Tội chiếm giữ trái phép tài sản tại Bộ luật hình sự 2015

Chuyên mụcLuật hình sự Chiếm giữ trái phép tài sản

Tội chiếm giữ trái phép tài sản quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tương ứng với Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản BLHS 1999.

 

Các nội dung liên quan:

>>> Xem thêm: Các tội xâm phạm sở hữu tại Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 

 

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản tộ giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 

Bình luận Tội chiếm giữ trái phép tài sản:

1. Khái niệm chiếm giữ trái phép tài sản

  • Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm quản lý di sản, di vật, cổ vậy bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi có yêu cầu nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật.
  • Di vật: Là đồ vật được giữ lại của một thời xa xưa hoặc của người đã mất (Từ điển tiếng Việt – Trùng tâm từ điển học – Nhà xuất bản Đà Nẵng 2009 – trang 2341).
  • Cổ vật: Là vật được chế tạo từ thời cổ, có giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử nhất định (Từ điển tiếng Việt – Trùng tâm từ điển học – Nhà xuất bản Đà Nẵng 2009 – trang 276).

2. Các yếu tố cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản

2.1. Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

a) Về hành vi. Có hành vi (không hành đông) cố tình không trả lại tài sản, di vật, cổ vật cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm.

Tàu sài, di vật, cổ vật nêu trên mà người phạm tội chiếm hữu, có được là do bị người khác giao nhầm, do chính người phạm tội tìm được, bắt được (như đi đánh cá vớt được cổ vật,..).

Lưu ý: Cố tình không trả, được hiểu là sau khi có yêu cầu hoặc thông báo của chủ sở hữu tài sản,  người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm nhưng không trả (như lần tránh để không trả, tuyên bố là không trả).

b) Về giá trị tài sản. Giá trị tài sản chiếm đoạt phải từ 10.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với di vật, cổ vật thì giá trị từ 10.000.000 đồng trở xuống là có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lưu ý:

  • Để xác định là cổ vật thì phải có kết luận giám định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc trước đó đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhân đó là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa.
  • Tài sản bị giao nhầm được hiểu là tài sản có giá tri từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc di vật, cổ vật do người giao nhầm lẫn. Sự nhầm lần này hoàn toàn là do phía người giao. Người nhận tài sản không có bất kỳ một thủ đoạn gian dối nào, để bên giao tài sản tưởng nhầm mà giao tài sản cho mình. Nếu người nhận tài sản bị giao nhầm có thủ đoạn gian dối để người giao tin tưởng giao nhầm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Thời điểm hoàn thành tội phạm tính từ lúc sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm (như Sở Văn hóa thông tin, Viện Bảo tàng…) yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật mà người chiếm hữu tài sản, di vật, cổ vật cố tình không trả lại.
    Thời điểm này có thể ngay sau khi có yêu cầu trả lại tài sản, cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa (nếu người yêu cầu ra yêu cầu trả lại ngay lập tức) hoặc ngay sau khi kết thúc thời hạn mà người yêu cầu đưa ra.
    Như vậy kể từ thời điểm yêu cầu giao trả tài sản kết thúc thì việc chiếm giữ các đối tượng nêu trên của người bị yêu cầu trở thành bất hợp pháp.
    Tuy nhiên, nêu do hoàn cảnh khách quan như bão lụt, bệnh nặng, làm trở ngại việc giao trả các đối tượng nêu trên thì người đang chiếm giữ các đối tượng đó không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

2.2. Khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

2.3. Mặt khách quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

2.4. Chủ thể

Chủ thể của tội này là người có năng lực trách nhiệm hình sự.

3. Về hình phạt của tội chiếm giữ trái phép tài sản

Mức phạt của tội phạm này được chia làm 02 khung, cụ thể như sau:

a) Khung một (khoản 1)

Có mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoăc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

b) Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 


Các tìm kiếm liên quan đến chiếm giữ trái phép tài sản, điều 176 tội chiếm giữ trái phép tài sản, tội chiếm giữ trái phép tài sản luật 2015, ví dụ về tội chiếm giữ trái phép tài sản, tội chiếm giữ trái phép tài sản bộ luật hình sự 2015, tội chiếm giữ nhà trái phép, tội sử dụng trái phép tài sản, tội chiếm hữu tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản

4/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền