So sánh chức năng của nhà nước tư sản với nhà nước xã hội chủ nghĩa

Xã hội chủ nghĩa

So sánh chức năng của nhà nước tư sản với chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN): Nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa đều thực hiện 2 chức năng chính là chức năng đối nội và đối ngoại tuy nhiên cách thức thực hiện của chúng lại không giống nhau.

 

Những nội dung liên quan:

 

So sánh chức năng của nhà nước tư sản với nhà nước xã hội chủ nghĩa

Mục lục:

  1. Chức năng của nhà nước tư sản
  2. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước tư sản

Chức năng của nhà nước tư sản

Bản chất của nhà nước tư sản thể hiện thông qua các chức năng đối nội và đối ngoại của nó. Chức năng của nhà nước tư sản chính là những phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện quyền lực nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống nhà nước và xã hội.

Qua các giai đoạn phát triển khác nhau của nhà nước tư sản các chức năng của nhà nước tư sản có những thay đổi đáng kể, tuy vậy khi xem xét ta thấy tựu chung nhà nước tư sản có các chức năng đối nội và đối ngoại sau:

* Chức năng củng cố, bảo vệ, duy trì sự thống trị của giai cấp tư sản

– Củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu tư sản

Tất cả các nhà nước tư sản đều coi quyền tư hữu là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Thông qua pháp luật các nhà nước tư sản đã thiết lập và bảo vệ quyền tư hữu cùng với sự giúp đỡ của tất cả bộ máy bạo lực và các biện pháp khác. Song ở các giai đoạn phát triển khác nhau, nhà nước tư sản đã thực hiện chức năng này cũng khác nhau, thích ứng với hoàn cảnh kinh tế của mỗi giai đoạn. Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, nhà nước tư sản bảo vệ quyền tư hữu của toàn bộ giai cấp tư sản. Hiện nay, nhà nước tư sản bảo vệ quyền tư hữu của những nhóm tư bản độc quyền dưới nhiều hình thức khác nhau, như: chuyển sở hữu của nhóm tư bản độc quyền đang bị đe doạ sang sở hữu nhà nước, tạo cho nó những độ quyền trong đầu tư hoặc khai thác tín dụng, giúp đỡ các nhóm tư bản độc quyền mở rộng thị trường ra bên ngoài.

– Trấn áp các giai cấp bị trị về mặt chính trị

Đây là hoạt động thường xuyên của nhà nước tư sản nhằm bảo vệ địa vị thống trị về chính trị của giai cấp tư sản. Tuy vậy hoạt động này cũng có những biểu hiện khác nhau. Trong giai đoạn đầu, để bảo vệ địa vị thống trị của mình, nhà nước tư sản thướng sử dụng bộ máy bạo lực đàn áp trực tiếp các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Trong giai đoạn hiện nay, nhà nước tư sản vẫn duy trì sự đàn áp chính trị nhưng dưới những hình thức, phương pháp ngụy trang tinh vi hơn, như: quy định các hình thức, thể thức ứng cử, bầu cử…

– Trấn áp giai cấp bị trị về mặt tư tưởng

Một mặt nhà nước tư sản luôn tuyên truyền về tinh thần dân chủ đa nguyên, nhưng trên thực tế trong tất cả các giai đạo phát triển các nhà nước tư sản luôn tìm mọi cách nhằm đảm bảo địa vị độc tôn của ý thức hệ tư sản, ngăn cản việc truyền bá những tư tưởng cách mạng, tiến bộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Hoạt động này được bảo đảm bởi sự liên kết giữa nhà nước tư sản với các thế lực tôn giáo và hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng.

* Chức năng kinh tế

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do chức năng này chưa được chú trọng. Chuyển sang giai đoạn  chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhà nước tư sản từng bước can thiệp vào lĩnh vực kinh tế, và khi chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thì sự can thiệp này được tăng cường và làm nảy sinh chức năng mới – chức năng kinh tế.

Mục đích của chức năng này nhằm tạo ra các điều kiện, các đảm bảo vật chất, kỹ thật, pháp lý và chính trị cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn tư bản, đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế  tư bản, ngăn ngừa và khắc phục những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế.

Để thực hiện chức năng này, nhà nước tư sản sử dụng hàng loạt các hình thức và phương pháp như: sử dụng hệ thống đòn bẩy kinh tế, các kích thích kinh tế thể hiện trong các tác động mang tính hành chính – kinh tế lên hệ thống các quan hệ kinh tế.

Sự biểu hiện của chức năng này thể hiện:

  • Nhà nước tư sản căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội để xây dựng và đưa ra các chương trình kinh tế cụ thể.
  • Nhà nước thông qua chương trình đầu tư tài chính nhằm phục vụ trực tiếp cho các chương trình và mục tiêu kinh tế.
  • Nhà nước đưa ra và thực hiện các chính sách tài chính – tiền tệ, chính sách thuế, chính sách thị trường thích hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế.
  • Nhà nước áp dụng các biện pháp để bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sức ép của thị trường kinh tế quốc tế.

* Chức năng xã hội

Nhà nước  tư sản thực hiện chức năng xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội như: việc làm, thất nghiệp, dân số, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, vấn đề bảo trợ xã hội cho người già, giải quyết các tệ nạn xã hội…Chính sách xã hội và việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước tư sản tuỳ thuộc vào tương quan các lực lượng chính trị trong nhà nước tư sản ở các giai đoạn phát triển và trong từng quốc gia cụ thể.

* Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược và chống phá các phong trào cách mạng thế giới

Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng thuộc địa là chức năng đối ngoại chủ yếu của nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do. Các nhà nước tư sản tìm mọi cách xâm lược các vùng đất mới hoặc gây chiến tranh với nhà nước tư sản khác để chia lại thế giới, xác định quyền thống trị hay mở rộng vùng ảnh hưởng của mình.

Khi hệ thống xã hội chủ nghĩa được thiết lập, chức năng đối ngoại chủ yếu của các nhà nước tư sản là tiến hành chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đe doạ, chia rẽ phong trào giải phóng dân tộc.

* Chức năng đối ngoại hoà bình, hợp tác quốc tế

Trong giai đoạn hiện nay bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi vì thế nhiều nhà nước tư sản có sự thay đổi tích cực trong quan hệ đối ngoại, giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua đối thoại với những chính sách đối ngoại mềm dẻo. Bên cạnh đó, các nhà nước tư sản tăng cường mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực phát triển xã hội như: kinh tế, văn hoá – xã hội, môi trường, khoa học – kỹ thuật, các vấn đề nhân đạo… với các nước có chế độ chính trị khác nhau.

 

Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Đảng cộng sản

* Chức năng đối nội

– Chức năng kinh tế:

Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, chức năng kinh tế của Nhà nước có sự khác nhau nhất định nhưng bao giờ nó cũng là chức năng cơ bản, quan trọng nhất của nước ta. Chức năng kinh tế của Nhà nước Việt Nam có những nội dung chủ yếu sau đây:

– Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

– Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt; tạo môi trường kinh doanh cho cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân phát triển; phát triển đa dạng kinh tế tư bản Nhà nước; tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển.

+ Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng XHCN, hình thành đồng bộ cơ chế quản lý kinh tế thị trường định hướng XHCN.

– Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế.

– Chức năng xã hội:

Là toàn bộ các mặt hoạt động của Nhà nước nhằm tác động vào các lĩnh vực cụ thể của xã hội. Trong điều kiện đất nước đang chuyển sang cơ chế thị trường chức năng xã hội của Nhà nước ta hướng vào những mục tiêu cơ bản sau đây:

– Xác định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Coi trọng việc phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

– Giải quyết việc làm, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

– Thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo, thực hiện các chính sách xã hội để bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng. Chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

– Chức năng đảm bảo sự ổn định an ninh – chính trị, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội.

– Giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm sự ổn định chính trị của đất nước, giữ vững trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc những thành quả của cách mạng, phục vụ sự nghiệp xây dựng tổ quốc luôn là một chức năng quan trọng của Nhà nước ta.

– Nhà nước quy định các quyền tự do, dân chủ của công dân, xác lập cơ chế bảo vệ và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo ra các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội để công dân thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các quyền tự do, dân chủ của mình, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm đến các quyền tự do, dân chủ của công dân.

– Bảo vệ trật tự, an toàn xã hội là một trong những đòi hỏi bức thiết của sự nghiệp đổi mới, Nhà nước đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tội phạm, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.

* Các chức năng đối ngoại

Hoạt động đối ngoại của Nhà nước ta là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc tạo ra các điều kiện quốc tế thuận lợi. Hoạt động đối ngoại của Nhà nước ta trong điều kiện hiện nay bao gồm:

– Bảo vệ vững chắc Nhà nước xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa mọi nguy cơ xâm lăng từ các quốc gia bên ngoài.

– Thiết lập, củng cố và phát triển các mối quan hệ và sự hợp tác với tất cả các nước có chế độ chính trị – xã hội khác nhau trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng cùng có lợi.

– Thiết lập và tăng cường các nỗ lực chung trong cuộc đấu tranh vì một trật tự thế giới mới, vì sự hợp tác bình đẳng và dân chủ, vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.


– Chức năng tổ chức, xây dựng được C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin coi là có tính sáng tạo của Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm cải biến trật tự chủ nghĩa tư bản và hình thành trật tự chủ nghĩa xã hội và đây là chức năng căn bản nhất trong hai chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

– Chức năng trấn áp nhằm chống lại sự phản kháng của kẻ thù giai cấp đang chống phá công cuộc tổ chức, xây dựng xã hội mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.


Các tìm kiếm liên quan đến So sanh chức năng của nhà nước tư sản với chức năng của nha nước xã hội chủ nghĩa: chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, đặc trưng của nhà nước tư sản, kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa, đặc trưng của nhà nước xã hội chủ nghĩa việt nam, hình thức của nhà nước tư sản, chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa việt nam, sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bộ máy nhà nước tư sản

5/5 - (11827 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.