Tổng hợp một số quy định thể hiện TÍNH NHÂN ĐẠO trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Tính nhân đạo trong pháp luật hình sự thể hiện ở việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội với mục đích chủ yếu nhằm: cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội và giúp cho công tác phòng ngừa tội phạm trong xã hội nói chung. Mặt khác, khi xem xét dưới góc độ là tội phạm, pháp luật cũng xét đến tổng thể các khía cạnh khác như: độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng bản thân khi phạm tội như mang thai, hoàn cảnh gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt để xác định mức hình phạt phù hợp nhất. Theo quy định tại Bộ luật hình sự (BLHS) 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 đã có nhiều quy định tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo, có cơ hội để sớm hòa nhập vào cộng đồng thể hiện được TÍNH NHÂN ĐẠO của pháp luật, cụ thể được thể hiện qua một số quy định sau:
Các nội dung liên quan được tìm kiếm:
- Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự
- Bản chất của Luật hình sự Việt Nam
- Nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự là gì?
- Những nguyên tắc chung của Luật hình sự Việt Nam
– 07 trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự:
Theo đó, tại Chương IV BLHS có quy định 07 trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội được loại trừ trách nhiệm hình sự sau đây:
+ Sự kiện bất ngờ (Điều 20),
+ Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21),
+ Phòng vệ chính đáng (Điều 22);
+ Tình thế cấp thiết (Điều 23),
+ Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24),
+ Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ (Điều 25),
+ Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên (Điều 26).
– Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự với những trường hợp sau:
Theo quy định tại Điều 29, người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự trong 3 trường hợp:
+ Thứ nhất, khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
+ Thứ hai, khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Thứ ba, người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
– Người từ 75 tuổi trở lên không bị tử hình:
Theo Điều 40, hình phạt tử hình sẽ không áp dụng với người từ 75 tuổi trở lên khi gây án hoặc xét xử. Phạm nhân ở độ tuổi này cũng không bị thi hành án tử hình.
– Về tha tù trước hạn:
+ Theo Điều 66, người đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện như: phạm tội lần đầu; có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; có nơi cư trú rõ ràng; đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và các nghĩa vụ bồi thường dân sự; đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức thời hạn tù đối với hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 15 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn…
+ Ngoài ra, trường hợp người phạm tội là thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi đã chấp hành ít nhất một phần ba hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn cũng được áp dụng chính sách khoan hồng này.
+ Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đã chấp hành được ít nhất là một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ, theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
– Không thi hành án tử hình đối với tội phạm chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ:
Theo điểm c khoản 3 Điều 40 thì: Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
– Cha, mẹ che giấu con phạm tội được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự:
Khoản 2, Điều 18 quy định nếu người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu che giấu tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù tối đa tới 7 năm.
– Không phạt tử hình với tội phạm cướp tài sản:
Theo khoản 4, Điều 168 Bộ Luật hình sự 2015, người phạm tội cướp tài sản có trị giá 500 triệu đồng trở lên, gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của một người với tỷ lệ trên 61% hoặc làm chết người… sẽ bị phạt từ 18 đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Trong Bộ luật Hình sự 2009, mức phạt với hành vi này là tử hình.
Các tìm kiếm liên quan đến nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự: liên hệ nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự, nguyên tắc nhân đạo trong luật thi hành án hình sự, tính nhân đạo trong pháp luật hình sự việt nam, tiểu luận nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự việt nam, tính nhân đạo của pháp luật nước ta, tieu luan nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự, tính nhân đạo trong công tác thi hành án phạt tù, tính nhân đạo trong hình phạt tử hình
Để lại một phản hồi