Tập quán có những ảnh hưởng gì đến các quyền dân sự?

Nội dung đã bị ẩn
Bài viết đã bị ẩn do nội dung lỗi thời hoặc đang đợi tác giả cập nhật

Tập quán là gì?

Tập quán là một thuật ngữ có thể được hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dưới góc độ ngôn ngữ tập quán được hiểu là “thói quen được hình thành đã lâu trong đời sống, được mọi người tuân theo[2], là “những quy tắc xử sự được hình thành một cách tự phát lâu ngày thành thói quen trong đời sống xã hội hoặc giao lưu quốc tế, đang tồn tại và được các chủ thể thừa nhân như là quy tắc xử sự chung[3]. Dưới góc độ pháp lý, tập quán là “thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng[4]. Trong BLDS 2015 thuật ngữ “tập quán” được định nghĩa tại khoản 1 Điều 5, theo đó: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự”.

Như vậy, mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau về tập quán nhưng các quan điểm đều thống nhất thừa nhận tập quán là thói quen được hình thành và tồn tại lâu dài trong đời sống xã hội. Một quy tắc xử sự để được thừa nhận là tập quán thì quy tắc đó phải được một cộng đồng người gắn với một phạm vi lãnh thổ nhất định hoặc một lĩnh vực hoạt động xã hội thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong đời sống. Tập quán bao gồm nhiều loại, có thể là tập quán của một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, tập quán cũng có thể là tập quán trong nước hoặc tập quán quốc tế.

Tập quán có những ảnh hưởng gì đến các quyền dân sự?

Một tập quán để được nhà nước thừa nhận áp dụng thì tập quán đó phải mang tính quy phạm, là mô hình chuẩn mực cho hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự. Nói cách khác, “tập quán phải là quy tắc xử sự chung mang tính khuôn mẫu, là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi[14] của các bên tham gia vào quan hệ dân sự mà tập quán đó điều chỉnh. Nếu một tập quán nào đó mà không rõ ràng thì sẽ không được thừa nhận là tập quán với tư cách là một nguồn luật để điều chỉnh các quan hệ dân sự. Tính rõ ràng của tập quán được xem xét dưới hai khía cạnh:

Thứ nhất, tập quán phải có nguồn gốc rõ ràng, tức là, phải xác định được tập quán đó thuộc vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư nào hoặc thuộc lĩnh vực nào của đời sống dân sự. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi đây không chỉ là căn cứ để lựa chọn tập quán áp dụng mà còn là giải pháp để giải quyết những tình huống xung đột trong áp dụng tập quán. Ví dụ, khoản 2 Điều 29 BLDS 2015 quy định: “Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn”. Như vậy, căn cứ vào tiêu chí này sẽ xác định được tập quán cần áp dụng cũng như giải quyết được vấn đề xung đột trong áp dụng tập quán.

Thứ hai, tập quán phải có nội dung rõ ràng, tức là, nội dung của tập quán phải chứa đựng các quy tắc xử sự cụ thể “để các chủ thể liên quan có thể hiểu được, thực hiện được; hoặc nếu họ không phải là người thực hiện thì họ cũng có thể đánh giá được tính phù hợp hay không phù hợp tập quán của những hành vi của người khác[15]. Chẳng hạn, trong quan hệ về cầm cố tài sản, tập quán của người M’Nông quy định: “Cầm bộ chiêng chỉ tính phần nửa. Cầm bộ cồng chỉ tính phần nửa. Cầm ché rlung chỉ tính một phần. Cầm voi chỉ tính một phần[16]. Và nếu cầm quá lâu mà không chuộc về thì tài sản cầm cố sẽ bị xử lý như sau: “Cầm chiêng không chuộc thì bỏ. Cầm ché không chuộc thì mất[17]. Hay trong việc xác định hoa lợi giữa các bờ rãy chung: “ Dưa, bầu mọc trong rẫy. Bò qua họ, họ hái. Bò qua mình, mình thu…”[18]. Có thể thấy, các tập quán này có nội dung rất rõ ràng. Nội dung của tập quán này đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên trong các quan hệ cụ thể, do đó, việc áp dụng rất dễ dàng vì các bên có thể hiểu được, thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp thì chủ thể giải quyết tranh chấp cũng có thể dễ dàng đánh giá được tính phù hợp hay không phù hợp tập quán của các hành vi xử sự của các bên liên quan.

Tóm lại, chỉ những tập quán có nội dung rõ ràng mới được thừa nhận áp dụng điều chỉnh các quan hệ dân sự. Với những tập quán có nội dung không rõ ràng thì không được thừa nhận áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự với tư cách là một nguồn luật, bởi lẽ, nếu áp dụng một tập quán có nội dung không rõ ràng thì các bên trong quan hệ dân sự không thể hoặc rất khó để xác định được quyền và nghĩa vụ, điều này có thể dẫn đến việc các bên không thể thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả của quan hệ đó, hơn nữa, trong trường hợp phát sinh tranh chấp thì các chủ thể có liên quan khác cũng rất khó để đánh giá tính phù hợp hay không phù hợp tập quán của các hành vi xử sự của các bên khiến cho việc giải quyết vụ việc trở nên khó khăn, phức tạp.

Nguồn tham khảo: https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2017/08/12/tap-qun-v-nguyn-tac-p-dung-tap-qun-theo-bo-luat-dn-su-2015/


Các tìm kiếm liên quan đến Tập quán có những ảnh hưởng gì đến các quyền dân sự?, ví dụ áp dụng tập quán trong luật dân sự, điều kiện áp dụng tập quán trong luật dân sự, tập quán pháp là gì, ví dụ tập quán pháp ở việt nam, tập quán là gì ví dụ, quy phạm tập quán là gì, ví dụ về phong tục tập quán, ví dụ về áp dụng tương tự pháp luật

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền