Các yếu tố cấu thành Tội cướp biển tại BLHS 2015

Chuyên mụcLuật hình sự Cướp biển

Tội cướp biển quy định tại Điều 301 thuộc Chương XXI Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

 

Những nội dung liên quan:

  • Tội khủng bố
  • Tội tài trợ khủng bố
  • Tội bắt cóc con tin
  • Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
  • Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

 

Bình luận tội cướp biển

Mục lục:

  1. Khái niệm bắt cướp biển
  2. Các yếu tố cấu thành cướp biển
  3. Hình phạt đối với tội cướp biển

Điều 302. Tội cướp biển

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Tấn công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào;

b) Tấn công hoặc bắt giữ người trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này;

c) Cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thương tích hoặc gây tn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

1. Khái niệm cướp biển

Cướp biển là hành vi sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực tấn công vào các phương tiện giao thông trên biển nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Dấu hiệu pháp lý của tội cướp biển
Dấu hiệu pháp lý của tội cướp biển

2. Các yếu tố cấu thành tội cướp biển

2.1. Khách thể của tội cướp biển

Tội phạm xâm phạm vào an toàn công cộng, trật  tự công cộng; xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, tự do thân thể, sức khỏe của công dân, xâm phạm vào tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2.2. Mặt khách quan của tội cướp biển

– Tội phạm được thực hiện bởi các hành vi:

a) Tấn công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào;

b) Tấn công hoặc bắt giữ người trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này;

c) Cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này.

2.3. Mặt chủ quan của tội cướp biển

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.

2.4. Chủ thể của tội cướp biển

Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.

3. Hình phạt đối với tội cướp biển

3.1. Hình phạt chính

Khung 1: (khoản 1): Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm là hình phạt áp dụng cho cấu thành cơ bản, khi người phạm tội có các hành vi:

  • Tấn công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào;
  • Tấn công hoặc bắt giữ người trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này;
  • Cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này.

Khung 2: (khoản 2): Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

Khung 3: (khoản 3) Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong các trường hợp sau đây:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

Khung 4: (khoản 4) Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong các trường hợp sau đây:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.”.

Khung 5: (khoản 5) Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

3.1. Hình phạt bổ sung

Bộ luật Hình sự không quy định hình phạt bổ sung đối với tội phạm này.

(Nội dung được trích dẫn từ: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) – TS. TRẦN VĂN BIÊN và TS. ĐINH THẾ HƯNG (đồng chủ biên) – tr 477 và 478).

5/5 - (48 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền

Chúng tôi rất tiếc, nhưng Hocluat.vn sẽ không hoạt động đúng nếu không bật JavaScript.