Tranh luận là gì?
Tranh luận là hoạt động đối đáp qua lại giữa các chủ thể nhằm sáng tỏ (những) vấn đề đặt ra trên cơ sở bảo vệ chính kiến của riêng mình – ở mỗi chủ thể tham gia. Tranh luận được phân loại thành: tranh luận điều hành và tranh luận phi điều hành (căn cứ vào có yếu tố điều hành hay không); tranh luận duy lý và tranh luận duy thắng (căn cứ vào mục đích tranh luận).
Tranh luận là hoạt động liên quan đến làm rõ chân lý, những giải pháp khả thi, những quyết định sáng suốt. Tính tựdo ngôn luận, sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia là tính chất cần có để đảm bảo một cuộc tranh luận thật sự diễn ra và mang tính thuyết phục dành cho người chiến thắng. Nếu các chủ thể tham gia không có tự do tư tưởng, bị cấm đoán và không có sự bình đẳng, bị khống chế thì sự tranh luận nếu diễn ra chỉ là một kịch bản đã định sẵn, một quyết định đã quyết trước khi tranh luận.
Phân loại tranh luận
Có thể phân loại tranh luận dựa vào cuộc tranh luận có người điều hành hay không và dựa vào mục đích tranh luận.
– Dựa vào cuộc tranh luận có người điều hành hay không, tranh luận được phân thành: Tranh luận điều hành và tranh luận phi điều hành.
+ Tranh luận điều hành là cuộc tranh luận diễn ra có sự tham gia của chủ thể trung gian có chức năng điều phối, phán quyết trong cuộc tranh luận đó.
Tranh luận điều hành thường diễn ra những phiên tòa, trong đó chủ tọa phiên tòa là người trực tiếp điều phối, điều tiết và phán quyết ai đúng, ai sai.
Tranh luận điều hành thường diễn ra theo một trình tự, không lộn xộn và thường đưa ra được kết luận cuối cùng. Trong tranh luận kiểu này, tính công bằng của chù thể trung gian giữ vai trò quyết định đến hiệu quả tranh luận và tính thuyết phục của người chiến thắng.
+ Tranh luận phi điều hành là tranh luận trực tiếp giữa các chủ thể, không có sự tham gia của chủ thể trung gian điều phối. Tranh luận phi điểu hành thường diễn ra có tính tự phát, không chính thức trong sinh hoạt triết học, khoa học… và trong các vấn để khác của xã hội, của sinh hoạt đời thường, tranh luận loại này, vấn để tranh luận thường không xác định, tranh luận phần nhiều lộn xộn, ít khi có kết luận cuối cùng, người chiếm ưu thế thường là người nói sau cùng.
– Dựa vào mục đích, tranh luận phân loại thành: Tranh luận duy lý và tranh luận duy thắng.
+ Tranh luận duy lý là cuộc tranh luận giữa các chủ thể nhằm làm sáng tỏ vấn để đật ra, hướng tới chân lý khách quan. Mục đích của tranh luận duy lý là đi đến chân lý khách quan, không quan trọng là ai chiến thắng, chính kiến của ai được bảo vệ.
Tranh luận duy lý thường chỉ diễn ra trong các hội nghị khoa học, đó chân lý khách quan thường được coi trọng làm sáng tỏ. Mặt khác, cũng không phải hội nghị khoa học nào cũng diễn ra cuộc tranh luận duy lý mà định kiến chủ quan, tính hiếu thắng thường lại chiếm Ưu thế.
Biểu hiện của cuộc tranh luận duy lý là:
1) Vấn đề được nêu ra rõ ràng và đạt được sự thống nhất.
2) Các chủ thể tôn trọng ý kiến của nhau.
3) Sự phản biện đểu có chứng cứ rõ ràng. 4) Thái độ khách quan, cầu thị các chủ thể tham gia.
5) Kết luận cuối cùng được đảm bảo bởi luận cứ và luận chứng chặt chẽ, thuyết phục.
6) Các thành viên đều nhất trí, cảm thấy thuyết phục với kết luận cuối cùng.
+ Tranh luận duy thắng là cuộc tranh luận mà trong đó mỗi chủ thê’ tham gia đểu mong muốn chính kiến của mình đưa ra được thừa nhận. Trong cuộc tranh luận duy thắng, cái “tôi” của chủ thể tham gia chiếm vai trò quan trọng.
Tính hiếu thắng có cơ hội được đẩy lên đến mức sẵn sàng dùng ngụy biện để đánh bại đối thủ. Có thể nói, đại đa số các cuộc tranh luận diễn ra là tranh luận duy thắng. Mỗi chủ thể đểu cố gắng bảo vệ chính kiến của mình, thậm chí cố tình hoặc vô tình vi phạm những nguyên tắc của tư duy đúng đắn (Logic học). Tranh luận duy thắng diễn ra phổ biến tại các tòa án.
Những biện pháp, thủ thuật đảm bảo chiến thắng trong tranh luận duy thắng được gọi là nghệ thuật tranh luận.
Bất kỳ cuộc tranh luận nào cũng đều chứa đựng yếu tố duy lý (hướng tới chân lý khách quan) và duy thắng (khẳng định cái tôi chính kiến của chủ thể). Nếu yếu tố duy lý chiếm ưu thế ta gọi đó là tranh luận duy lý. Nếu yếu tố duy thắng chiếm ưu thế ta gọi là tranh luận duy thắng.