Quy định về Phân chia di sản theo di chúc trong Bộ Luật Dân Sự 2015

Chuyên mụcLuật dân sự, Thảo luận pháp luật Phân chia di sản

Phân chia di sản theo di chúc được quy định tại Điều 660 Bộ Luật Dân sự (BLDS) năm 2015.

 

Các nội dung liên quan:

 

Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật

1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

 

Bình luận:.

Đây là việc áp dụng các quy định của pháp luật về thừa kế để phân chia di sản cho những người có quyền hưởng di sản, việc phân chia di sản cho những người thừa kế theo trình tự này không phải theo ý chí định đoạt của người để lại di sản mà theo quy định chung của pháp luật, như phân chia đều bằng nhau, phân chia theo thứ tự hang 1 hàng 2 và hàng 3, phân chia cho những người nằm trong diện thừa kế. Điều luật trên quy định các nội dung sau:

Phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai

Trong trường hợp này phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng cho người thừa kế cùng hàng đã thành thai, nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra sẽ được hưởng.

– Chia trước và chia hết di sản cho những người thừa kế ở hàng trước, theo thứ tự ưu tiên chia trước và chia đều bằng nhau cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất. Nếu không có ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng di sản thì di sản chuyển xuống chia đều cho những người ở hàng thừa kế thứ hai. Tương tự như vậy, ở hàng thừa kế thứ hai, di sản sẽ chuyển xuống chia đều cho hàng thừa kế thứ ba. Trong trường hợp di sản không có người nhận thừa kế thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà người chét để lại sẽ thuộc về nhà nước.

– Chia di sản đều nhau cho những người hưởng thừa kế cùng hàng. “Những người hưởng thừa kế cùng hàng thì được hưởng thừa kế bằng nhau.

Phương thức phân chia di sản thừa kế

Di sản được phân chia sẽ áp dụng một hoặc cả hai phương thức sau đây:

– Phương thức phân chia theo hiện vật

Phương thức này dùng tài sản là hiện vật tồn tại hiện hữu để chia cho những người thừa kế, họ sẽ trở thành chủ sở hữu đối với phần tài sản được chia. Đây là phương thức được áp dụng khi tài sản được định đoạt trong di chúc và người lập di chúc đã chỉ định một cách cụ thể được người nhận hiện vật đó hoặc những người thừa kế đã thỏa thuận được với nhau hoặc được Tòa án chỉ định nhận hiện vật.

Trong trường hợp những người thừa kế được chia cùng một hiện vật mà hiện vật là vật chia được thì di sản cũng được chia trực tiếp bằng hiện vật. Đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ hiện vật thuộc về người được phân chia hiện vật đó hoặc phải gánh chịu giá trị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản mà không được yêu cầu những người thừa ké khác bù đắp phần giá trị bị giảm sút đó. Nhưng người thừa kế nhận hiện vật bị tiêu hủy sẽ được người có lỗi làm cho hiện vật đó bị tiêu hủy bồi thường thiệt hại nếu người đó có yêu cầu.

Áp dụng chia di sản theo phương thức này khi: Hiện vật là vật cùng loại hoặc là vật riêng biệt nhau; Di sản là vật có thể phân chia được (chẳng hạn như vườn cây lâu năm, nhà ở…); Di chúc chỉ định người nhận hiện vật cụ thể; Những người thừa kế thỏa thuận hoặc Tòa án chỉ định người nhận hiện vật.

– Phương thức phân chia theo giá trị

Chia theo giá trị là định giá hiện vật ra tiền để chia. Theo phương thức này, người thừa kế không nhận vật mà nhận môt khoản tiền tương ứng theo tỉ lệ mà mình được hưởng tính trên tổng giá trị khối tài sản mà người chết để lại.

Trên cơ sở giá trị do các bên thỏa thuận hoặc do Tòa án định giá thì hiện vật thường được ưu tiên chia cho những người đang trực tiếp quản lí, sử dụng hay đang khai thác hoặc quản lí đẻ sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Khi đso những người nhận hiện vật có nghĩa vụ hoàn lại cho những người thừa kế khác một số tiền tương ứng với phần mà người đó được hưởng trong tổng khối di sản được đem chia… Áp dụng chia theo phương thức này khi: Mọi người thừa kế đều có nhu cầu nhận hiện vât; không có ai đồng ý nhận hiện vật; di sản là tài sản không chia được; chỉ có một người được nhận hiện vật.

Khi phân chia di sản thừa kế, cần phải lưu ý các điểm được quy định tại Điều 661 và 662 BLDS. Cụ thể:

Có sự định đoạt của người lập di chúc hoặc theo thảo thuận của tất cả những người thừa kế về việc chia thừa kế sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

Việc phân chia di sản mà ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của bên vợ hoặc bên chồng còn sống và gia đình thì di sản đó chưa được chia trong một thời hạn nhất định nhưng không quá 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Trong trường hợp di sản đã được phân chia mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại bằng hiện vật mà được thực hiện bằng cách thanh toán giá trị tương ứng với phần di sản mà người thừa kế đó được hưởng tại thời điểm chia thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương ứng, trừ khi có thỏa thuận khác.

(Nội dung được trích dẫn từ Cuốn Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015  – PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ – PGS.TS. Trần Thị Huệ, trang 1023- 1026)


Các tìm kiếm liên quan đến Phân chia di sản theo di chúc, thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, công thức chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật, thừa kế theo di chúc bộ luật dân sự, chia tài sản theo pháp luật, nội dung di chúc, người thừa kế theo di chúc chỉ có thể là cá nhân, thừa kế không theo di chúc, cách làm bài tập chia thừa kế có đáp án

3/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền