Anh là hình mẫu cho pháp luật dân sự các nước trong hệ thống .

Hệ thống tố tụng tư pháp có nhiều dấu ấn của pháp luật phong kiến được cải tiến cho phù hợp với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

2. Hệ thống Continental:

Bao gồm pháp luật của phần lớn các nước Châu Âu lục địa như Đức, Pháp, Italia và một số nước Mỹ La tinh  như Brazil, Vênêduêla … Đặc điểm của hệ thống này là:

Tính chất chặt chẽ, cấu trúc khá hoàn chỉnh .

Chịu ảnh hưởng luật dân sự La Mã cổ đại

Chia hệ thống pháp luật thành công pháp và tư pháp, trong đó công pháp gồm các ngành, các chế định điều chỉnh các quan hệ xã hội về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, những quan hệ liên quan đến việc bảo vệ lợi ích chung như luật hình sự, luật nhà nước, luật hành chính … Còn tư pháp bao gồm các ngành luật, chế định luật điều chỉnh các quan hệ liên quan tới việc bảo vệ lợi ích của từng cá nhân. Tuy thế ranh giới này cũng không phải bất di bất dịch.

Trong hệ thống Continetal cơ quan xét xử không được quyền ban hành qui phạm pháp luật .

Ngày nay đang có xu hướng xích lại gần nhau giữa hai hệ thống nêu trên do có sự hạn chế dần vai trò của tiền lệ pháp ở các nước theo hệ thống Angloxaxon do có quá trình hòa nhập kinh tế giữa các nước …

 

Bạn cần đăng nhập để xem thêm hoặc tải tài liệu về máy

 

Các tìm kiếm liên quan đến câu hỏi và đáp án môn lý luận nhà nước và pháp luật, nhận định đúng sai môn lý luận nhà nước và pháp luật, trắc nghiệm lý luận nhà nước và pháp luật 2, bài tập tình huống lý luận nhà nước và pháp luật, ôn tập lý luận chung nhà nước và pháp luật, tài liệu môn lý luận nhà nước và pháp luật, tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm lý luận pháp luật, đề thi và đáp án môn nhà nước và pháp luật, lý luận nhà nước và pháp luật 1
5/5 - (2 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền