Câu hỏi ôn tập môn Kỹ năng giám định pháp y (có đáp án)

Chuyên mụcĐề cương ôn tập, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự Giám định pháp y

Dưới đây là một số câu hỏi ôn tập môn Kỹ năng giám định pháp y (có đáp án) được biên soạn bởi bạn Vũ Thu Thảo – Sinh viên Khoa luật, trường Đại học Vinh. Xin chia sẻ để bạn tham khảo!

 

Các nội dung liên quan:

 

Câu 1: Khái niệm và vai trò của Giám định pháp y?

a) Khái niệm:

Giám định pháp y là hoạt động giám định, trong linh vực y khoa để phục vụ cho pháp luật, phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết vụ án với các hoạt động đặc trưng như: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, mổ xác, xác định thương tật, tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu thân thể bị xâm phạm nhằm để tìm ra chứng cứ

b) Vai trò:

Giám định pháp y có thể nói là không thể thiếu trong một xã hội mà ở đó mọi người sống theo Hiến pháp và làm theo Pháp luật, sức khỏe và nhân phẩm của con người được Pháp luật bảo vệ. Giám định pháp y không những phục vụ cho CQ tố tụng, mà còn phụ vụ giám định theo yêu cầu của cá nhân và tổ chức. Giám định pháp y không những giám định đối với các trường hợp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm con người ở ngoài xã hội, mà ngay cả trong nghiệp vụ y tế, pháp y có nhiệm vụ tham mưu cho y tế địa phương khi có thưa kiện, khiếu nại liên quan đến công tác điều trị, khám chữa bẹnh, ở cả lĩnh vực y tế tư nhân và nhà nước, báo cáo với y tế và các ngành chức năng về tình hình tội phạm, tai nạn lao động, giao thông… Đặc biệt, pháp y có nhiệm vụ trong hiến ghép mô phủ tạng và hiến xác theo quy định của pháp luật.

Một trong những vụ quan trọng của pháp ylaf giám định tỉ lệ tổn hại sức khỏe thương tích và chấn thương, nhằm bắt kẻ phạm tội phải có trách nhiệm với hành vi của mình và người vô tội được minh oan bồi thường thỏa đáng.

Câu 2: Nội dung của công tác giám định pháp y?

Công tác pháp y rất phức tạp, đa dạng. Có khi ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của Giám định viên

Nội dung được chia làm 3 nhóm: Pháp y hình sự, pháp y dân sự và pháp y nghề nghiệp.

PHÁP Y HÌNH SỰ (Pháp y tội phạm) gồm các nội dung sau:

– Pháp y tử thi: Khám nghiệm tử thi chưa chôn cất hoặc khai quật tử thi trong các vụ án mạng chưa rõ ràng hoặc đang còn nghi ngờ

– Pháp y chấn thương: Khám thương tích, di chứng thương tích…

– Pháp y tâm thần: Khám tâm thần đối với người phạm tội để xác định trách nhiệm hình sự

– Pháp y giả thương: Xác định bị can, bị cáo có giả thương, giả bệnh để trốn tránh nghĩa vụ hay không

– Pháp y sinh dục: Xác định tuổi thai trong trường hợp phá thai trái phép…

– Pháp y dấu vết: Giám định các tang vật (máu, tinh trùng, lông, mồ hôi…) để phát hiện hung thủ và mối liên hệ giữa hung thủ với nạn nhân

– Pháp y độc chất, vi trùng: Giám định các trường hợp có liên quan đến tính mạng công dân do chất độc hại

– Pháp y cốt học: Xác định giới tính, dân tộc, tuổi của nạn nhân để tìm tung tích nạn nhân và xác định nguyên nhân chết

– Giám định văn bản trong các vụ án đã xét xử sơ thẩm mà cơ quan phúc thẩm thấy mức án chưa thỏa đáng

– Làm nhân chứng tại các phiên tòa khi cần thiết

– Làm thành viên của hội đồng thi hành án tử hình

PHÁP Y DÂN SỰ:

– Giám định mức độ tổn thương gây nên do tai nạn lao động hoặc do hành vi trái pháp luật nhằm giải quyết các chế độ bồi thường dân sự hoặc bồi thường sức khỏe cho người lao động hoặc chế độ làm việc

– Khám nghiệm trước khi cưới nhằm bảo vệ sức khỏe cho các cặp vợ chồng và cho thế hệ tương lai

– Xác định phụ hệ: Xác định huyết thống trong trường hợp có tranh chấp con cái

PHÁP Y NGHỀ NGHIÊP:

– Kiểm tra những vụ việc thiếu tinh thần trách nhiệm sai sót kỹ thuật ngiệp vụ của cán bộ y tế

– Kiểm tra vi phạm quy chế, chế độ chuyên môn đạo đức y tế mà Nhà nước đã quy định

– Kiểm tra những hành vi lạm dụng nghề nghiệp để cưỡng hiếp làm tổn hại đến thân thể nạn nhân, hoặc dụ dỗ bệnh nhân làm những điều thiếu đạo đức.

Câu 3. Phân tích vai trò của pháp y hình sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

a) Khái niệm:

Pháp y là một lĩnh vực của ngành y, phục vụ cho luật pháp, hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan hành pháp trong việc điều tra xét xử đảm bảo tính công bằng và khoa học.

b) Vai trò của pháp y hình sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

– Phục vụ cho công công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, bào chữa, kết án…

– Các kết luận của giám định viên là chứng cứ pháp lý, nhiều khi là những bằng chứng đanh thép để vạch mặt hung thủ, làm cho hung thủ phải cúi đầu nhận tội.

– Các nhận xét của giám định viên pháp y tại hiện trường nhiều khi có ý nghĩa quan trọng phục vụ kịp thời cho công tác truy xét, điều tra theo dấu vết nóng, nhanh chóng tìm ra thủ phạm. Những kết luận này có thể mở ra cho cơ quan điều tra hướng điều tra và khoanh vùng tình nghi.

– Kết luận của giám định viên là cơ sở để minh oan cho người không phạm tội bị nghi oan.

– Giám định pháp y còn mang tính chất phòng ngừa tội phạm, qua việc giám định thấy có vấn đề gì nổi cộm thông qua thông tin đại chúng tuyên truyền phương thức, thủ đoạn gây án, những quan niệm, tập tục sai trái dẫn đến nguy hại đến tính mạng, tài sản.

Câu 4: Nêu khái niệm về tử thi học?

Tử thi học là một môn học, nghiên cứu các hiện tượng sinh học diễn biến trong các quá trình chết qua khám nghiệm tử thi được coi là nền tảng của Pháp y hình sự.

Hiện tượng chết bắt đầu khi các chức năng sinh tồn chủ yếu là hô hấp và tuần hoàn ngừng hoạt động. Quá trình chết lần lượt qua hai giai đoạn:

* Giai đoạn chết lâm sàng:

– Trong giai đoạn này tế bào của tổ chức vẫn còn sống và các tế bào của các tổ chức khác nhau sống dài hay ngắn tùy theo khả năng chịu đựng được tình trạng thiếu oxy của từng tổ chức

– Trong giai đoạn tế bào chưa chết, có thể là hồi sinh cơ thể bằng các phương pháp hồi sinh tích cực. Giai đoạn chết lâm sàng chấm dứt khi các tế bào não chết

* Giai đoạn chết sinh vật:

Trong giai đoạn này, cơ thể không còn hồi sinh được nữa, nhưng tế bào của nhiều tổ chức vẫn còn sống, có những tế bào sống đến 24 giờ sau khi hiện tượng chết bắt đầu. Vì vậy, người ta gọi giai đoạn này là phản xạ siêu sinh.

Câu 5: Nêu các phương pháp xác định sự chết?

Xác nhận sự chết nhằm khẳng định hiện tượng ngừng hoạt động không hồi phục của hệ thống thần kinh, bộ máy hô hấp, tuần hoàn, cần chú ý tránh nhầm lẫn với tình trạng sinh tồn tối thiểu. Trong đó, các chức năng sinh tồn hoạt động ở mức tối thiểu nhưng vẫn duy trì được sự sống

Kiểm tra xác định sự chết chết qua các phương pháp sau:

– Các kích thích đau không còn phản xạ

– Hệ thống hô hấp: Không thấy lồng ngực cử động, đặt sợi bông vào mũi không thấy di động, để gương trước mũi không bị mờ và nghe phổi không còn tiếng rì rào phế nang

– Hệ thống tuần hoàn: Bắt mạch không thấy mạch nẩy và không có tiếng tim hoặc kiểm tra bằng điện tâm đồ có đường đẳng điện

Câu 6: Phân tích những dấu hiệu sau chết?

Gồm hai dấu hiệu: Dấu hiệu sớm và dấu hiệu muộn

* Dấu hiệu sớm:

1. Nguội lạnh tử thi: Khi chết toàn bộ các cơ quan tổ chức của cơ thể ngừng hoạt động, cơ thể không còn tạo ra năng lượng nữa, thân nhiệt với môi trường chung quanh sẽ giảm dần, quá trình nguội lạnh sẽ giảm dần và quá trình nguội lạnh tử thi tiến triển

– Trung bình vào mùa hè: 1 giờ thân nhiệt giảm từ 1/2 độ C đến 1 độ C

– Vào mùa đông: 1 giờ thân nhiệt giảm từ 1 độ C đến 1,5 độ C

– Nhiệt độ của tử thi giảm theo thứ tự: đầu, mặt, các ngón chi rồi tới gối chi, sau cùng tới nách, bụng và hậu môn

– Có thể tính thời gian chết qua nhiệt độ của tử thi theo công thức sau:

(37 oC – To oC) / 1,5 oC

Trong đó:

+ 37 oC là nhiệt độ trung bình của cơ thể

+ To oC là nhiệt độ của tử thi khi đó

+ 1,5 oC là nhiệt độ trung bình của tử thi mất đi mỗi giờ

2. Mất nước:

Khi chết, nước ở tử thi mất dần do bốc hơi ở bề mặt tử thi. Do mất nước nên giác mạc trở nên mờ đục, nhãn cầu xẹp, môi và da nhăn nheo

3. Sự tan hóa phủ tạng

Acid Lactic sản sinh ra trong quá trình dị hóa, Glucid ứ đọng lại trong quá trình tái tổng hợp glucogen bị đình chỉ. Dịch nghiền tổ chức PH < 7

4. Sự cứng tử thi

Hiện tượng:

– Thông thường, hiện tượng cứng tử thi xuất hiện sau khi chết khoảng 4 giờ, bắt đầu xuất hiện ở gáy. Tử thi cứng hoàn toàn từ 6 đến 8 giờ

– Tốc độ cứng tử thi phụ thuộc vào thời tiết: Thời tiết nóng, cứng hoàn toàn sau 2-4 giờ. Thời tiết lạnh, cứng tử thi hoàn toàn sau 10-12 giờ trong mùa hè và 48-72 giờ trong mùa đông, sau đó tử thi mềm trở lại theo thứ tự mô tả trên

5. Vết hoen tử thi

Sau chết, máu ứ lại trong tĩnh mạch, sau đó thoát qua thành mạch tập trung tại các vùng thấp của cơ thể so với tư thế của tử thi đối với mặt bằng tạo thành các mảng này gọi là vết hoen tử thi

– Sau chết khoảng 20 phút, vết hoen tử thi bắt đầu xuất hiện, màu sắc ban đầu là màu hồng và chuyển sang xanh xám, tím nâu, vết hoen ngày càng rõ và lan rộng chiếm toàn bộ các vùng thấp của cơ thể (tùy thuộc vào tư thế của tư thi) khỏng 6 giờ

– Tại các vùng thấp nơi bề mặt da tiếp xúc bề mặt cứng không xuất hiện vết hoen tử thi

– Khi vết hoen tử thi đã xuất hiện, nếu trong vòng dưới 6 giờ tư thế của tư thi thay đổi, vết hoen cũ sẽ mất dần đi và xuất hiện vết hoen mới tại vị trí thấp theo tư thế mới của tư thi. Ngoài 6 giờ vết hoen tử thi sẽ không mất đi khi thay đổi tử thế

– Chết ngạt hoen xuất sớm

– Chết trong nước hoen tử thi có màu hồng nhạt

* Dấu hiệu muộn: Xuất hiện sau chết 48 giờ

1. Biến đổi lý hóa:

– Tan huyết: Hymoglobine từ hồng cầu phân hủy, qua thành mạch ngấm vào các tổ chức đệm và kết hợp với H2S thành Sulfmethemoglobin màu lục. Vết lục này xuất hiện trước tiên ở vùng hố chậu trái, bụng, ngực, mặt, lưng…

– Tan chất dính thượng bì trung bình: Thượng bì tách khỏi trung bì hình thành các nốt phỏng da chứa thanh đỏ tím hoặc xanh đen

– Thay đổi pH: Trong giai đoạn sớm sau chết, Acid latic ứ đọng trong quá trình dị hóa yếm khí không tái tạo Glucogen làm cho tổ chức toan hóa. Dẫn dần các protein phân hủy sản sinh NH3 trung hòa và kiềm hòa tổ chức

– Tự phân hủy tổ chức: Quá trinh tự phân hủy tổ chức diễn ra trong điều kiện yếm khí, vô trùng dưới tác dụng của các men làm phân hủy đạm và Cacbonhydrate

2. Sự hư thối:

– Quá trình hư thối diễn ra dưới ảnh hưởng của vi trùng phân hủy (protid sẽ phân hủy thành peptit và amin acid)

– Các biogen amin deamin – hóa hình thành các hơi NH3, C02, H2S…

– Carbon hydrate: các chất Glucid bị phân hủy thành acid Latic, acetal dehyd, C02 và H20

– Lipid: Các chất béo bị phân hủy thành Glycerin và acid béo tự do

– Sự phân hủy làm toàn thân trương to, mặt biến dạng. Quá trình hư thối tiến triển nhanh chóng trong điều kiện thời tiết nóng, ít thông gió, ngấm nước.

Câu 7: Phân loại các vết thương tích?

Thương tích bao gồm các tổn thương do các vật từ bên ngoài tác động vào cơ thể, sự tổn thương đó nặng, nhẹ, nông, sâu, rộng, nhỏ phụ thuộc vào vật tác động, trạng thái, trọng lượng áp lực của vật thể ấy.

Về phân loại vết thương, bao gồm các loại vết thương như sau:

Vết thương phần mềm: Mức độ thương tích của phần mềm phụ thuộc vào lực tác động của vật lớn hay nhỏ. Do đó, mức độ tổn thương phần mềm có nhiều sự khác nhau:

1. Vết sây sát:

– Vết này có thể thấy ngoài da hay trong nội tạng dưới hình thức vết mảng sây sát xảy ra trên bề mặt do va chạm tiếp tuyến với mặt diện rắn, gồ ghề, nhám, làm lớp thương bị bong ra khỏi bề mặt da hoàn toàn hay một phần

– Vết này ban đầu ngấm huyết thanh, ướt, màu trắng hồng. Sau khô dần chuyển thành vảy nâu khô nhám (vết da giấy)

– Có thể xác định được chiều di động của vật gây ra thương tích như sau: Gốc của mảnh thượng bì còn dính lại trên bề mặt da đối diện với chiều di động của vật gây thương tích

2. Vết bầm:

– Do vật rắn tác động vào phần mềm của cơ thể gây vỡ mạch máu nhỏ

– Vết bầm xuất hiện dễ dàng nơi có tổ chức đệm lỏng lẻo

– Màu sắc của vết bầm thay đổi từ màu đỏ nâu lúc ban đầu sang màu xanh lá cây đậm, sau đó sang màu vàng và sau đó chuyển sang màu xanh nhạt

3. Vết cắt, chém: Vết này do tác động của vật rắn có lưới sắc, tổ chức bị tách ra , không bị mất đi, tổn thương rộng, hẹp dài hay ngắn tùy thuộc vào vật tác động, lực tác động

4. Vết cắt: Vết đứt da, có bờ gọn, độ sâu ở góc vết thương nhỏ hơn so với độ sâu ở đáy vết thương. Vết chém, vết đứt da có bờ gọn, độ sâu ở đáy vết thương và góc vết thương bằng nhau. Miệng vết thương há rộng nếu cơ bị đứt nhiều hoặc bị cắt, chém ngang

5. Vết dập nát: Tổn thương này do lực đè ép gây ra: Vết rách da tụ máu, bờ rách không đều, góc vết thương không nhọn, có thể có vết rách phụ

Đáy của vết thương dập nát nham nhở, có thể tìm thấy di vật trong vết thương

6. Vết đâm: Gây ra do tác động của vật rắn, có mũi nhọn

Vết thương có hình dạng tùy theo hình dạng của hung khí. Thông thường thì vết thương tuy nhỏ nhưng gây ra nhũng tổn thương nặng ở phủ tạng và các mạch máu lớn

Dao đầu nhọn có 1 lưỡi đâm một động tác gây một vết thương có bờ gọn, một góc nhọn ứng với lưỡi dao, một góc tù ứng với sống dao

Dao đầu nhọn có một hoặc hai lưỡi, hai động tác vừa đâm vừa rạch gây vết thương có bờ gọn hình bầu dục và bề rộng của vết thương lớn hơn bề rộng của bản dao

Hình dạng của vết đâm do dao có thể mang nhiều hình chữ V, trong trường hợp đâm đối chiếu thành một góc nhọn hay tù

Chiều sâu của vết đâm có thể lớn hơn chiều dài dao đâm do đặc tính đàn hồi của da và phần mềm bị ép lại khi bị đâm

7. Các vết đặc biệt khác: Vết bỏng nhiệt, điện; Vết đạn bắn…

Câu 8: Nguyên nhân của tử thi do chết ngạt?

– Khái niệm

Chết ngạt là hiện tượng thiếu hẳn hay thiếu một phần một cách nhanh chóng, hay dần dần dưỡng khí O2 trong máu hay trong các tổ chức

– Nguyên nhân của tử thi do chết ngạt?

1. Không khí thiếu O2: O2 bị thay thế bởi moojt khí trơ (không độc nhưng không có tác dụng hô hấp) như Nito, Hydro…

Áp lực không khí giảm (thượng tầng không khí)

CO2 vừa chiếm chỗ O2 vừa có độc: (ví dụ: ngạt xuống giếng có chứa nhiều CO2 phát sinh từ các chất hữu cơ hôi thối)

2. Không khí bị thay thế bởi chất lỏng (chết đuối)

3.Các chướng ngại làm tắc đường hô hấp (ngạt cơ tính): Các đường hô hấp phổi bị tắc: Do bệnh lý (như bạch cầu, ung thư thanh quản, áp xe hầu…)

Các hô hấp không giãn được vì: Tê liệt, cơ cứng, bị chặn, phổi bị xẹp…

4. Chức năng hô hấp của phổi bị giảm: Do viêm phổi, viêm phế quản phổi, phù phổi cấp Trong máu bị: Giảm lượng Hemoglobin vì thiếu máu nặng (thiếu hồng huyết cầu) xuất huyết nhiều, máu nhiễm chất độc, tiêu huyết Hemoglobin biến thành độc xít cácbon

Mất khả năng tiêu thụ O2 của các tổ chức: trúng độc HCN

Câu 9: Trình bày những dấu hiệu chết ngạt bên ngoài của tử thi?

– Khái niệm

Chết ngạt là hiện tượng thiếu hẳn hay thiếu một phần một cách nhanh chóng, hay dần dần dưỡng khí O2 trong máu hay trong các tổ chức

– Dấu hiệu bên ngoài:

+ Xung huyết giác mạc, da, mặt, cổ, môi với mức độ khác nhau

+ Vết hoen tử thi xuất hiện sớm

+ Lan rộng nhanh sau 30 phút (bình thường từ 3-24 giờ) hư thối cũng sớm

+ Giai đoạn cứng tử thi rất ngắn

Câu 10: Trình bày nhũng dấu hiệu chết ngạt bên trong của tử thi?

– Khái niệm

Chết ngạt là hiện tượng thiếu hẳn hay thiếu một phần một cách nhanh chóng, hay dần dần dưỡng khí O2 trong máu hay trong các tổ chức

– Dấu hiệu bên trong:

+ Trên các phủ tạng có dấu chấm huyết rải rác ở thành mạc, thượng tâm mạc, màng phổi, trong não trong giác mạc. Đôi khi thấy cả tuyến thượng thận

+ Qua điện cắt thấy tất cả các phủ tạng xung huyết rất nhiều. Màu của phủ tạng xung huyết tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngạt

+ Nếu nguyên nhân gây ngạt chỉ làm tổ chức tế bào không hấp thụ đc oxy, còn trong máu lượng oxy vẫn bình thường, thì máu phủ tạng đỏ tươi giống màu đỏ cánh sen (ngộ độc chất clorat, Nitrit, đặc biệt là Oxytcacbon)

+ Xung huyết phủ tạng là biểu hiện phủ tạng là biểu hiện thích nghi của cơ thể để bù đắp vào sự thiếu hụt oxy khiến cho nhịp tim tăng nhanh, phổi thở mạnh làm tăng khối lượng máu, tăng duy trì sự sống tại những cơ quan trong não, tim khi thiếu oxy

+ Tim bóp nhanh, dồn khối lượng máu về hệ thống động tĩnh mạch, làm áp lực thành mạch tăng

+ Hô hấp của các tế bào mô bị rối loạn khiến mối liên kết giữa chúng thiếu chặt chẽ. Do đó nơi nào thành mạch xung huyết hồng cầu thoát quản gây nên hiện tượng xuất huyết rải rác.

5/5 - (4757 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền