Đây là nội dung của Mục 2 nằm trong Chương II. Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp.
Xem thêm các nội dung khác của Chương II
Mục 2: Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp
1. Phương pháp truyền đạt thông tin
Được áp dụng rộng rãi trong tất cả các giai đoạn tố tụng
Chủ thể tác động đưa ra những thông tin có liên quan đến các vấn đề người bị tác động quan tâm -> tác động đến tư duy, tình cảm, ý chí … của họ
=> Làm xuất hiện những cảm xúc hay làm thay đổi thái độ và hành vi của người bị tác động
Chú ý:
- Điều kiện truyền đạt thông tin: Đề xuất thông tin mới, cung cấp cho người bị tác động những thông tin cần thiết tối thiểu
- Phương thức truyền đạt thông tin: Ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, tài liệu, hình ảnh, sơ đồ
- Hình thức truyền đạt thông tin: Câu hỏi, câu cảm thán, câu tường thuật, câu khẳng định, câu phủ định
- Xác định trình tự và tốc độ truyền đạt thông tin: Khi truyền đạt thông tin cần phải đảm bảo sự tập trung chú ý của người bị tác động. Phải xem xét, lựa chọn để xác định trình tự phù hợp.
* Phương pháp truyền đạt thông tin sử dụng trong các trường hợp:
- Cần làm tăng hiểu biết, kiến thức cho người bị tác động
- Cần thay đổi hướng tư duy của người bị tác động khi họ cung cấp thông tin không đúng sự thật
- Cần làm thay đổi xúc cảm, tình cảm, trạng thái tâm lý, quan điểm, lập trường của người bị tác động
- Cần khôi phục lại trí nhớ về những tình tiết mà người bị tác động quên hoặc nhầm lẫn
2. Phương pháp thuyết phục
Dùng những lời lẽ để phân tích, giải thích cho người bị tác động nhằm giúp họ nhận rõ đúng, sai, phải, trái, thiệt hơn về các vấn đề có liên quan tới họ
=> Làm cho họ thay đổi cách nhìn nhận và thay đổi thái độ, đồng thời hình thành cách nhìn mới, thái độ mới phù hợp
* Các dạng thuyết phục
- Thuyết phục logic
- Thuyết phục tình cảm
- Thuyết phục tranh luận
- Thuyết phục cổ động, tuyên truyền
* Các bước thuyết phục:
- Trình bày các chứng cứ nhất định
- Truyền đạt thông tin xác nhận tính đúng đắn của các chứng cứ đã đưa ra
- Sự nghi ngờ khi nghe và sự phản đối của người bị tác động
- Trình bày các chứng cứ mới có chú ý tới sự phản đối
- Nhắc lại các chứng cứ riêng biệt và các yếu tố riêng biệt của thông tin nhằm mục đích gây tác động đầy đủ đến quá trình tư duy của người bị tác động
3. Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy
Hướng quá trình tư duy của người bị tác động bằng cách đặt cho họ những nhiệm vụ tương ứng (câu hỏi),
-> Để khi giải quyết những nhiệm vụ này họ buộc phải sử dụng thông tin từ mô hình tư duy của sự kiện
Cụ thể:
Đặt ra một loạt câu hỏi chi tiết để khám phá sự thiếu rõ ràng về một khối lượng lớn những thông tin của đối tượng đã đưa ra lời khai không đúng về sự kiện
Ví dụ: Người làm chứng khai suốt buổi tối anh ta ở cùng với can phạm trong phòng riêng của can phạm
* Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy thường được sử dụng trong các trường hợp:
- Khi người cung cấp lời khai quên một số tình tiết của vụ án
- Khi cần làm thay đổi thái độ, quan điểm, lập trường của đối tượng
- Khi người bị tác động khai báo không đúng sự thật
* Yêu cầu:
- Sử dụng nhiều câu hỏi khác nhau: nghi vấn, phủ định, khẳng định
- Ngữ điệu câu hỏi phù hợp
- Thể hiện thái độ biểu cảm với câu hỏi
4. Phương pháp ám thị gián tiếp
Chủ thể tác động đưa ra những câu hỏi và thông tin về sự kiện nào đó không có quan hệ trực tiếp đến vụ án, nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với cuộc sống riêng tư của người bị tác động
=> Làm cho người bị tác động tự hiểu rằng: Những vấn đề đó mà chủ thể tác động đã biết thì chắc những vấn đề khác về vụ án, về hành vi của mình chắc chắn CQTHTT cũng đã biết hoặc sẽ biết -> Người bị tác động phải cân nhắc, suy nghĩ và thay đổi thái độ của mình
So sánh phương pháp ám thị gián tiếp với phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy?
Trả lời: Thông tin ở phương pháp ám thị gián tiếp đưa ra không liên quan trực tiếp tới vụ án
5. Phương pháp mệnh lệnh
Là phương tiện cưỡng bức tâm lý nhằm giáo dục cho người bị tác động ý thức kỷ luật, tự giác và thái độ đúng đắn đối với llao động trong quá trình cải tạo
Được sử dụng trong:
- Bắt giữ người
- Khám xét
- Cải tạo người phạm tội
6. Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển
Sử dụng các giao tiếp tâm lý trong hoạt động tư pháp để đạt các mục đích tác động
* Mục đích:
Cho mình xin ebook