Tại sao nói quản lý hành chính nhà nước là thực thi quyền hành pháp?

Nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước (nói tắt là quản lý nhà nước) chính là quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp – được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước trong quan hệ chấp hành, điều hành.

 

Các nội dung liên quan được tìm kiếm:

 

– Quản lý Nhà nước là một dạng quản lí xã hội đặc biệt mang tính quyền lực Nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

  • Quản lý Nhà nước theo nghĩa hẹp: chỉ nói về hành chính.
  • Quản lý Nhà nước theo nghĩa rộng: trên cả 3 lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Từ khái niệm trên, có thể hiểu khái niệm quản lý hành chính nhà nước như sau: quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của công dân do các cơ quan trong hệ thống hành chính từ TW đến cơ sở tiến hành để thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của các công dân.

* Hành chính Nhà nước góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa các mục tiêu, ý tưởng, chủ trương, đường lối chính trị trong xã hội. Vai trò này thể hiện thông qua chức năng chấp hành và điều hành của các cơ quan HCNhà nước:

+ Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định. Ví dụ: quốc hội có chức năng chủ yếu trong hoạt động lập pháp;

Toà án có chức năng xét xử; Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát. Chỉ các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý nhà nước về văn hoá, quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội, quản lý xã hội,… Đó là hệ thống các đơn vị cơ sở như công ty, tổng công ty, nhà máy, xí nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế; trong lĩnh vực giáo dục có trường học; trong lĩnh vực y tế có bệnh viện…

Đơn cử tại địa phương tôi, năm 2013, HĐND tổ chức kỳ họp HĐND, tại kỳ họp, HĐND ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2013 của địa phương, theo đó, UBND phường ban hành các kế hoạch để thực hiện các chương trình đã nêu trong Nghị quyết, đây là nguyện vọng của nhân dân vì trước khi ban hành nghị quyết thì HĐND đã tiếp xúc với cử tri của địa phương để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, những bức xúc trong nhân dân, từ đó ban hành Nghị quyết để phục vụ cho nhân dân, nâng cao đời sống của nhân dân.

 

Các cơ quan hành chính nhà nước thực thi quyền hành pháp, không có quyền lập pháp và tư pháp nhưng góp phần quan trọng vào qui trình lập pháp và tư pháp. Tính chấp hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiện ở sự thực hiện trên thực tế các văn bản hiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của cơ quan lập pháp – cơ quan dân cử.

 

Các tìm kiếm liên quan đến tại sao nói quản lý hành chính nhà nước là thực thi quyền hành pháp, thảo luận môn quản lý hành chính nhà nước phần 2, ví dụ quản lý nhà nước, cho ví dụ về quản lý hành chính nhà nước, de cuong quan ly hanh chinh nha nuoc lan 2, đề cương thảo luận môn quản lý hành chính nhà nước lần 1, đề cương thảo luận môn quản lý hành chính nhà nước trung cấp chính trị, câu hỏi thảo luận quản lý hành chính nhà nước lần 2, cau hoi thao luan quan ly hanh chinh nha nuoc

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.