Các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật

Chuyên mụcXã hội học pháp luật Xã hội học pháp luật

Các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật

Chức năng của mỗi bộ môn khoa học được phản ánh một cách phong phú ở mối quan hệ và sự tác động qua lại của chính môn khoa học ấy với hoạt động thực tiễn xã hội. Người ta căn cứ vào nhu cầu của xã hội trong sự nhận thức và tác động đến thực tiễn xã hội để xác định chức năng của một môn khoa học. Chức năng của xã hội học pháp luật được quy định bởi nhu cầu phát triển trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và con người. Chức năng của xã hội học pháp luật bao gồm:

Các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật
Các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật

Chức năng nhận thức

Chức năng nhận thức của xã hội học pháp luật trước hết thể hiện ở chỗ, Xã hội học pháp luật trang bị cho người nghiên cứu môn học cách thức tiếp cận nghiên cứu các quy luật và tính quy luật của quá trình phát sinh, hoạt động và phát triển của pháp luật bằng trí thức xã hội học có việc nghiên cứu hệ thống các khái niệm, lý thuyết và phương pháp của môn học. Trong khi chỉ ra những quy luật khách quan của sự kiện, hiện tượng pháp luật, xã hội học pháp luật đã tạo ra những tiền đề để nhận thức triển vọng phát triển cao hơn của sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu cũng như các mặt, các lĩnh vực sinh nhật của nó.

Hoạt động điều tra, khảo sát xã hội học pháp luật cung cấp bằng chứng thực nghiệm giúp cho việc nhận thức một cách khách quan, Toàn diện, đầy đủ và chính xác về nguồn gốc, bản chất của pháp luật; thực trạng của hệ thống pháp luật; về trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật của giai cấp, các tầng lớp xã hội; về tình hình vi phạm pháp luật ở từng thời điểm, từng khu vực địa lý nhất định.

Nghiên cứu xã hội học pháp luật nhằm làm sáng tỏ các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, hậu quả của hành vi sai lệch giúp cho các cá nhân, nhóm xã hội nhận thức đầy đủ hơn vị thế, vai trò của mình, từ đó có thái độ, hành vi phù hợp với các quy định chuẩn mực pháp luật, phát huy tính tích cực xã hội, hạn chế hành vi sai lệch.

Xã hội học pháp luật còn là cơ sở phát triển tư duy khoa học, tạo điều kiện hình thành thói quen suy xét mọi hiện tượng xã hội và quá trình phức tạp trên cơ sở thực nghiệm khoa học. Đặc biệt, xem luyện kỹ năng cho các chủ thể có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước tác phong nắm bắt kịp thời thông tin, cụ thể, sâu sắc về các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sống và xu hướng biến đổi của các quan hệ xã hội, chỉ ban hành pháp luật và quyết định áp dụng pháp luật khi có đầy đủ thông tin và những luận chứng khoa học về nó.

Chức năng thực tiễn

Chức năng thực tiễn của xã hội học pháp luật có quan hệ mật thiết với chức năng nhận thức. Việc nghiên cứu xã hội học pháp luật không chỉ đơn thuần là vận dụng vào nhận thức hiện thực các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong thực tiễn mà quan trọng là đưa ra các giải pháp đúng đắn, Kịp thời kiểm soát các sự kiện, hiện tượng đó. Sự phong phú, đa dạng của xã hội học pháp luật cả ở mặt lý luận và thực nghiệm làm cho nó trở thành công cụ thiết yếu trong hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật. Hoạt động nghiên cứu xã hội học pháp luật, đặc biệt là những hoạt động điều tra, khảo sát của ý nghĩa như là cầu nối các nhà khoa học, các nhà lập pháp, hành pháp, tư pháp với tầng lớp nhân dân, chính từ đây đã tạo ra một quy trình khép kín và hoàn chỉnh về sự vận hành của hệ thống pháp luật, c ca ở mặt lý luận và thực nghiệm làm cho nó trở thành công cụ thiết yếu trong hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật. Hoạt động nghiên cứu xã hội học pháp luật, đặc biệt là những hoạt động điều tra, khảo sát của ý nghĩa như là cầu nối các nhà khoa học, các nhà lập pháp, hành pháp, tư pháp với tầng lớp nhân dân, chính từ đây đã tạo ra một quy trình khép kín và hoàn chỉnh về sự vận hành của hệ thống pháp luật, các của các văn bản pháp luật, của các văn bản pháp luật.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, xã hội học pháp luật cùng cố và xây dựng những luận cứ khoa học giúp cho đảng và nhà nước hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật đúng đắn, kịp thời phù hợp với tình hình phát triển xã hội ở từng giai đoạn cụ thể. Quá trình xây dựng pháp luật đòi hỏi phải nghiên cứu sâu sắc thực tiễn xã hội, các quá trình kinh tế, chính trị, tư tưởng, tâm lý xã hội; đặc điểm dân cư, nhu cầu của các tầng lớp, các nhóm nghề nghiệp; dân tộc, giới tính, trình độ học vấn. Thông tin từ các cuộc khảo sát xã hội học sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp. Các cuộc khảo sát xã hội học pháp luật trên thế giới cho thấy, nhân tố chính làm giảm hiệu quả của pháp luật không phải là do sự thiếu vắng các cơ chế thực hiện pháp luật mà do sự không tương thích của pháp luật với những đòi hỏi khách quan trong việc điều tiết các lợi ích của xã hội. Sự tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân vào công việc xây dựng pháp luật sẽ đảm bảo được đầy đủ và toàn diện lợi ích, Ý nguyện của nhân dân và sẽ tạo điều kiện để đảm bảo thực hiện pháp luật nghiêm minh và có hiệu quả sau này. Thực tế đã cho thấy, các đề xuất về pháp luật như nâng giá điện, thu phí đối với xe mang biển xuống máy tính và Hà Nội, quy định vòng ngực, cân nặng đối với người tham gia giao thông hãy đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam… gặp phải sự phản đối gay gắt của dư luận do không phù hợp với lợi ích của đông đảo người dân.

Hoạt động nghiên cứu xã hội học pháp luật về những mặt, khía cạnh của đời sống pháp luật cung cấp những thông tin được phản ánh từ cơ sở thực tiễn đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giúp họ cập nhật thường xuyên những thông tin cần thiết, kịp thời phát hiện được những mâu thuẫn, xung đột hay những sai lệch từ đó tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật.

Chức năng dự báo

Pháp luật được thực thi hiệu quả, mang tính ổn định lâu dài là do nội dung của pháp luật có tính dự báo, các quy định của pháp luật không chỉ phù hợp với nhu cầu xã hội hiện tại mà còn phù hợp với xu thế phát triển đi lên của nhân loại. Lịch sử nhà nước và pháp luật các nước trên thế giới chứng minh rằng, sự ra đời của những đạo luật phù hợp lợi ích chung, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại sẽ làm cho quốc gia sở hữu những đạo luật đó có sự tiến bộ nhé vọt so với các nước trên thế giới. Dự báo là một chức năng quan trọng của xã hội học nói chung, xã hội học pháp luật nói riêng. Chức năng dự báo của xã hội học pháp luật bao gồm:

– Trên cơ sở kết quả khảo sát thu thập thông tin, xử lý thông tin, các nhà xã hội học pháp luật phân tích tính logic, tính khách quan, nhận diện các sự kiện, hiện tượng pháp luật trong quá khứ và hiện tại, từ đó đưa ra các dự báo khoa học để làm sáng tỏ triển vọng phát triển xa hơn của những sự kiện, hiện tượng pháp luật trong tương lai.

– Bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, xã hội học pháp luật thu thập thông tin định tính, định lượng đánh giá dự báo tác động pháp luật giúp các chủ thể có thẩm quyền nhận biết những khả năng có thể xảy ra khi văn bản pháp luật được ban hành. Đặc biệt là đối với các dự thảo, dự án luật, các nghiên cứu của xã hội học pháp luật sẽ làm sáng tỏ các điều kiện cụ thể mà ở đó các văn bản pháp luật đang được dự thảo hoặc sắp ban hành. Từ việc đánh giá tác động pháp luật đối với thực tiễn xã hội, giúp cho các chủ thể có thẩm quyền đưa ra phương án, các giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật, chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.

– Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng và ý thức pháp luật của các nhóm xã hội, về hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, tội phạm và hiệu quả của các biện pháp đấu tranh phòng, chống hành vi sai lệch, tìm ra nguyên nhân để đưa ra những dự báo về diễn biến tình hình vi phạm pháp luật và phạm tội trong tương lai, giúp cho các chủ thể có thẩm quyền đưa ra các biện pháp hạn chế hành vi sai lệch và tội phạm.

Chức năng dự báo của xã hội học pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật. Việc hiểu biết sự kiện hiện tại và xu hướng phát triển đó trong tương lai là yếu tố cần thiết giúp cho các cơ quan nhà nước thông qua các quyết định một cách đúng đắn. Lựa chọn một giải pháp tôi yêu khánh liền với việc nhận thức đúng đắn những hậu quả pháp lý và xã hội của việc ban hành quy định đó, cũng như môi trường mà ở đó quyết định được ban hành sẽ được thực hiện trong tương lai.

>>> Xem thêm: Giáo trình Xã hội học pháp luật – Đại học Luật Hà Nội

5/5 - (22666 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền