Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng theo quy định tại điều 291 của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Bình luận:
Điều luật quy định 05 tội gồm:
– Tội thu thập trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.
– Tội tàng trữ trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.
– Tội trao đổi trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.
– Tội mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.
– Tội công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.
Đây là tội danh mới so với BLHS 1999.
1. Khái niệm
– Thu thập trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng được hiểu là hành vi tìm kiếm, tập hợp các thông tin về tài khoản ngân hàng mà không được sự cho phép của ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
– Tàng trữ trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng được hiểu là hành vi cất giữ các thông tin về tài khoản ngân hàng mà không được sự cho phép của ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
– Trao đổi trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng, được hiểu là hành vi chuyển qua lại cho nhau những thông tin về tài khoản ngân hàng của nhau mà không được sự cho phép của ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
– Mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng được hiểu là hành vi dùng tiền, tài sản để trao đổi lấy thông tin về tài khoản ngân hàng mà không được sự cho phép của ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
– Công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng được hiểu là hành vi đưa thông tin về tài khoản của ngân hàng trở thành thông tin rộng rãi mà ai cũng có thể biết (như đưa lên mạng internet) mà không được sự cho phép của ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
– Thông tin về tài khoản ngân hàng là tập hợp các thông tin về chủ tài khoản, loại tài khoản, số tài khoản và các thông tin khác của tài khoản do ngân hàng tạo lập.
Điều 291. Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng
1. Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
Bộ luật Hình sự năm 2015
2. Các yếu tố cấu thành tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa thông tin về tài khoản ngân hàng
2.1. Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
a) Về hành vi
– Có hành vi thu thập trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng được hiểu là hành vi tìm kiếm, tập hợp các thông tin về tài khoản ngân hàng mà không được sự cho phép của ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
– Có hành vi tàng trữ trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng được hiểu là hành vi cất giữ các thông tin về tài khoản ngân hàng mà không được sự cho phép của ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
– Có hành vi trao đổi trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng, được thể hiện qua việc hai bên chuyển qua lại cho nhau những thông tin về tài khoản ngân hàng của nhau mà không được sự cho phép của ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
– Có hành vi mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng được hiểu là hành vi dùng tiền, tài sản để trao đổi lấy thông tin về tài khoản ngân hàng mà không được sự cho phép của ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
– Có hành vi công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng được hiểu là hành vi đưa thông tin về tài khoản của ngân hàng trở thành thông tin rộng rãi mà ai cũng có thể biết (như đưa lên mạng internet) mà không được sự cho phép của ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý: Thông tin tài khoản ngân hàng phải là thông tin tài khoản ngân hàng của người khác là dấu hiệu bắt buộc của tội này.
b) Dấu hiệu khác. Thuộc một trong các trường hợp sau:
– Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa từ 20 tài khoản trở lên.
– Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng trở lên.
2.2. Khách thể
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chế độ bảo mật thông tin của ngân hàng.
2.3. Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (có thể có mục đích vụ lợi – thu lợi bất chính).
2.4. Chủ thể
Chủ thể của các tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
3. Hình phạt của tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa thông tin về tài khoản ngân hàng
3.1. Hình phạt chính
Mức hình phạt của tội này được chia thành 03 khung, cụ thể như sau:
a) Khung một (khoản 1)
Có mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.Được áp dụng đối với trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.
b) Khung hai (khoản 2)
Có mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
c) Khung ba (khoản 3)
Có mức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3.2. Hình phạt bổ sung
Ngoài việc chịu hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ , cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
(Nội dung được trích dẫn từ: Bình luận khoa học phần các tội phạm Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 – Luật Gia Nguyễn Ngọc Điệp. tr 398 – 399 – 400).
Thu thập trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng là hành vi tìm kiếm, tập hợp các thông tin về tài khoản ngân hàng mà không được sự cho phép của ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Tàng trữ trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng là hành vi cất giữ các thông tin về tài khoản ngân hàng mà không được sự cho phép của ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Trao đổi trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng là hành vi chuyển qua lại cho nhau những thông tin về tài khoản ngân hàng của nhau mà không được sự cho phép của ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng là hành vi dùng tiền, tài sản để trao đổi lấy thông tin về tài khoản ngân hàng mà không được sự cho phép của ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng là hành vi đưa thông tin về tài khoản của ngân hàng trở thành thông tin rộng rãi mà ai cũng có thể biết (như đưa lên mạng internet) mà không được sự cho phép của ngân hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Thông tin về tài khoản ngân hàng là tập hợp các thông tin về chủ tài khoản, loại tài khoản, số tài khoản và các thông tin khác của tài khoản do ngân hàng tạo lập.
Bài phân tích khá sơ sài. Tôi không hiểu tại sao tác giả lại cho rằng khi không được phép của ngân hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì là trái phép? Trong khi đó chủ sở hữu thực sự của các thông tin này là các chủ tài khoản. Ngay cả ngân hàng cũng không được phép tiết lộ nếu như chủ tài khoản không cho phép, trừ khi có yêu cầu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sẽ không thể là thu thập trái phép khi chính chủ tài khoản đã công khai thông tin đó (Ví dụ: chỉ cần đi một vòng hội chợ nào đó là có thể có được cả trăm thông tin tài khoản của cả trăm doanh nghiệp, nhưng không thể nói là thu thập trái phép khi không hề được phép của ngân hàng nào hay cơ quan nhà nước nào)