Tình huống thực tế – Cách làm bài tập xác định tội danh

Tội danh

Hướng dẫn cách làm bài tập xác định tội danh thông qua tình huống hình sự. Xin chia sẻ để các bạn tham khảo.

..

Những nội dung liên quan:

..

Cách làm bài tập xác định tội danh

Trên cơ sở lý luận định tội danh, anh chị hãy đưa ra quan điểm định tội trong 2 vụ án sau đây:

Tài liệu sử dụng Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

1. Vụ án thứ nhất: Vụ Nguyễn Trọng T. Tòa án tỉnh H xét xử sơ thẩm tại bản án số 254/2009/HSST ngày 21/07/2009

1.1 Tóm tắt nội dung vụ án như sau:

T quen biết cháu trần minh Đ và Trần Thành C (người bị giết chết sinh năm 1996) và quen biết cha mẹ các cháu Đ và C. đầu tháng 1/2009, T có ý định bắt cóc cháu Đ để tống tiền cha mẹ cháu Đ, lấy tiền tiêu Tết.

Chiều ngày 7/01/2009, T gặp chúa Đ đi xe đạp, T định hỏi  cháu Đ xin đi nhờ  xe đạp với mục đích rủ cháu Đ đế chổ vắng để thực hiện mục đích tống tiền, nhưng xe đạp của cháu Đ không có đèo hàng phía sau nên T không thực hiện được ý định phạm tội, sau đó, T gặp C đi học về bằng xe đạp, T biết gia đình cháu C kinh tế khá giả nên T thay đổi ý định là sẽ bắt cóc cháu C.

Khoảng 17h ngày 9/01/2009, T chờ sẵn ở cổng trường học  của cháu C lúc cháu C từ cổng trường đi ra, T rủ cháu C đi thả diều,  cháu C đồng ý, T dùng xe đạp của cháu C chở cháu C đi ra bãi ngô bên bờ sông chơi đến 19h , lúc này trời chạng vạng tối, không có người qua lại. T bất ngờ bẻ quật hai tay cháu C ra sau lưng, dúi đầu xuống đất, T dùng đầu gối chạy lên cháu C sau đó T nhặt được thanh gỗ ở gần đó đập liên tiếp vào gáy cháu C, cháu C đau đớn giãy dụa và nói: “ mày, mày, mày…”. Sợ bị lộ, T bóp chặt cổ cháu C, thấy cháu C không cử động T mới bỏ tay ra rồi lúc soát túi quần cháu C lấy được 1 điện thoại di động nhãn hiệu Motorola, sau đó ném xác cháu C xuống sông cùng thanh gỗ hung khí và chiếc balo đựng sách của cháu C để phi tang.

T chiếm đoạt xe đạp đem bán được 540.000 đồng, dùng điện thoại di động chiếm đoạt được nhắn tin và gọi điện đến số máy di động của mẹ cháu C với nội dung như sau: Con trai là cháu C bị một đối tượng bắt cóc phải đem 350 triệu đồng  đến đặt tại 1 nơi do T quy định rồi đi về, thì sẽ tha cháu C, nếu không làm theo yêu cầu thì sẽ giết cháu C ( mặc dù T đã giết cháu C rồi ), gia đình cháu C chấp nhận làm theo yêu cầu của T, T đứng gần điểm hẹn nhìn thấy bố cháu C để túi tiền tại nơi T quy định và đã đi xa, đến khoàng 3h sáng hôm sau ngày 10/01/2009, T lấy được túi tiền thì bị bắt cùng vật chứng là 148 triệu đồng.

1.2 Quan điểm định tội danh và quyết định hình phạt đối với vụ án

Theo quan điểm nhóm 1 thì  Nguyễn Trọng T phạm 3 tội theo quy định của BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, gồm:

Tội thứ nhất: Tội giết người theo quy định tại điểm b, g khoản 1 điều 123 BLHS 2015 sđ, bs 2017 với mức hình phạt là tử hình.

Tội thứ hai: Tội cướp tài sản theo quy định tại khoản 1, điều 168 BLHS 2015 sđ, bs 2017 (chiếc điện thoại di động và xe đạp) với mức hình phạt là 4 năm tù.

Tội thứ ba: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm c, khoản 2, điều 174 BLHS 2015 sđ, bs 2017 (số tiền 148 triệu đồng ) với mức hình phạt là 5 năm tù.

Như vậy, tổng hợp hình phạt đối với 3 tội mà T phải chấp hành là tử hình.

1.2.1 Tội giết người (theo căn cứ tại điểm b, g khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 sđ, bs 2017 với mức hình phạt tử hình).

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

b) Giết người dưới 16 tuổi

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác

Các yếu tố cấu thành tội giết người của vụ án

– Khách thể : xâm phạm đến quyền sống của con người được luật hình sự bảo vệ. Cụ thể Nguyễn Trọng T đã xâm phạm quyền sống của Trần Thành C.

– Mặt khách quan

+ Hành vi: T đã có hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của C. Cụ thể, T bẻ quật hai tay cháu C ra sau lưng, dúi đầu xuống đất, T dùng đầu gối chạy lên cháu C sau đó T nhặt được thanh gỗ ở gần đó đập liên tiếp vào gáy cháu C. T bóp chặt cổ cháu C, thấy cháu C không cử động T mới bỏ tay ra.

+ Hậu quả: Trần Thành C tử vong

– Mặt chủ quan: Nguyễn Trọng T thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp

– Chủ thể: Nguyễn Trọng T có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Quan điểm định tội danh và quyết định hình phạt

Về định tội danh:

Như vậy, hành vi của Nguyễn Trọng T đã thỏa mãn các yếu tố để cấu thành nên tội giết người theo quy định của BLHS 2015 sđ, bs 2017. Vì vậy việc xác định T đã phạm tội giết người là hoàn toàn đúng pháp luật.

Về quyết định hình phạt:

Trong vụ án này T đã giết người dưới 16 tuổi vì cháu Trần Thành C sinh năm 1996 tính đến thời điểm bị xác hại tức năm 2009 thì C chỉ mới 13 tuổi. Đồng thời, mục đích mà T giết C là để thực hiện tội phạm khác cụ thể là tội cướp tài sản. Từ những căn cứ trên cho thấy Nguyễn Trọng T đã phạm tội giết người theo quy định tại điểm b, g khản 1 điều 123 vậy nên việc quyết định hình phạt tử hình là có hoàn toàn căn cứ và đúng pháp luật.

1.2.2 Tội cướp tài sản (theo quy định tại khoản 1, điều 168 BLHS 2015 sđ, bs 2017 với mức hình phạt là 4 năm tù)

Điều 168. Tội cướp tài sản

1.Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào trạng thái không thể chóng cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản của vụ án

– Khách thể: hành vi của T đã xâm phạm đến quyền sở hữu được luật hình sự bảo vệ. Cụ thể, T mới bỏ lục soát túi quần cháu C lấy được một điện thoại di động nhãn hiệu Motorola, T chiếm đoạt xe đạp đem bán được 540.000 đồng.

– Mặt khách quan: Nguyễn Trọng T đã dùng vũ lực để khống chế cháu C nhằm chiếm đoạt tài sản của C.

– Mặt chủ quan: Nguyễn Trọng T thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ và mục đích là chiếm đoạt tài sản.

– Chủ thể: T là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Quan điểm định tội danh và quyết định hình phạt

Về định tội danh:

Như vậy, hành vi của Nguyễn Trọng T đã thỏa mãn các yếu tố để cấu thành nên tội cướp tài sản theo quy định của BLHS 2015 sđ, bs 2017. Vì vậy việc xác định T đã phạm tội cướp tài sản là hoàn toàn đúng pháp luật.

Về quyết định hình phạt

Trong vụ án này, tài sản mà Nguyễn Trọng T chiếm là một chiếc điện thoại di động và một chiếc xe đạp được T bán với giá 540.000 đồng. Trên cơ sở giá trị tài sản chiếm đoạt được và xem xét toàn diện các vấn đề của tội phạm mà T đã thực hiện, xét thấy việc phạt Nguyễn Trọng T 4 năm tù về tội cướp tài sản theo quy định tại khoản 1, điều 168 BLHS 2015 sđ, bs 2017 là có căn cứ và đúng pháp luật.

1.2.3 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (theo quy định tại điểm c, khoản 2, điều 174 BLHS 2015 sđ, bs 2017 với mức hình phạt là 5 năm tù)

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây , thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm

b) Đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

a) Có tổ chức

b) Có tính chất chuyên nghiệp

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng

d) Tái phạm nguy hiểm

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

e) dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của vụ án

– Khách thể: hành vi của Nguyễn Trọng T đã xâm phạm quyền sở hữu được luật hình sự bảo vệ. Cụ thể, Nguyễn Trọng T đã chiếm đoạt 148 triệu đồng của gia đình cháu C.

Mặt khách quan: Nguyễn Trọng T đã có hành vi lừa dối gia đình cháu C nhằm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, T đã nói dối là cháu C bị một đối tượng bắt cóc, phải đem 350 triệu đồng đến đặt tại một nơi do T quy định rồi đi về, thì sẽ tha cháu C, nếu không làm theo yêu cầu, thì sẽ giết cháu C (mặc dù T đã giết cháu C rồi).

– Mặt chủ quan: Nguyễn Trọng T thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ và mục đích của T là nhằm chiếm đoạt tài sản của gia đình cháu C.

– Chủ thể: Nguyễn Trọng T là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Quan điểm định tội danh và quyết định hình phạt

Về định tội danh

Trong vụ án này, sau khi giết cháu C, T đã có hành vi nói gian dối với gia đình người bị hại là cháu C vẫn còn sống để gia đình cháu C tin tưởng và đưa tiền cho T. Mặc dù, khi gọi điện thoại Nguyễn Trọng T có nói sẽ giết cháu C nếu không thực hiện theo yêu cầu nhưng lời nói của T lúc này với cha mẹ cháu C không phải là đe dọa mà là sự gian dối để người bị hại tin là thật.  Trên cơ sở xem xét một cách toàn diện các yếu tố cấu thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xét thấy hành vi của Nguyễn Trọng T đủ yếu tố cấu thành tội này. Vậy nên, việc xác định T phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của BLHS 2015sđ, bs 2017 là hoàn toàn có cơ sở và đúng pháp luật.

Về quyết định hình phạt.

Trên cơ sở giá trị tài sản mà Nguyễn Trọng T đã chiếm đoạt được là 148 triệu đồng và xem xét toàn diện các vấn đề của tội phạm mà T đã thực hiện, xét thấy việc phạt Nguyễn Trọng T 5 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại  điểm c, khoản 2, điều 174 BLHS 2015 sđ, bs 2017 là hoàn toàn có căn cứ và đúng pháp luật.

2. Vụ án thứ hai: Vụ Phạm Đức B, Tòa án tỉnh N xét xử sơ thẩm tại bản án số 75/2008/HSST ngày 31/07/2008

2.1 Tóm tắt nội dung vụ án như sau:

B là thanh niên trẻ tuổi (sinh ngày 20/10/1989 ) lười học tập, lười lao động nhưng đua đòi, ham chơi. Để có tiền tiêu tết B đã có hành vi: vào chiều 09/11/2007, cháu Nguyễn Tiến T ( là người bị B giết chết sinh ngày 24/11/2000 ) đi học về vào nhà B chơi, cùng xem phim với B, sau đó cháu T ra sân chơi với con chó nhà B.

Lúc này B thấy cháu T đang vui chơi với con chó, B đã rút ruột dây phanh xe đạp (dây bằng kim loại) siết chặt vào cổ cháu T một lúc làm cháu T nghẹt thở ngã xuống đất, B đưa cháu T vào trong nhà dùng dầu xoa bóp để cháu T hồi tỉnh nhưng cháu T đã chết, B lấy bông đặt gần mũi để kiểm tra xem đã chết hẳn hay chưa, biết cháu T chết thật nên B đã lấy dây cao su buộc mũi, buộc chân, buộc tay cháu T đem giấu vào bụi chuối ở trong vườn, đến đêm khuya B buộc đá vào xác cháu T rồi vứt xuống ao để xóa dấu vết.

Sáng hôm sau, ngày 10/11/2007, B gọi điện thoại cho mẹ cháu T nói là: đến 11h cùng ngày đem 50 triệu đồng đến điểm hẹn mà B quy định, thì được nhận lại cháu T ( mặc dù B đã giết cháu T từ chiều ngày hôm trước ) mẹ cháu T chấp nhận điều kiện của B, sau đó, B lại thay đổi địa điểm không giao tiền ở điểm đã hẹn, mà để 50 triệu đồng vào thùng rác, buồng vệ sinh nữ tại siêu thị thành phố V, rồi đến cửa khách sạn P để nhận cháu T, B nhờ bạn nữ của B vào buồng vệ sinh nữ để lấy tiền ở thùng rác giúp B. Khi bạn nữ của B đưa tiền cho B, thì bị bắt cùng vật chứng là 50 triệu đồng.

2.1 Quan điểm định tội danh và quyết định hình phạt

Trọng vụ án này, theo quan điểm của nhóm 1 thì B đã phạm 2 tội theo quy định của BLHS 2015 sđ, bs 2017 gồm:

Tội thứ nhất: Tội giết người theo căn cứ tại điểm b, g khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 sđ, bs 2017 với mức hình phạt tử hình.

Tội thứ hai: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm c, khoản 2, điều 174 BLHS 2015 sđ, bs 2017 với mức hình phạt là 5 năm tù.

Tổng hợp hình phạt đối với 2 tội mà T phải chấp hành là tử hình.

2.1.1 Tội giết người (theo căn cứ tại điểm b, g khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 sđ, bs 2017 với mức hình phạt tử hình).

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

b) Giết người dưới 16 tuổi

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác

Các yếu tố cấu thành tội giết người của vụ án

– Khách thể : xâm phạm đến quyền sống của con người được luật hình sự bảo vệ. Cụ thể, B đã xâm phạm đến quyền sống của Nguyễn Tiến T.

Mặt khách quan: B đã thực hiện hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của cháu Nguyễn Tiến T. Cụ thể, B đã rút ruột dây phanh xe đạp (dây bằng kim loại) siết chặt vào cổ cháu T một lúc làm cháu T nghẹt thở tử vong.

– Mặt chủ quan: B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

– Chủ thể: B là người có năng lực trách nhiệm hình sự, có nghĩa b nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng B vẫn thực hiện theo ý chí của mình. B đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (B sinh ngày 20/10/1989  phạm tội ngày 09/11/2007, lúc ngày B đã 18 tuổi 20 ngày).

Quan điểm định tội danh và quyết định hình phạt

Về định tội danh:

Như vậy, hành vi của B đã thỏa mãn các yếu tố để cấu thành nên tội giết người theo quy định của BLHS 2015 sđ, bs 2017. Vì vậy việc xác định B đã phạm tội giết người là hoàn toàn có căn cứ và đúng pháp luật.

Về quyết định hình phạt:

Trong vụ án này T đã giết người dưới 16 tuổi vì cháu Nguyễn Tiến T sinh ngày 24/11/2000 bị xác hại vào ngày 9/11/2007 khi đó cháu T chỉ mới 7 tuổi. Đồng thời, mục đích mà B giết T là để thực hiện tội phạm khác cụ thể là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ những căn cứ trên cho thấy Nguyễn Trọng T đã phạm tội giết người theo quy định tại điểm b, g khản 1 điều 123 vậy nên việc quyết định hình phạt tử hình là hoàn toàn có căn cứ và đúng pháp luật.

2.1.2 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (theo quy định tại điểm c, khoản 2, điều 174 BLHS 2015 sđ, bs 2017 với mức hình phạt là 5 năm tù).

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây , thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm

b) Đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

a) Có tổ chức

b) Có tính chất chuyên nghiệp

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng

d) Tái phạm nguy hiểm

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

e) dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của vụ án

– Khách thể: hành vi của B đã xâm phạm quyền sở hữu được luật hình sự bảo vệ. Cụ thể, Nguyễn Trọng T đã chiếm đoạt 50 triệu đồng của gia đình cháu C.

Mặt khách quan: B đã có hành vi lừa dối gia đình cháu T nhằm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, B gọi điện thoại cho mẹ cháu T nói là: Đến 11 giờ cùng ngày đem 50 triệu đồng đến điểm hẹn mà B quy định, thì được nhận lại cháu T mặc dù B đã giết chết cháu T từ chiều ngày hôm trước.

– Mặt chủ quan: B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Đông cơ và mục đích là nhằm chiếm đoạt tài sản.

– Chủ thể: B là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Quan điểm định tội danh và quyết định hình phạt.

Về định tội danh

Trong vụ án này, mặc dù cháu T đã chết rồi nhưng B nói với cha mẹ cháu T là cháu T còn sống . Lời nói này là thủ đoạn gian dối của B nhằm mục đích để cha mẹ cháu T tin là: Cháu T còn sống thật, có như vậy B mới chiếm đoạt được tài sản của cha mẹ cháu T.

Trên cơ sở xem xét một cách toàn diện các yếu tố cấu thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xét thấy hành vi của B đủ yếu tố cấu thành tội này. Vậy nên, việc xác định B phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của BLHS 2015sđ, bs 2017 là hoàn toàn có cơ sở và đúng pháp luật.

Về quyết định hình phạt

Trên cơ sở giá trị tài sản mà B đã chiếm đoạt được là 50 triệu đồng và xem xét toàn diện các vấn đề của tội phạm mà B đã thực hiện, xét thấy việc phạt B 5 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại  điểm c, khoản 2, điều 174 BLHS 2015 sđ, bs 2017 là hoàn toàn có căn cứ và đúng pháp luật.

[Download] 350 bài tập lý luận định tội danh thông dụng

Download tài liệu về máy

[PDF] Đáp án 350 bài tập lý luận định tội danh thông dụng

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Các tìm kiếm liên quan đến Cách làm bài tập xác định tội danh: các bước định tội danh, bài tập lý luận định tội danh, định tội danh và quyết định hình phạt, bai tap ve dinh toi danh, bài tập tình huống luật hình sự có đáp án, bài tập tình huống luật hình sự 3, định tội danh là gì, phương pháp định tội danh trong đồng phạm

3/5 - (2 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền