Để theo đuổi nghề luật bạn cần đánh đổi rất nhiều thứ, nó không chỉ là tiền bạc mà còn là thời gian, công sức và rất nhiều cái giá tương xứng khác
Các nội dung liên quan:
- Những điều bạn nên tìm hiểu trước khi đăng ký ngành Luật
- 07 dấu hiệu cho thấy bạn hợp với nghề luật
- Kinh nghiệm khi mới bước chân vào nghề Luật
- 10 điều sinh viên luật nên đọc dù chỉ một lần
- 08 thói quen hàng ngày cực kỳ bổ ích cho dân luật
1. Nghề luật đang là “một nghề có giá” khi mà hiện nay, khối cơ quan nhà nước và cả khối tư nhân đều rất cần nguồn nhân sự có trình độ kiến thức và hiểu biết về luật pháp.
2. Bạn phải bỏ ra ít nhất 200 triệu đồng cho quãng đường chuẩn bị hành trang bước vào nghề (tính từ lúc học đại học). Với nhiều người để có một công việc đúng ngành, ổn định số tiền có thể là nhiều hơn thế.
3. Học luật không chỉ để làm luật sư mà còn tới 19 ngã rẽ khác. Đối với một số lĩnh vực thì tấm bằng cử nhân luật là chiếc vé độc quyền đi đến các vị trí chuyên sâu (Thẩm phán, luật sư kiểm sát viên, công chứng viên…)
4. Để có thể hành nghề luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên…bạn phải mất ít nhất 7 năm trở lên tính từ khi học đại học. Để trở thành thẩm phán bạn phải mất nhiều hơn số đó.
5. Am hiểu pháp luật cũng giống như một người thợ máy hiểu về động cơ. Họ có thể vận hành nó một cách tốt nhất và biết cách khắc phục mỗi khi gặp sự cố.
6. Người học y nhìn đâu cũng thấy bệnh tật…người học luật nhìn đâu cũng thấy tội phạm, tiêu cực, ngang trái. Cái giá của góc nhìn bệnh nghề nghiệp.
7. Quan điểm nghề luật không đủ sống đã trở nên lỗi thời. Tại các quốc gia phát triển như những người làm về pháp luật (luật sư…) luôn có mặt trong top những nghề được trả lương hậu hĩnh nhất. Ở Việt Nam xu hướng này cũng đang dần được hình thành.
8. Do thường xuyên tiếp xúc với các vấn đề pháp lý và giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội nên nghề luật được xem là một trong những nghề có nhiều rủi ro nhất.
9. Học luật thường bị mang tiếng là khô khan, hay lý luận, thầy cãi. Cho nên, đôi khi dù nghề luật rất có giá nhưng con gái luật vẫn phải…phá giá.
P/S: Bài viết không mang tính học thuật. Chỉ có giá trị tham khảo!
Để lại một phản hồi