Các yếu tố cấu thành Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ tại BLHS 2015

Chuyên mụcLuật hình sự Lạm quyền trong khi thi hành công vụ

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ  quy định tại Điều 357 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015. Tương ứng với Điều 282. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ BLHS 1999.

 

Các nội dung liên quan:

>>> Xem thêm: Các tội phạm về chức vụ / Các tội phạm về tham nhũng

 

Điều 357. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

 

Bình luận khoa học:

1. Lạm quyền trong khi thi hành công vụ là gì?

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã vượt quá quyền hạn của mình làm trái với công vụ được giao.

2. Các yếu tố cấu thành tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

2.1. Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

a) Về hành vi. Có hành vi làm những việc vượt quá quyền hạn của mình trong khi thi hành công vụ. Nghĩa là người có chức vụ, quyền hạn đã tự ý làm công việc mà việc đó lại thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn.

Ví dụ: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chỉ có thẩm quyền xử phạt hành chính đến hai tram nghìn đồng nhưng tự ý phạt đến mười triệu đồng, là mức phạt thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Đồng thời hành vi nêu trên phải là làm trái công vụ. Được thể hiện ở chỗ đã làm công việc không thuộc quyền hạn của mình mà công việc đó phải thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn và việc đó phải không đúng với nhiệm vụ, công vụ được giao.

b) Về hậu quả. Do việc làm trái với công vụ như nêu trên đã gây ra hậu quả là làm thiệt hại cho lợi ích của nhà nước) quyền, lợi hợp pháp của tổ chức) cá nhân (xem giải thích tương tự ở tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ – Điều 356).

2.2. Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước) tổ chức) đồng thời xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước) quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức) cá nhân.

2.3. Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Động cơ phạm tội vì vu lợi hoặc động cơ cá nhân khác (như đề cao uy quyền cá nhân của mình, làm lợi cục bộ cho địa phương mình…), là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này (xem thêm giải thích tại điều 356).

2.4. Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là người có chức vụ, quyền hạn.

3. Hình phạt

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 04 khung, cụ thể như sau:

a) Khung 1 (khoản 1)

Có mức phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

b) Khung 2 (khoản 2)

Có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

c) Khung 3 (khoản 3)

Có mức phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

d) Khung 4 (khoản 4)

Có mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

4. Hình phạt bổ sung

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt nêu chính trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

(Nội dung được trích dẫn từ Bình luận khoa học phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) của Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp, trang 521 – 522).


Các tìm kiếm liên quan đến Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ, điều 357 tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ, tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ blhs 2015, tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của nhà nước vì vụ lợi, tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, các yếu tố cấu thành tội lợi dụng chức vụ quyền hạn, điều 357 bộ luật hình sự 2015

4.7/5 - (3 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền