Thi hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật hiện hành

phat-tu

I. Nội dung bản chất thi hành hình phạt tù

1. Khái niệm

– Hình phạt tù: Điều 38 Luật thi hành án hình sự

Tù có thời hạn đối với mỗi người phạm 1 tội mức tối thiểu là là 3 tháng và tối đa là 3 năm
Thời hạn tạm giữa được tính vào thời gian chấp hành án, cứ 3 ngày tạm giữ bằng 1 ngày tù.

Lưu ý: Trong một số trường hợp khi mục đích hình phạt vẫn đạt đc thì không nhất phải cách ly người đó ra khỏi môi trường

– Thi hành hình phạt tù: (Khoản 3 Điều 3 Luật thi hành án hình sự – Là việc cơ quan người có thẩm quyền theo quy định của luật thi hành án buộc nạn nhân phải chịu sự quản lý, giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội

Đặc điểm của thi hành hình phạt tù

  • Là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước
  • Mang tính thủ tục pháp lý, tuân theo những trình tự thủ tục nhất định
  • Là hoạt động mang tính định hướng, tính mục đích

Đối tượng của thi hành hình phạt tù:

Bản án quyết định thi hành hình phạt tù có hiệu lực pháp luật (bản án sơ thẩm ko có kháng cáo kháng nghị, bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay, bản án, quyết định của hội đồng tái thẩm, giám đốc thẩm,…)

Thẩm quyền thi hành hình phạt tù: (Điều 10 Luật thi hành án hình sự)

+ Cơ quan quản lý thi hành án hình sự: trực tiếp quản lý các trại giam trực thuộc BCA, BQP, là cơ quan duy nhất ra quyết định đưa người chấp hành án đi chấp hành án trong trường hợp người ấy bị áp dụng biện pháp tạm giam, tạm giữ.

+ Các cơ quan chuyên trách thi hành án hình sự bao gồm: Trại giam, cơ quan THAHS CA cấp tỉnh, THAHS CA cấp huyện. Trại giam trực tiếp quản lý đối với người chấp hành án trong quá trình giáo dưỡng, giáo dục; cơ quan THAHS CA cấp tỉnh trực tiếp …, cơ quan THAHS CA huyện hỗ trợ giám sát, giáo dục người chấp hành án tại các nhà tạm giữ.

Ví dụ: Trong thời gian chấp hành án, nếu như bỏ trốn và trong thời hạn 24h tiến hành truy bắt không thành công thì cơ quan THAHS CA cấp tỉnh ra quyết định truy nã.

+ Hệ thống các cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án: UBND xã phương thị trấn (trong trường hợp tạm hoãn hoặc tạm đình chỉ), các trại tạm giam, đơn vị quân đội.

Điều kiện thi hành án

  • Có bản án án, quyết định có hiệu lực và con thời hiệu thi hành án (tùy vào mức độ 5 năm trong trường hợp tù dưới 3 năm, 10 năm trong trường hợp hình phạt tù từ 3 năm – 15 năm, 15 năm trong trường hợp hình phạt tù từ 15 – 30 năm, 20 năm trong trường hợp tù chung thân)
    => Thể hiện quyền lợi của người chấp hành án và trách nhiệm với các cơ quan thi hành án.
  • Có quyết định thi hành án (Đ363 BLTTHS)

 

2. Địa vị pháp lý

– Quyền:

  • Được khiếu nại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
  • Được quyền hoãn và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt trong một số trường hợp nhất định (chết; là người lao động duy nhất trong gia đình mà việc đi chấp hành án ảnh hưởng nghiệm trọng đến gia đình; phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
  • Được nhà nước cung chấp các tiêu chuẩn ăn ở
  • Được học văn hóa, học nghề, tham gia thể thao, văn nghệ
  • Được đảm bảo chế độ khám bênh, chăm sóc sứa khỏe
  • Được nhận gửi thư, quà, được gặp người thân theo quy định của pháp luật
  • Được khiếu nại, tố các các hành vi vi phạm pháp mà họ biết được
  • Được khen thưởng nếu tích cực lao động, học tập
  • Được tạm đình chỉ thi hành án, được xét giảm thời hạn chấp hành án theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ

  • Chấp hành các quy định của pháp luật về giam giữ, cải tạo ở trại giam
  • Phục tùng các mệnh lệnh yêu cầu đối với người chấp hành hình phạt tù của trại giam
  • Tự giác…

 

3. Trình tự thủ tục thi hành hình phạt tù

  1. Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
  2. Ra quyết định thi hành án (Đ21)
  3. Thi hành quyết định thi hành án (Đ22)
  4. Tiếp nhận người và hồ sơ chấp hành án (Đ25)
  5. Giam giữ, cải tạo
  6. Trả tự do
đánh giá bài viết

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.