Cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thi hành án dân sự

co-quan-thi-hanh-an-dan-su
Chi cục Thi hành án dân sự quận 3 tổ chức “Hội nghị cán bộ công chức năm 2015” (Ảnh: thads.moj.gov.vn)

Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thi hành các bản án, quyết định dân sự.

 

Các nội dung liên quan được tìm kiếm:

 

1. Cơ quan thi hành án dân sự

1.1 Khái niệm và hệ thống cơ quan thi hành án dân sự

– Khái niệm:

Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thi hành các bản án, quyết định dân sự.

Theo các điều từ 13 đến điều 16 LTHADS hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự chịu sự quản lý, chỉ đạo thống nhất của chính phủ, bộ tư pháp, và bảo đảm sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân các cấp. Tuy vậy, hoạt động của của các cơ quan thi hành án có tính độc lập tương đối nhằm đảm bảo nghiêm chỉnh thi hành các bản án, quyết định được thi hành.

– Hệ thống tổ chức:

Hệ thống tổ chức cơ quan thi hành án dân sự gồm có: cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh (còn gọi là cục thi hành án tỉnh, trực thuộc tổng cụ thi hành án dân sự), cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện (gọi là chi cục thi hành án dân sự huyện) và cơ quan thi hành án cấp quân khu (điều 13 LTHADS).

+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh: thủ trưởng cơ quan thi hành án, phó thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp, chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên thi hành án, thẩm tra viên chính thi hành án, thư kí thi hành án và các chức danh khác.
Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh chịu sự quản lý, chỉ đạo của Bộ tư pháp về tổ chức, cán bộ, công chức kinh phí, nghiệp vụ; chịu sự quản lý, chỉ đạo của uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định tại điều 14 LTHADS.

+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: thủ trưởng cơ quan thi hành án, phó thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp, chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên thi hành án, thẩm tra viên chính thi hành án, thư kí thi hành án và các chức danh khác.
Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trực thuộc và chịu sự quản lý,chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh về kinh phí và nghiệp vụ; chịu sự quản lý, chỉ đạo của uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại điều 16 LTHADS.

Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự địa phương. Cơ quan thi hành án dân sự địa phương được thành lập ở hai cấp, trên cơ sở địa giới hành chính, nên số lượng phụ thuộc vào số lượng các đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện.

+ Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương gồm: thủ trưởng cơ quan thi hành án, phó thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp, chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên thi hành án, thẩm tra viên chính thi hành án, thư kí thi hành án và cán bộ, nhân viên làm công tác thi hành án.

Cơ quan thi hành án cấp quân khu chịu sự quản lý, chỉ đạo của Bộ quốc phòng và tư lệnh quân khu theo quy định của pháp luật. Cơ quan thi hành án quân khu được thành lập ở mỗi quân khu, hiện nay cả nước có 9 thi hành án cấp quân khu.

1.2. Nhiệm vụ và các quyền hạn của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự

1.2.1. Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp tỉnh (điều 14)

– Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại khoản 2 điều 35 LTHADS.
Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh trực tiếp thực hiện thi hành các bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành do toà án cấp tỉnh trên cùng địa bàn xét xử sơ thẩm, các quy định của trọng tài thương mại và hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và các bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác uỷ thác theo quy định của pháp luật.

Cơ quan thi hành án cấp tỉnh trực tiếp thụ lý, ra các quyết định cần thiết trong quá trình thi hành án, giáo dục thuyết phục người thi hành án tự nguyện thi hành án, tổ chức áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án.

– Chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án cho chấp hành viên, công chức khác của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương trên địa bàn.

+ Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

+ Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự

– Quản lý công tác thi hành án dân sự, tổ chức cán bộ, tài chính, chế độ kiểm tra, báo cáo thống kê và các công tác khác trong phạm vi tỉnh.

+ Theo dõi và nắm bắt số lượng án, quá trình giải quyết án, tiến độ giải quyết án của các cơ quan thi hành án cấp huyện; kiểm tra định kỳ, đọt xuất hoặc kiểm tra theo yêu cầu đối với công tác thi hành án vụ việc cụ thể của cơ quan thi hành án cấp huyện, theo dõi, đánh giá hoạt động của chấp hành viên, cán bộ cơ quan thi hành án cấp huyện.

+ Hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục báo cáo hội đồng tuyển chọn chấp hành viên xem xét, tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chấp hành viên các cơ quan thi hành án dân sự địa phương.

+ Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác thi hành án dân sự và thực hiện chỉ đạo ủa uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tạo điều 173 LTHADS, nghị định của chính phủ và hướng dẫn của Bộ tư pháp. Theo đó, định kí hàng tháng, hàng quý, các thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh phải báo cáo giám đốc sở tư pháp công tác thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.

+ Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo quy định của pháp luật thông qua hoạt động kiểm tra chỉ đạo hoạt động tài chính thu, chi thi hành án.

– Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan công an trong việc lập, xét hồ sơ đề nghị xét miễn giảm chấp hành hình phạt tù, và đặc xá cho người cí nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.

1.2.2. Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp huyện (điều 16)

– Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của toà án theo quy định tại khoản 1 điều 35 LTHADS và các quyết định khác theo quy định của pháp luật.

Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện trực tiếp thực hiện thi hành các bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành do toà án cấp huyện trên cùng địa bàn xét xử sơ thẩm, các quy định của trọng tài thương mại và hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và các bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác uỷ thác theo quy định của pháp luật.

Cơ quan thi hành án cấp huyện trực tiếp thụ lý, ra các quyết định cần thiết trong quá trình thi hành án, giáo dục thuyết phục người thi hành án tự nguyện thi hành án, tổ chức áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án.

– Giải quyết khiếu nại về thi hành án đối với các quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan thi hành án cấp huyện theo quy định tại khoản 1 điều 142 LTHADS.

– Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác thi hành án dân sự trược hội đồng nhân dân khi có yêu cầu và thực hiện sự chỉ đạo thi hành án của uỷ ban nhân dân huyện theo quy định tại điều 174 LTHADS.

– Quản lý cán bộ, cong chức của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện theo quy định của pháp luật

– Thực hiện chế độ tài chính, quản lý cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động được giao theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thi hành án cấp tỉnh

– Thực hiện công tác thi đua trong đơn vị

– Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự

1.2.3. Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu (điều 15)

– Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của toà án theo quy định tại khoản 2 điều 35 LTHADS.

– Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luạt và bộ quốc phòng.

– Giải quyết khiếu nại về thi hành án thuộc thẩm quyền

– Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu trong việc quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu.

– Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp cơ quan thi hành án phạt tù trong quân đội trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn giảm chấp hành hình phát tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự

– Giúp tư lệnh quân khu và tương đương chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan liên quan trong việc thi hành các vụ án lớn, phức tạp.

2. Chấp hành viên và thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự

2.1. Chấp hành viên

2.1.1. Khái niệm

Chấp hành viên là người được nhà nược giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định dân sự được đưa ra thi hành

Chấp hành viên là công chức nhà nước, là người được bổ nhiệm theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Chấp hành viên được Bộ trưởng bộ tư pháp bổ nhiệm suốt đời theo ba ngạch: chấp hành viên cơ sở, chấp hành viên trung cấp và chấp hành viên cao cấp.

2.1.2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức chấp hành viên

– Tiêu chuẩn (điều 18 LTHADS):

+Công dân Việt Nam, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, trình độ cử nhân luật trở lên, được đào tạo nghiệp vụ thi hành án, có thời gian làm việc trong công tác luật pháp theo quy định tại điều 18 LTHADS

+ Đủ tiêu chuẩn tại điều 18 LTHADS, có thời gian công tác pháp luật từ 3 năm trở lên, trúng tuyển ký thi tuyển chấp hành viên sơ cấp được tuyển làm chấp hành viên sơ cấp

+ Đủ tiêu chuẩn tại điều 18 LTHADS, có thời gian làm cháp hành viên sơ cấp từ 5 năm trở lên, trúng tuyển ký thi tuyển chấp hành viên trung cấp được tuyển làm chấp hành viên trung cấp

+ Đủ tiêu chuẩn tại điều 18 LTHADS, có thời gian làm chấp hành viên trung cấp từ 5 năm trở lên, trúng tuyển ký thi tuyển chấp hành viên cao cấp được tuyển làm chấp hành viên cao cấp

– Việc bổ nhiệm chấp hành viên:

Chấp hành viên do Bộ trưởng bộ tư pháp xem xtes bổ nhiệm trên cơ sở các tiêu chuẩn của chấp hành viên.

– Việc miễn nhiệm và cách chức chấp hành viên

+ Đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác.

+ Do hoàn cảnh gia đình, sức khoả không đảm bảo, năng lực chuyên môn không đảm bảo… Bộ trưởng bộ tư pháp xem xét miễn nhiệm chức danh chấp hành vien theo quy định (khoản 2 điều 19 LTHADS)

Chấp hành viên có thể bị cách chức nếu người đó vi pahmj các quy định về nghĩa cụ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đạo đức của người chấp hành viên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.1.3. Quyền hạn và nghĩa vụ của chấp hành viên

2.2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự

2.2.1 Khái niệm

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự là người đứng đầu cơ quan thi hành án dân sự, tổ chưucs và chịu trách nhiệm về việc thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự được bổ nhiệm trong số các chấp hành viên.

2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

– Ra quyết định thi hành án dân sự

– Quản lý, chỉ đạo hoạt động thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp tổ chức thi hành án

– Yêu cầu toà án đã ra bản án, quyết định, trọng tài và hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã ra quyết định giải thích về những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định.

– Kiến nghị người có thẩm quyền xem xét việc kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu có căn cứ cho thấy có vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ việc dân sự hoặc có tình tiết mới.

– Trả lời kiến nghị, kháng nghị của viện kiểm sát; giải quyết khiếu naik tố cáo về thi hành án

– Báo cáo công tác thi hành án trước cơ quan thi hành án dân sự cấp trên và uỷ ban nhân dân cùng cấp.

3. Đương sự và người đại diện của đương sự trong thi hành án dân sự

3.1 Đương sự

3.1.1. Khái niệm

Đương sự trong thi hành án dân sự là người có quyền, nghĩa vụ liên quan trực
tiếp đến việc thi hành án dân sự, tham gia vào quá trình thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đương sự trong thi hành án dân sự bao gồm người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự.

– Người được thi hành án là cá nhân, tổ chức được hưởng quyền và lợi ích
trong bản án, quyết định được thi hành. Thông thường họ là nguyên đơn, người yêu cầu và người có quyền trong vụ việc dân sự, người bị hại trong vụ án hình sự

– Người phải thi hành án là cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ thi hành các bản án, quyết định được thi hành. Họ là bị đơn, người bị yêu cầu và người có quyền nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, bị cáo trong vụ án hình sự.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự là cá nhân, tổ chức có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thi hành án.

Khi tham gia vào quá trình thi hành án các đương sự có quyền tự định đoạt quyền lợi của mình.

3.1.2. Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong thi hành án dân sự

3.1.2.1. Quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án

– Được gửi đơn hoặc trực tiếp yêu cầu hoăc uỷ quyền cho người khác yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án

– Có quyền được nhận hoặc thông bào về các quyết định thi hành án.

– Thoả thuận với người phải thi hành án về loại tài sản, thời gian, phương thức thi hành án, đình chỉ thi hành án, chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án cho người thứ ba

– Có quyền yêu cầu chấp hành viên áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án

– Khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật

– Yêu cầu thay đổi chấp hành viên nếu có lí do theo quy định của pháp luật

– Có nghĩa vụ xuất trình bản án, quyết định và các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của cơ quan thi hành án

– Có nghĩa vụ xác minh, chứng minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án

– Nộp tiền tạm ứng chi phí thi hành án, lệ phí nộp đơn yêu cầu thi hành án.

– Phải nhận đủ, đúng tài sản thi hành án.

3.1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người phải thi hành án

-Có một số quyền hạn giống với quyền hạn của người được thi hành án

– Được xét miễn giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật

– Được xét miễn giảm, tha tù trước thời hạn căn cứ vào mức độ thi hành án

– Thi hành đầy đủ kịp thời bản án, quyết định của toà án, uyết định của trọng tài, quyết định thi hành án

– Khai báo trung thực tài sản, cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình

– Chịu lệ phí, chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định pháp luật.

3.1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

– Được thông báo, chứng kiến kê biên bán đấu giá tài sản

– Khiếu nại quyết định của cơ quan thi hành án, tố cáo hành vi trái pháp luật của chấp hành viên, cán bộ thi hành án trong thi hành án

– Khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan thi hành án.

– Thực hiện đúng quyết định của cơ quan thi hành án

3.2 Người đại diện của đương sự trong thi hành án dân sự

Người đại diện của đương sự trong thi hành án dân sự là người tham gia và quá trình thi hành án dân sự thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đương sự để bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.

– Người đại diện theo pháp luật là người tham gia vào quá trình thi hành án đương nhiên theo quy đinh của pháp luật được thay mặt đương sự trong thi hành án

– Người đại diện theo uỷ quyền là người tham gia thi hành để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo sự uỷ quyền của đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự

4. Cơ quan, tổ chức khác trong thi hành án dân sự

4.1 Toà án, trọng tài và hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh

4.2 Uỷ ban nhân dân các cấp

4.3 Thừa phát lại

4.4 Tổ chức thẩm định giá

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền