Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tại Điều 129 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tương ứng với Điều 99. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính BLHS 1999.

 

Những nội dung liên quan:

>>> Xem thêm: Các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe nhân phẩm danh dự của con người

 

Bình luận tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Mục lục:

  1. Khái niệm
  2. Dấu hiệu pháp lý của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
  3. Hình phạt đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Dấu hiệu pháp lý của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là gì?

Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là hành vi thực hiện không đúng hoặc không thực hiện các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính vì cẩu thả hoặc quá tự tin gây hậu quả làm chết người khác.

2. Các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

2.1. Các dấu hiệu trong mặt khách quan của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

a) Về hành vi có một trong các hành vi sau:

– Có hành vi vi phạm các quy tắc nghề nghiệp. Thể hiện qua việc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động chuyên môn của từng ngành, từng lĩnh vực (như y tế, giao thông,…).

Ví dụ 1: Dược sĩ do cẩu thả không ghi rõ tên thuốc loại thuốc, để lẫn lộn với các loại thuốc khác (vi phạm các quy định của chuyên môn) nên khi có yêu cầu nên khi có yêu cầu đã đưa nhầm thuốc điều trị dẫn đến hậu quả chết người.

Ví dụ 2: Khi thi công đường đơn vị thi công đã đào nhiều hố sâu nhưng người phụ trách thi công đã không cho rào chắn, không đặt báo hiệu dẫn đến có người rơi xuống chết.

– Có hành vi vi phạm các quy tắc hành chính. Thể hiện qua việc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động quản lý điều hành (hoạt động hành chính) cơ quan, tổ chức (tuy nhiên hành vi này không thuộc trường hợp sử dụng vũ lực trong khi thi hành công vụ).

Lưu ý: Quy tắc nghề nghiệp và quy tắc hành chính là những quy định cụ thể hoặc những quy định có tính nguyên tắc để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng lĩnh vực từng ngành hoặc trong quá trình quản lý điều hành của cơ quan tổ chức.

Quy tắc nói trên có thể được quy định bằng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính của cơ quan có thẩm quyền nhưng cũng có thể trong nội quy của cơ quan, đơn vị đó

b) Về hậu quả. hậu quả chết người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này

2.2. Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến tính mạng của người khác.

2.3. Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. có thể là do vô ý quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả (xem giải thích tương tự ở tội vô ý làm chết người).

2.4. Chủ thể của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, đó là những người được sao thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn người được giao thực hiện các nhiệm vụ trong quản lý, điều hành cơ quan, tổ chức có hoặc không có chức vụ quyền hạn.

3. Hình phạt của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

3.1. Hình phạt chính

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành hai khung cụ thể như sau:

a) Khung một (khoản 1)

Có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

b) Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3.2. Hình phạt bổ sung

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (536 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền