Những yếu tố nào tạo nên tính bền vững của hiến pháp?

Chuyên mụcLuật hiến pháp, Thảo luận pháp luật Hiến pháp

Một bản hiến pháp có tính bền vững thể hiện thông qua hiệu lực lâu dài, ổn định của nó. Với tư cách là đạo luật cơ bản và tối cao, hiến pháp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội, do vậy, nó thể hiện sự tôn trọng của nhà nướcnhân dân và toàn xã hội. Ngược lại, một hiến pháp được thay thế, sửa đổi thường xuyên làm ảnh hưởng đến tính “tối cao” và “cơ bản” của hiến pháp.

 

Các nội dung liên quan:

 

Tính bền vững của hiến pháp có thể chịu ảnh hưởng của những yếu tố tạo sau:

• Bối cảnh chính trị – xã hội: Trong một xã hội pháp quyền dựa trên nền tảng của chủ nghĩa hợp hiến, hiến pháp là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý tối cao, được xã hội, kể cả các đảng phái và nhà nước tôn trọng và thực thi. Ngược lại, các lực lượng chính trị nắm quyền có thể liên tục sửa đổi hiến pháp để phục vụ cho các mục đích chính trị.

• Kỹ thuật lập hiến: Tính cơ bản của hiến pháp thông qua cách quy định khái quát, mang tính định hướng tạo nên tính bền vững của hiến pháp. Trong khi đó, hiến pháp có các quy định quá chi tiết có thể phải sửa đổi thường xuyên hơn để phù hợp với những thay đổi của đời sống thực tiễn.

• Phạm vi điều chỉnh của hiến pháp: Các bản hiến pháp cổ điển chủ yếu điều chỉnh các vấn đề về tổ chức quyền lực nhà nước cùng mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và cá nhân (quyền con người, quyền công dân), trong khi các bản hiến pháp của các nước XHCN trước đây và các nước đang chuyển đổi lại mở rộng phạm vi điều chỉnh sang các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh và quốc phòng. Cách quy định mở rộng sẽ làm cho hiến pháp thường xuyên cần thay đổi hơn.

Mặc dù tính bền vững được coi là một tiêu chí đánh giá sự thành công của một bản hiến pháp, sự thay đổi (ban hành mới hoặc sửa đổi) hiến pháp có thể nhằm những mục đích tích cực, như để giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề hiến pháp, cải cách và dân chủ hóa đáp ứng các yêu cầu của giai đoạn chuyển đổi.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Những yếu tố nào tạo nên tính bền vững của hiến pháp, nội dung cơ bản của hiến pháp,nội dung cơ bản của hiến pháp mỹ, nội dung cơ bản của hiến pháp 1959, chức năng của hiến pháp việt nam, ý nghĩa của hiến pháp năm 1959, hiến pháp là công cụ để nhân dân kiềm chế quyền lực nhà nước, hiến pháp là gì, nội dung cơ bản của hiến pháp 1980

5/5 - (1699 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền