Tội sử dụng trái phép tài sản tại Bộ luật hình sự 2015

Chuyên mụcLuật hình sự Sử dụng trái phép tài sản

Tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 177 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tương ứng với Điều 142. Tội sử dụng trái phép tài sản BLHS 1999.

 

Các nội dung liên quan:

 

Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản

1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 500.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 và Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Tài sản là bảo vật quốc gia;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

1. Sử dụng trái phép tài sản là gì?

Sử dụng trái phép tài sản được hiểu là hành vi khai thác lợi ích của tài sản (hay khai thác giá trị sử dụng của tài sản) của người khác mà không được sử đồng ý của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đó và trái với quy định của pháp luật với mục đích vì vụ lợi.

2. Các yếu tố cấu thành Tội sử dụng trái phép tài sản tại Bộ luật hình sự 2015

2.1. Mặt khách quan: 

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sauu:

a) Về hành vi: Có hành vi sử dụng tài sản của người khác. Nghĩa là khai thác giá trị sử dụng tài sản của người khác, như dùng xe ôtô của cơ quan Nhà nước chở hàng thuê để thu lợi riêng hoặc mượn xe của cá nhân để chở khách hay đi buôn lậu.

Đối tượng của tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chứng chính trị – xã hội, của công dân và của các chủ sở hữu khách (trước đây theo quy định của BLHS 1995 thì chỉ tài sản của xã hội chủ nghĩa mới là đối tượng của tội phạm này).

Việc sử dụng lại tài sản nêu trên phải không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản hay người có trách nhiệm quản lý tài sản đó và phải trái với quy định của pháp luật.

Tuy vậy, trường hợp sử dụng tài sản tuy không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản nhưng được pháp luật cho phép (ví dụ: cảnh sát truy bắt tội phạm sử dụng xe của cá nhân mà không được sự chấp thuận của họ…) thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Trường hợp sử dụng trái với mục đích ban đầu mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu, người quản lý tài sản đó (ví dụ: mượn xe của cơ quan để chở đồ dọn nhà mình nhưng thực tế là chở hàng thuê để lấy tiền tiêu xài…), thì người sử dụng tài sản vẫn phải chịu TNHS về tội này.

Lưu ý:

  • Quyền sử dụng tài sản, quyền chiếm hữu tài sản là hai trong ba phần quyền của người sở hữu tài sản (quyền thứ ba là quyền định đoạt tài san). Người có hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng thường đan xen nhau, làm tiền đề cho nhau. Đối với một số trường hợp nếu cả hai hành vi chiếm hữu trái phép tài sản, hành vi sử dụng trái phép tài sản đều có đủ điều kiện cấu thành vào tội danh độc lập tương ứng, thì người phạm tội phải bị truy cứu TNHS về hai tội danh đó.
    Thực tế có sự nhầm lẫn (dẫn đến hình sự hóa) giữa tội sử dụng trái phép tài sản với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do vậy, cần phân biệt giữa các tội trên
  • Dấu hiệu đặc trưng của tội sử dụng trái phép tài sản là hành vi sử dụng trái quy định của pháp luật với mục đích khai thác lợi ích của tài sản chứ không có ý định chiếm đoạt tài sản (xâm phạm vào một phân quyền của chủ sở hữu – đó là quyền sử dụng)
    Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để bị hại tưởng giả là thật giao nhầm tài sản và đã chiếm đoạt tài sản đó (Xâm phạm vào quyền định đoạt tài sản – Một phần quyền của chủ sở hữu tài sản)
  • Phân biệt sự khác nhau giữa tội sử dụng trái phép tài sản với tội tham ô tài sản. Dấu hiệu đặc trưng của tội tham ô tài sản là chiếm đoạt tài sản mà bản thân đang có trách nhiệm quản lý, còn sử dụng trái phép tài sản đối tượng tác động cũng là tài sản do người phạm tội đang quản lý nhưng người phạm tội không có ý định chiếm đoạt mà chỉ có ý định khai thác lợi ích từ tài sản một cách trái pháp luật mà ban thân đang có trách nhiệm quản lý.
    Ví dụ: A là thủ quỹ của cơ quan X, tự lấy tiền quỹ cho người khác vay, sau đó sẽ trả lại quỹ. Trường hợp này không được quy kết A chiếm đoạt tài sản và truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản mà thực sự A phạm vào tội sử dụng trái phép tài sản.

b) Dấu hiệu khác. Có một trong các dấu hiệu sau:

  • Giá trị tài sản bị sử dụng trái phép phải từ 100.000.000 đồng trở lên mới truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi sử dụng trái phép tài sản, đây cũng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
  • Thuộc trường hợp đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này còn vi phạm hoặc tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa.

Lưu ý: Đồng thời phải không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 (Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí) và Điều 220 (Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng).

2.2. Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của của người khác

2.3. Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

  • Mục đích sử dụng trái phép tài sản là vì vụ lợi, đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
  • Vụ lợi, được hiểu là sử dụng tài sản trái phép nhằm thu lợi bất chính hoặc vì lợi ích cục bộ của đơn vụ cơ quan hoặc của cá nhân

2.4. Chủ thể

Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (gồm cả người có chức vụ, quyền hạn và cá nhân)

3. Về hình phạt

Mức hình phạt của tội này được chia thành 03 khung, cụ thể như sau:

a) Khung một (khoản 1)

Có mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

b) Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

c) Khung ba (khoản 3)

Có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

d) Khung bốn (khoản 4)

Có mức phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân .

4. Hình phạt bổ sung

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể  người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 


Các tìm kiếm liên quan đến tội sử dụng trái phép tài sản 2015, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản, ví dụ về lợi dụng chức vụ quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của nhà nước vì vụ lợi, sử dụng trái phép tài sản nhà nước, thế nào là sử dụng trái phép tài sản của người khác, điều 176 tội chiếm giữ trái phép tài sản, điều 220 bộ luật hình sự

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền