Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới của HCM

Chuyên mụcTư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh

Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới của Hồ Chí Minh. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng. Người nhấn mạnh: cũng như sông phải có nguồn, cây phải có gốc.

>>> Xem thêm: Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Người khẳng định: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt nam, với tư duy độc lập sáng tạo, Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc tư tưởng đạo đức truyền thống và vận dụng sáng tạo tư tưởng nhân văn của Chủ nghĩa Mác – Lê nin. Người đề xuất tư tưởng đạo đức mới, tư tưởng đạo đức cách mạng.

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt 77 năm qua đã có vai trò hết sức to lớn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Hiện nay yêu cầu của thực tiễn là phải xây dựng một nền đạo đức mới ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Vì vậy học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết.

Song bài này chỉ đề cập tới những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.

Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới của Hồ Chí Minh

  1. Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
  2. Xây đi đôi với chống
  3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
3 nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
3 nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

1. Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn luôn nêu gương sáng về đạo đức, Người nói ít làm nhiều, có nhiều vấn đề về đạo đức Người làm mà không nói, phải đi sâu nghiên cứu hành vi đạo đức của Người mới thấy được bản chất sâu xa của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Đối với cán bộ đảng viên Hồ Chí Minh nêu: “… Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà được họ yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách, đạo đức muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực thước cho người ta bắt trước”.

Trong cuốn đường cách mệnh, khi nói về tư cách người cách mệnh Hồ Chí Minh viết: “Nói thì phải làm” “Có lòng bày vẽ cho người” hay trong tác phẩm nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng cần thực hiện “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” .

Luận điểm ấy đã khẳng định rất rõ vấn đề nêu gương có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống đạo đức, nhất là đối với trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.

Những tấm gương về đạo đức phải được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, có tấm gương chung và riêng, lớn nhỏ, xa gần. Một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên một nền rộng lớn, vững chắc, những phẩm chất chuẩn mực đạo đức đã trở thành hành vi đạo đức hàng ngày phổ biến trong toàn xã hội mà những tấm gương đạo đức của những người tiêu biểu, những người tốt việc tốt có ý nghĩa thúc đẩy cho quá trình đó.

Tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là tấm gương chung cho cả dân tộc, cho các thế hệ mai mãi về sau. Nhưng còn nhiều tấm gương của các vị anh hùng, chiến sỹ thi đua nhứng tấm gương của những người tiêu biểu cho từng ngành, từng cấp, những tấm gương “Người tốt việc tốt” rất gần gũi trong đời thường có ở mọi lúc mọi nơi mà chúng ta không thể coi thường. Về vấn đề này Hồ Chí Minh đã nói: “Người tốt, việc tốt nhiều lắm ở đâu cũng có. Ngành nào, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có”.

2. Xây đi đôi với chống

Theo Hồ Chí Minh trong đời sống hàng ngày cái tốt, cái xấu, đạo đức, phi đạo đức luôn luôn đan xen lẫn nhau. Chính vì vậy vừa phải xây dựng đạo đức mới, vừa phải chống cái phi đạo đức.

Muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích cho xây. Cũng vì vậy Hồ Chí Minh căn dặn toàn Đảng: “Phải cương quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân nâng cao đạo đức cách mạng bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và kỷ luật”.

Việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức từ trong gia đình, nhà trường, xã hội nhất là trong những tập thể gắn với hoạt động mỗi người. Vấn đề quan trọng trong việc giáo dục đạo đức là phải khơi dạy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người để mọi người tự giác nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, Cảm nhận thấy sâu sắc việc trau dồi đạo đức cách mạng là việc làm “Sung sướng vẻ vang nhất trong đời này” tiếp nhận sự giáo dục đạo đức là vấn đề nhất thiết không thể thiếu được, nhưng sự tự giáo dục, tự trau dồi đạo đức ở mỗi người còn quan trọng hơn nhiều đó cũng chính là điều mà Hồ Chí Minh nói về niềm vui của việc trau dồi đạo đức phải trở thành phổ biến trong xã hội.

Khi xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức mới phải gắn liền chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức thường diễn ra hàng ngày.

Để xây và chống có kết quả để tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Muốn xây dựng đạo đức mới, chung quy lại phải chống cho được chủ nghĩa cá nhân. Trong tác phẩm: Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân được công bố vào ngày 3/2/1969, nhân kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đã mang ý nghĩa xây đi đôi với chống. Muốn nêu cao đạo đức cách mạng phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân.

3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Theo Hồ Chí Minh, Người đã nhiều lần chỉ rõ: Mỗi con người phải thường; xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày đấy cũng là công việc phải kiên trì bền bỉ suốt đời, không người nào có thể chủ quan tự mãn. Theo Người: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời xa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Nếu không thường xuyên rèn luyện thì lúc khó khăn có thể vượt qua, có công với cách mạng, nhưng đến khi an nhàn lại xa vào chủ nghĩa cán nhân trở thành con người ngăn cản cách mạng, cho dân, cho nước. Cũng chính vì lẽ đó mà tu dưỡng đạo đức phải gắn với thực tiễn bền bỉ trong mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh, có như vậy mới phân biệt được đạo đức mới khác với đạo đức cũ.

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì mỗi con người đều có cái tốt, cái xấu vấn đề là không tự lừa dối mình mà nhìn thẳng vào mình thấy rõ cái tốt, cái thiện để phát huy, thấy cái xấu, cái ác để khắc phục. Vì vậy việc tu dưỡng rèn luyện phải được thực hiện trong hoạt động thực tiễn. Hồ Chí Minh là một tấm gương suốt đời tự rèn luyện và trở thành tấm gương tuyệt vời về con người mới. Những đức tính quý báu của người không phải là bẩm sinh có được mà do quá trình tu dưỡng rèn luyện học tập, từng bước hấp thụ tinh hoa đạo đức dân tộc và nhân loại mà đã trở thành tư tưởng bất tử.

Đây là những nhân tố cơ bản để hình thành đạo đức cách mạng của người Việt Nam trong thời đại mới, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức luôn luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức sâu sắc, là động lực, là sức mạnh thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt 78 năm qua và đang tiếp tục toả sáng trên con đường xây dựng đất nước Việt nam trong giai đoạn mới. Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy, việc vận dụng tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết, là công việc quan trọng để mỗi chúng ta góp sức mình vào việc xây dựng đất nước.

Thấm nhuẫn tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Tại hội nghị TW 6(lần 2) khoá VIII (tháng 2/1999) của Đảng cộng sản Việt nam đã đề ra cuộc vận động và xây dựng chỉnh đốn Đảng. Trong đó Đảng đặc biệt chú trọng các nguyên tắc về xây dựng đạo đức mới mà Hồ Chí Minh đã đưa ra.

Hội nghị TW6 khoá IX chỉ rõ: Cần phải tiếp tục thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương khoá VIII về giáo dục – đào tạo và nhấn mạnh phải nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học xã hội nhân văn, nhất là các môn Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Và đặc biệt là chỉ thị số 06/CT-TW ngày 7 tháng 11 năm 2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Để làm tốt cuộc vận động các tổ chức Đảng cần tăng cường công tác giáo dục trong toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đường lối chính sách của Đảng, nhiệm vụ đạo đức của người đảng viên. Từng cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của Đảng của nhân dân lên trên hết, phát huy dân chủ, nâng cao đạo đức cách mạng, từng bước quét sạch chủ nghĩa cá nhân, học tập nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần gắn việc học tập với giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong các cơ quan, đơn vị, nhằm phê phán những biểu hiện tiêu cực đang diễn ra giúp cho cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức, giác ngộ trước những lỗi lầm sai phạm, tự giác thực hành sửa chữa, đồng thời phát hiện những nhân tố mới, những điển hình người tốt, việc tốt, những tấm gương sáng tiêu biểu để nhân rộng, tạo nên một phong trào sống chiến đấu, lao động và học tập theo đạo đức Hồ Chí Minh mang đầy đủ ý nghĩa thực tiễn và có sức thuyết phục.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đối với học sinh, sinh viên hiện nay.

1. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. 

Đặc điểm và quy luật hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho thấy một số nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới sau đây:

a. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.

– Nói đi đôi với làm – chống thói đạo đức giả.

Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng tuyệt vời về nói đi đôi với làm. Đạo đức cách mạng là đạo đức luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích của cách mạng. Điều này phân biệt rạch ròi với thói đạo đức giả, đạo đức của giai cấp bóc lột với những bản chất nói nhiều, làm ít, nói mà không làm…

Nói đi đôi với làm còn nhằm chống thói đạo đức giả. Nói không đi đôi với làm sẽ dẫn tới nguy cơ làm mất lòng tin của dân đối với Đảng và chế độ mới.

–  Phải nêu gương (những tấm gương) về đạo đức.

Nêu gương đạo đức, nói đi đôi với làm là một nét đẹp của văn hóa phương Đông.

Theo Hồ Chí Minh, hơn bất kì 1 lĩnh vực nào khác, trong lĩnh vực đạo đức đặc biệt phải chú trọng “đạo làm gương”. Phát hiện, xd những điển hình người tốt việc tốt.

Xây dựng đạo đức mới, nêu gương đạo đức phải rất chú trọng tính chất phổ biến, rộng khắp, vững chắc của toàn xã hội và những hạt nhân “người tốt, việc tốt” tiêu biểu.

b. Xây đi đôi với chống

Làm cách mạng là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống.

Xây là giáo dục những phẩm chất đạo đức mới, đạo đức cách mạng cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chống là chống các biểu hiện, các hành vi vô đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân, cửa quyền, hách dịch.

Xây đi đôi với chống trên cơ sở tự giáo dục, đồng thời phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Điều này thuộc quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của quần chúng nhân dân tự xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chống và xử lý nghiêm là nhằm xây, đi liền với xây và muốn xây thì phải chống. Mục đích cuối cùng là xây dựng con người có đạo đức và nền đạo đức mới Việt Nam. Vì vậy, phải xác định đây là nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài.

c. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hóa phương Đông. Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta phải nhớ câu “Chính tâm, tu thân” để “trị quốc bình thiên hạ”. Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công.

Mỗi người cần phải nhìn thẳng vào mình, phải kiên trì rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời phải như công việc rửa mặt hàng ngày. Nếu không sẽ dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân thì có thể ngày hôm qua có công với cách mạng, nhưng ngày hôm nay lại có tội với nhân dân.

Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người, đó là đạo đức của những con người được giải phóng. Vì vậy, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người.

2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đối với học sinh, sinh viên hiện nay.

a. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

–  Xác định đúng vị trí và vai trò của đạo đức đối với cá nhân

Hồ Chí Minh cho rằng việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là thế hệ trẻ, vì họ là người chủ tương lai của nc nhà, là cái cầu nối giữa các thế hệ.

–  Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh.

Trong bài nói tại đại hội sinh viên VN lần thứ hai ; 7/5/1958; những phẩm chất đó đc người tóm tắt trong 6 cái yêu

  • Yêu tổ quốc, yêu nhân dân: là phải làm sao cho tổ quốc ta giàu mạnh, biết chia sẻ những lo lắng vui buồn với nhân dân.
  • Cần cù sang tạo trong học tập.
  • Sống nhân nghĩa có đạo lý.

–   Tu dưỡng theo các nguyên tắc đạo đức Hồ Chí Minh.

  • Kiên trì tu dưỡng đạo đức CM.
  • Nói đi đôi với làm.
  • +  Kết hợp giữa xây đạo đức mới và chống biểu hiện suy thoái đạo đức.

b. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

  • Một là, học trung với nước học hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
  • Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản di và đức tính khiêm tốn phi thường
  • Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trrọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người
  • Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.

Các tìm kiếm liên quan đến quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức: 3 nguyên tắc đạo đức cách mạng, vì sao xây đi đôi với chống, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời, xây đi đôi với chống liên hệ bản thân, hồ chí minh quan niệm như thế nào về vai trò của con người và sự nghiệp trồng người, tại sao phải tu dưỡng đạo đức suốt đời, anh chị hãy nêu quan niệm của hồ chí minh về những nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức, liên hệ bản thân về đạo đức cách mạng, quan điểm xây đi đôi với chống, Các nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh liên hệ với bản thân, vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức đối với học sinh, sinh viên hiện nay, Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Bài thu hoạch trình bày nội dung xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh

3 nguyên tắc xây dựng đạo đức mới?

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng. Người nhấn mạnh: cũng như sông phải có nguồn, cây phải có gốc.
1) Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
2) Xây đi đôi với chống
3) Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Đây là những nhân tố cơ bản để hình thành đạo đức cách mạng của người Việt Nam trong thời đại mới, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Bản thân cần làm gì để thực hiện những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

Xây dựng Đảng về đạo đức là một nội dung vô cùng quan trọng, mỗi cán bộ, đảng viên và mọi người dân trong xã hội cần nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và có ý thức nghiệm chỉnh thực hiện những nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, cụ thể như sau:
+ Tư tưởng chính trị: Mỗi cán bộ Đảng viên và người dân cần trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chỉ đạo của Đảng; Tin tưởng và kiên định với chủ nghĩa xã hội của đất nước; Chấp hành tốt mọi chủ chương đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Tích cực đấu tranh phòng chống những biểu hiện tình trạng đạo đức suy thoái trong xã hội; thực hiện tốt đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và có ý thức tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện theo đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Luôn có ý thức tự học tự rèn luyện kiến thức, rèn luyện bản thân thực hiện tốt công việc của mình.
+ Phẩm chất đạo đức, lối sống: Luôn tuân theo “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ mọi người xung quanh; Thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, nói không đi đôi với làm, lợi dụng chức vụ để thu vén lợi ích cho bản thân và gia đình; bản thân cần giữ gìn tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng và gương mẫu thực hiện những quy định của cơ quan tổ chức;
Đảng viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với nhân dân và làm gương cho nhân dân, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, thẳng thắn, đoàn kết với mọi người, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc; Có ý thức trong tự phê bình và phê bình; biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác; tích cực đấu tranh với những biểu hiện chia rẽ bè phái, đấu tranh chống chủ nghĩa tiêu cực, cực đoan, tư tưởng sai lệch.

5/5 - (10127 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền