Hiến pháp 2013 đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ trong chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Các quyền này đều nằm trong hai nhóm quyền cơ bản được ghi nhận trong các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
Những nội dung liên quan:
- So sánh quyền con người và quyền công dân
- Nếu hiến pháp không được bảo vệ thì quyền con người, quyền cơ bản của công dân không được bảo vệ?
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013
Mục lục:
Quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013
Một số quyền cơ bản của con người cũng như quyền của cơ bản của công dân đã được Hiến pháp 2013 ghi nhận như: quyền bình đẳng trước pháp luật; quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về đời tư; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền khiếu nại tố cáo; quyền không bị coi là có tội cho đến khi có bản án kết tội của tòa có hiệu lực; quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế; quyền tự do kinh doanh; quyền kết hôn, ly hôn; quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và hưởng thụ các lợi ích từ hoạt động đó; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa; quyền được sống trong môi trường trong lành.
Hiến pháp 2013 quy định công dân ngoài các quyền con người nêu trên, còn có các quyền: quyền có nơi ở hợp pháp; quyền tự do đi lại và cư trú; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình; quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước; quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý; quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền có việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc; quyền học tập; quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
Nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013
Về các nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ bản, Hiến pháp 2013 giữ nguyên như quy định của Hiến pháp 1992. Hiến pháp 2013 đã khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân như:
– Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44);
– Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45);
– Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng (Điều 46).
Đối với nghĩa vụ nộp thuế đã có sửa đổi về chủ thể là mọi người đều có nghĩa vụ nộp thuế chứ không chỉ riêng công dân như quy định trong Hiến pháp 1992.
Các tìm kiếm liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hiến pháp 2013: quyền con người quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, chương 2 hiến pháp 2013, quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân, so, sánh quyền con người và quyền công dân, khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền con người trong hiến pháp việt nam, quyền công dân là gì, nghĩa vụ của công dân đối với đất nước
Để lại một phản hồi