Tại sao Hiến pháp 1992 cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung?
Các nội dung liên quan:
- Hiến pháp 1992 có những đặc điểm và nội dung gì nổi bật?
- Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi, bổ sung những nội dung gì vào năm 2001?
- So sánh hiến pháp 1992 và 2013
- So sánh các bản hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ
- Những yếu tố nào tạo nên tính bền vững của hiến pháp?
- Quy trình xây dựng, sửa đổi hiến pháp như thế nào?
Như đã đề cập, điểm mới lớn nhất trong lần sửa đổi Hiến pháp 1992 vào năm 2001 là ghi nhận việc xây dựng nhà nước pháp quyền, tổ chức quyền lực nhà nước có sự phân công giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế, vẫn còn nhiều thể chế ở Việt Nam không còn phù hợp, thậm chí quá lạc hậu, không những không đóng vai trò hiệu quả trong việc ổn định và phát triển xã hội, mà còn gây ra nhiều hệ lụy như tình trạng tham nhũng, vi phạm các quyền con người, thiếu thống nhất trong thực thi pháp luật ở nhiều mức độ khác nhau.
Phát triển kinh tế thị trường phải dựa trên nền tảng pháp quyền nhằm chống lại tình trạng thiếu minh bạch, tha hóa quyền lực, mưu cầu lợi ích nhóm và bảo vệ các quyền tự do của nhân dân. Pháp quyền là sự giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Hơn nữa, toàn cầu hóa và hội nhập đòi hỏi nhà nước Việt Nam phải thay đổi để tuân thủ các chuẩn mực phổ quát chung của thế giới trên các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị. Do vậy, nhân dân và toàn xã hội mong đợi hiến pháp hiện hành cần được sửa đổi thêm nhiều nội dung căn bản, góp phần giải quyết nhiều vấn đề đang đặt ra đối với quốc gia.
Để lại một phản hồi