Uỷ ban quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền là gì?

Chuyên mụcLuật hiến pháp, Thảo luận pháp luật quyen-con-nguoi-va-quyen-cong-dan

Uỷ ban quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền là gì? Được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới?

 

Các nội dung liên quan:

  • Tổ chức của cơ quan công tố được quy định như thế nào trong hiến pháp thế giới và Hiến pháp Việt Nam?
  • Chính quyền địa phương là gì? Được quy định như thế nào trong hiến pháp thế giới và hiến pháp Việt Nam?
  • Các cơ quan hiến định độc lập là gì? Có những cơ quan nào được quy định trong hiến pháp thế giới và hiến pháp Việt Nam?

 

Uỷ ban quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền là gì?

Ủy ban quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền (hay còn được gọi tắt là cơ quan nhân quyền quốc gia, – National Human Rights Institutions/National Institutions for Protection and Promotion of Human Rights – NHRI) là một cơ quan được giao những chức năng cụ thể trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. NHRI thông thường là thiết chế có tính chất của cơ quan nhà nước (quasi-governmental agency), có chức năng tư vấn, hỗ trợ các nhà nước trong việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền. Nó có một vị thế rất đặc biệt, không giống với các NGO, đồng thời cũng không giống các cơ quan nhà nước thông thường.

Không có một mô hình chung về NHRI cho các quốc gia. Các NHRI thông thường được thiết lập theo ba hình thức chính: (i) Cơ quan thanh tra Quốc hội (Ombudsman); Ủy ban nhân quyền quốc gia (National Human Rights Commission/Commi￿ ee); (iii) Cơ quan chuyên trách về một vấn đề nhân quyền cụ thể (Specialized Institutions).

Các NHRI đều tuân thủ những nguyên tắc chung về tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhân quyền quốc gia (gọi chung là các Nguyên tắc Pa-ri) và thường bao gồm đại diện của nhiều tầng lớp, nhóm lợi ích trong xã hội, ví dụ như các NGOs hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền và chống phân biệt đối xử, bao gồm các tổ chức công đoàn; các tổ chức nghề nghiệp (luật sư, nhà báo, bác sĩ..); các cơ sở học thuật (trường đại học, viện nghiên cứu…); các chuyên gia có uy tín; thành viên của các Nghị viện; chuyên viên của các cơ quan Chính phủ…

Các NHRI thường hoạt động theo những phương thức sau: xem xét giải quyết mọi vấn đề thuộc thẩm quyền, bất kể do chủ thể nào đề xuất; tiếp xúc với bất kỳ ai, thu thập bất kỳ thông tin, tài liệu nào cần thiết để giải quyết các tình huống thuộc thẩm quyền; trực tiếp hồi đáp ý kiến công chúng hoặc thông qua bất kỳ cơ quan thông tin đại chúng nào; họp định kỳ hoặc bất kỳ các thành viên đương nhiệm khi cần thiết; thành lập các nhóm công tác khi cần thiết; duy trì quan hệ tham vấn với các cơ quan khác có chức năng thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; phát triển quan hệ với các NGOs hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền. Nhiều NHRI được giao cả thẩm quyền tiếp nhận và xử lý những khiếu nại, tố cáo về vi phạm nhân quyền.

Uỷ ban quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyề được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới?

Hiện nay có khoảng 33% số NHRI hiện hành trên thế giới được thành lập bởi quy định trong Hiến pháp, 31% bởi quy định trong luật. Số được thành lập bởi nghị định hoặc một văn bản pháp luật khác chiếm 21%, còn lại (15%) được thành lập bởi nhiều dạng văn bản (hình thức hỗn hợp).

Việt Nam hiện chưa có cơ quan nào có thể coi là NHRI. Cụ thể, Việt Nam chưa có Ủy ban nhân quyền cũng như bất cứ thiết chế nào có thể coi là Thanh tra Quốc hội như ở nhiều nước khác. Các Hiến pháp Việt Nam từ trước đến nay cũng chưa từng quy định về NHRI.

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền