Dấu hiệu pháp lý của Tội cướp giật tài sản tại Bộ luật hình sự 2015

Cướp giật tài sản

Tội cướp giật tài sản quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tương ứng với Điều 136. Tội cướp tài sản BLHS 1999.

 

Các nội dung liên quan:

>>> Xem thêm: Các tội xâm phạm sở hữu tại Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

 

Điều 171. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tn thương cơ thể 61 % trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

 

Xem:  Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và một số bất cập

Bình luận Tội cướp giật tài sản:

1. Cướp giật tài sản là gì?

Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.

2. Các yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản

2.1. Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội cướp giật tài sản thể hiện qua dấu hiệu sau:

Có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng. Được hiểu là người pham tội không cân che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà thực hiện trước mặt mọi người một cách táo bạo bất người và dứt khoát trong một thời gian rất ngắn.

Để thực hiện được hành vi này người phạm tội không được sử dụng vũ lực (tuy một số trường hợp có sử dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị hại té để cướp), cũng không đe dọa sử dụng cũ lực hay uy hiếp tinh thần của người bị hại như tội cướp tài sản mà chỉ chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn của bản thân và sự thờ ở của người bị hại, hay trường hợp người bị hại không đủ khả năng bảo vệ tài sản (chẳng hạn như trẻ em, người già, phụ nữ…) để giật lấy tài sản của họ và tẩu thoát.

Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt tài dản của tội phạm này là được thực hiện một cách bất ngờ và nhanh chóng (trong một khoảng thời gian rất nhắn, thường chỉ trong một vài giây là đã thực hiện xong hành vi chiếm đoạt) làm cho người bị hạn không kịp ứng phó. Đồng thời ngay sau khi chiếm đoạt được tài sản từ tay người bị hại, người phạm tội cũng nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh khỏi việc truy đuổi của người bị hại. Thông thường thì người phạm tội có sử dụng phương tiện để thực hiện tội phạm (như dùng xe phân phối lớn để cướp giật…).

Xem:  Luận bàn về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

Lưu ý: Đối tượng của hành vi cướp giật tài sản (tương tự như đối với tội cướp tài sản). Tuy nhiên thông thường là nữ trang tiền và các giấy tờ có giá trị như tiền, là những vật nhẹ, gọn, dễ lấy và cất giấy một cách dễ dàng.

Nhiều trường hợp người phạm tội cũng sử dụng thủ đoạn tinh vi để tạo sơ hở mất cảnh giác của chủ sở hữu tài sản, người quản lý tài sản để thực hiện hành vi cướp giật.

Ví dụ: giả vờ hỏi mua chiếc điện thoại di động, khi được chủ sở hữu tài sản đưa cho xem đã nhanh chóng tẩu thoát cầm theo chiếc điện thoại.

2.2. Khách thể.

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

2.3. Mặt khách quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

2.4. Chủ thể

Chủ thể của tội cướp giật tài sản này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

3. Về hình phạt của tội cướp giật tài sản

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 04 khung, cụ thể như sau:

a) Khung một (khoản 1)

Có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

b) Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

b) Khung ba (khoản 3)

Có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Xem:  3 điều kiện để Luật sư tiến hành tố giác thân chủ

b) Khung bốn (khoản 4)

Có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Hình phạt bổ sung

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Tội cướp giật tài sản tại Bộ luật hình sự 2015, điều 136 bộ luật hình sự 2015, tội trộm cấp tài sản luật hình sự 2015, điều 172 bộ luật hình sự 2015, điều 171 bộ luật hình sự, điều 168 bộ luật hình sự 2015, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, điều 173 bộ luật hình sự 2015, bộ luật hình sự 2017

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.