Nhận định đúng sai và bài tập tình huống phần Các tội phạm về kinh tế

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Tổng hợp câu hỏi nhận định đúng sai và bài tập tình huống (có đáp án) môn Luật hình sự – phần Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) để các bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi 2024-2025 sắp tới.

Câu hỏi nhận định môn Luật hình sự – phần Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

1. hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tội xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.

=> Nhận định này Sai.

Trong tội Cướp tài sản, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đọat tài sản thì ngoài hành vi chiếm đoạt tài sản trong hành vi khách quan của các tội này còn có hành vi: dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, hành vi khác làm nạn nhân bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, bắt cóc con tin,…

2. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

=> Nhận định này Sai.

Nếu là rừng trồng của hộ cá nhân, gia đình tổ chức thì là đói tượng tác động của tội phạm sở hữu.

3. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.

=> Nhận định này Đúng.

Ví dụ như giấy tờ có giá mà hưu danh, vật là các vật chất trong tự nhiên, vật có tính năng đặc biệt (ma tuý, súng,…) , vật mà chủ sở hữu đã vứt bỏ,… thì sẽ không là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu.

4. Từ chối giao trả lại tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên do ngẫu nhiên có được là hành vi chiếm đoạt tài sản.

=> Nhận định này Sai.

Vì Tài sản ngẫu nhiên có được nếu không có yêu cầu được nhận lại tài sản của chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm thì không là hành vi chiếm đoạt tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 176

Xem thêm:

5. Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Nếu hành vi đe doạ dùng vũ lực nói trên không ngay tức khắc. Có nghĩa là chưa mạnh về cường lực cũng như ngay tức khắc về thời gian thì có thể là hành vi khách quan của tội Cưỡng đoạt tài sản

Cơ sở pháp lý: Điều 170

6. hành vi giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì cấu thành Tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng TNHS “dẫn đến hậu quả chết người” (khoản 4 Điều 168 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Tình tiết định khung tăng nặng TNHS “dẫn đến hậu quả chết người” (khoản 4 Điều 168 BLHS) được áp dụng khi một người có mục đích cướp tài sản còn tình tiết làm chết người chỉ là do vô ý – Đây là trường hợp hỗn hợp lỗi.

Còn câu nhận định, nói rằng chủ thể đã có hành vi giết người (cố ý) rồi sau đó mới nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì khi này sẽ phạm hai tội: Tội giết người và tội cướp tài sản.

7. hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ tác động đến người đang quản lý tài sản.

=> Nhận định này Sai.

Hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản phải nhằm vào con người: có thể là chủ tài sản, người đang quản lý tài sản, người bảo vệ tài sản, hoặc bất kỳ ai mà người phạm tội cho rằng họ đang hoặc sẽ cản trở việc chiếm đoạt của mình.

8. Đối tượng tác động của Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ là tài sản.

=> Nhận định này Sai.

Câu 1.

9. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Cần xem xét lỗi đối với từng hành vi.

Tình tiết định khung tăng nặng TNHS “dẫn đến hậu quả chết người” (khoản 4 Điều 168 BLHS) được áp dụng khi một người có mục đích cướp tài sản còn tình tiết làm chết người chỉ là do vô ý – Đây là trường hợp hỗn hợp lỗi.

Còn câu nhận định, nói rằng chủ thể đã có hành vi giết người (cố ý) rồi sau đó mới nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì khi này sẽ phạm hai tội: Tội giết người và tội cướp tài sản.

10. Khách thể trực tiếp của Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) chỉ là quan hệ sở hữu.

=> Nhận định này Sai.

Câu 1.

11. Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản không chỉ cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) .

=> Nhận định này Đúng.

Nếu Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản, mà ngay tức khắc làm người đó tê liệt về ý chí, không thể chống cự được (dấu hiệu này phải nhanh chóng về thời gian và sức mạnh liệt của hành vi đe doạ) thì sẽ là hành vi khách quan của Tội cướp tài sản.

12. Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà do lợi dụng tình trạng không thể ngăn cản của người đó thì sẽ cấu thành Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

13. hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người.

=> Nhận định này Sai.

Thông thường, người phạm tội có tâm lý muốn che dấu hành vi phạm tội của mình đối với mọi người kể cả người không có trách nhiệm quản lý tài sản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể người phạm tội công khai hành vi dịch chuyển tài sản của mình trước người không có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ thấy việc công khai này không ảnh hưởng đến việc chiếm đoạt tài sản của họ.

Thứ hai, hành vi khách quan của Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 là hành vi chiếm đoạt tài sản được thực hiện một cách lén lút, bí mật đối với người quản lý tài sản.

14. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là hành vi chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Cần xem xét có biểu hiện gian dối là vào thời điểm nào. Nếu người phạm tội có được tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp trên cơ sở hợp đồng rồi sau đó mới có các biểu hiện gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ cấu thành tội Lợi dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 175 BLHS.

15. Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Nếu người vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên sau đó đến hạn mà họ không có khả năng chi trả cũng không bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản thì đó không phải là tội phạm mà là quan hệ pháp luật kinh tế, dân sự.

16. Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên bằng hợp đồng vay tài sản chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Vì Nếu ngừoi thực hiện hành vi vay tài sản mà lúc nhận tài sản họ đã đưa ra có thông tin sai sự thật, hoặc bằng những thủ đoạn nào (đưa ra Hồ sơ nhà đất giả, giấy phép lái xe giả,…) làm cho nạn nhân tin và tự nguyện giao tài sản thì sẽ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

17. Cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên bị giao nhầm là hành vi cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Phải có yêu cầu nhận lại tài sản từ chủ sở hữu, người quản lý,…

18. Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS) được coi là hoàn thành vào thời điểm chủ thể ngẫu nhiên chiếm hữu được tài sản.

=> Nhận định này Sai.

Câu 17

19. Mọi hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Vì dấu hiệu cấu thành của Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS) thì yêu cầu người phạm tội phải có mục đích cụ thể đó là “vì vụ lợi” mà thực hiện hành vi đó. Nếu không thì sẽ không cấu thành tội phạm này.

20. Các trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS) .

=> Nhận định này Đúng.

21. Mọi trường hợp cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Cần căn cứ ý chỉ chủ quan của người phạm tội và phương thức thực hiện hành vi phạm tội là mong muốn tài sản đó mất giá trị sử dụng, thì dù trên thực tế tài sản đó vẫn còn khả năng sử sụng thì hành vi này được coi là huỷ hoại tài sản.

Ví dụ: A mua 1 lít xăng về tưới lên chiếc xe SH của B sau đó châm lửa đốt nhưng do được mọi người kịp thời phát hiện đã dập tắt được ngọn lửa, chiếc xe chỉ bị cháy lớp vỏ nhựa bên ngoài, thiệt hại là 2 triệu đồng, Chiếc xe chưa bị mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khẳ năng phục hồi nhưng xét hành vi của A là muốn huỷ hại chiếc xe nên A phạm Tội cố ý huỷ hoại tài sản.

22. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên do vô ý là hành vi chỉ cấu thành Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

PLHS quy định tội xâm phạm sở hữu nhằm bảo vệ quyền sở hữu của chủ tài sản đối với tài sản của họ. Nếu chủ sở hữu, người đang quản lý, bảo vệ tài sản giá trị từ 50 trịêu đồng trở lên vô ý tự gây thiệt hại cho tài sản của mình thì sẽ không có tội phạm.

(Vật có tính năng đặc biệt, những vật có sẳn trong tự nhiên, vật phải chưa bị chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu,…)

23. Chủ thể phạm Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179 BLHS) chỉ là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước.

=> Nhận định này Sai.

Vì ngoài “người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước” thì Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Còn có các hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì lúc này chỉ thể không còn là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước.

Mà có thể là người có chức vụ quyền hạn trong quản lý tài sản, hoặc người có nhiệm vụ bảo quản bảo vệ (bảo vệ xí nghiệp,…) , người có nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tài sản đã được giao để sử dụng (lái xe được giao ô tô,…)

24. Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa là hành vi cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Đối tượng của các tội xâm pham sở hữu là tài sản (vật, tiền, giấy tờ có giá vô danh) . Tiền giả không được xem là tài sản. Nên không không là đối tượng của các tội phạm về sơ hữu.

Hành vi trên sẽ phạm Tội lưu hành tiền giả Điều 207.

25. Mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới chỉ là hành vi cấu thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Vì nếu mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới để rồi buôn bán thì sẽ cấu thành tội Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS) .

Xem thêm:

26. Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Nếu hàng hoá, tiền tệ, kim khí quý đá quý là đối tượng tác động của tội phạm khác thì sẽ không cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS) .

Ví dụ: vận chuyển trái phép chất ma tuý không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàn trữ trái phép sẽ cấu thành tội Vận chuyển trái phép chất ma tuý Điều 250.

27. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng giả.

=> Nhận định này Sai.

Hàng hoá có hàm lượng, định lượng chất chính chỉ đạt từ mức 70% trở xuống so với tiếu chuẩn chất lượng đã đăng ký công bố hoặc ghi trên bao bì hàng hoá, nhãn thì mới là hàng giả.

VD: hàng hoá có hàm lượng chất đạt 80% so với chỉ chiêu chất lượng thì không xem là hàng giả (hàng kém chất lượng) mặc dù hơn so với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 4 NĐ 08/2013.

28. Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS) .

=> Nhận định này Đúng.

Nếu hàng cấm thuộc trường hợp Điều 248, 251, 253,…

Cơ sở pháp lý: Điều 190 BLHS.

29. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại điều 192, 193, 194, 195 BLHS.

=> Nhận định này Sai.

Hàng giả có hai loại là: hàng giả nội dung và hàng giả hình thức.

Hàng giả nội dung là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại điều 192, 193, 194, 195 BLHS.

Hàng giả về hình thức sẽ là đối tượng tác động của tội phạm được quy định tại điều 226 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

30. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội trốn thuế được quy định tại điều 200 BLHS.

=> Nhận định này Đúng.

Vì có trường hợp chủ thể buôn bán hàng hoá qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan và nội địa và ngược lại bản chất của hành vi này là trốn thuế. Nhưng do NN không quản lý được vì chủ thể đã không thực hiện các quy định khai báo và đóng góp theo đúng quy định pháp luật. Vậy đối với hành vi này thì sẽ phạm Tội Buôn lậu Điều 188.

31. Mọi hành vi dùng thủ đoạn gian dối trong việc mua bán hàng hóa thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lừa dối khách hàng quy định tại Điều 198 BLHS.

? => Nhận định này Đúng.

32. Mọi trường hợp cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất qui định trong Bộ luật dân sự đều cấu thành Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (Điều 201 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Vì trong cấu thành Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (Điều 201 BLHS) . Có yêu cầu định luợng thu lợi bất chình từ 30 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

33. Không phải mọi hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đều cấu thành Tội in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203 BLHS) .

=> Nhận định này Đúng.

Vì theo quy định của Bộ luật hình sự thì những hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ trên 50 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số trở lên hoặc thu lợi bất chính từ trên 30 triệu đồng trở lên mới cấu thành tội in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Cơ sở pháp lý: Điều 203 BLHS 2015.

34. Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước qui định tại Điều 203 BLHS chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định.

=> Nhận định này Sai.

Ngoài hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác thì còn có các hành vi khác như:

  • Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung nhưng không có hàng hoá dịch vụ đi kèm
  • Mua, bán hóa đơn giả, hoá đơn chưa có giá trị sử dụng, hết hạn sử dụng, hoá đơn của cơ sơ kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hoá hành hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khác hàng khi bán hành hóa, dịch vụ
  • Mua bán hoá đơn có chênh lệch về giá trị hành hóa, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.

35. hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định của pháp luật là hành vi cấu thành Tội lập quỹ trái phép (Điều 205 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Phải sử dụng quỹ đó gây thiệt hại cho tài sản của NN từ 50 triệu đồng đến 200 triệu hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

36. Mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đều cấu thành Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Có thể là 226

37. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Ngoài ra thì phải thu lợi bất chính hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

38. Mọi hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán đều cấu thành Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Cơ sở pháp lý: điểm a, b, c Điều 209.

39. Chủ thể của Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209 BLHS) là chủ thể thường.

=> Nhận định này Sai.

Chủ thể đặc biệt: phải là người đai diện theo pháp luật của công ty hoặc người được uỷ quyền công bố thông tin.

40. Mọi hành vi thao túng giá chứng khoán đều cấu thành Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211 BLHS) .

? => Nhận định này Đúng.

41. Mọi hành vi sử dụng thông tin nội bộ để bán chứng khoán cho người khác đều cấu thành Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Thông tin này chưa công bố hoặc nếu công bố rồi phải có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoáng.

42. hành vi cố ý khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên thì cấu thành tội buôn lậu (Điều 188 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Ví dụ: hành vi nhập khẩu xuất khẩu 100 xe ô tô đua mà khai sai thuế để áp thuế cho 100 xe ô tô chở hàng. Lúc này Nhà nước vẫn quản lý được sô lượng hàng hoá nhập khẩu, nhưng do áp sai thuế nên làm thất thoát NSNN hành vi này phạm Tội trốn thuế.

43. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm về môi trường.

=> Nhận định này Sai.

Rừng rừng sản xuất là rừng trồng, do HGĐ, cá nhân tổ chức được giao, thuê từ bỏ vốn đầu tư thì đó là thuộc sở hữu cá nhân, cho nên là tài sản và có thể là đối tượng của các tội xâm phạm về sở hữu.

44. Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Định lượng từ 5000 m/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12. 5 đến 14.

Cơ sở pháp lý: điểm d khoản 1 điều 235.

45. Mọi hành vi khai thác cây rừng trái phép gây đều cấu thành Tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Nếu hành vi vi khai thác cây rừng trái phép không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 thì sẽ cấu thành Tội vi phạm quy định về khai khác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (Điều 232)

Cũng có thể là tội phạm về sở hữu nếu đối tượng tác động là rừng sản xuất là rừng trồng.

Cơ sở pháp lý: tiểu mục 1. 2 mục 1 phần IV TTLT 19/2007. (tham khảo)

“1. 2. “Hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng” là ngoài hành vi khai thác trái phép cây rừng còn có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng.

Trường hợp khai thác trái phép rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao cho tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp mà người được giao đã bỏ vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ…thì bị xử lý như sau:

a) Nếu chủ rừng khai thác cây rừng trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 BLHS;

b) Nếu người khai thác cây rừng trái phép mà không phải là chủ rừng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS”

46. Mọi hành vi phá rừng trồng trái phép gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu thành Tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS) .

Tương tự câu 45. Tội sở hữu.

47. Mọi hành vi buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đều cấu thành Tội vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Có những loài động vật cần đủ yếu tố định lượng mới cấu thành tội phạm.

Ví dụ: Ngà voi có khối lượng từ 02 kg.

Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 244.

48. Mọi hành vi thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái với quy định của pháp luật thì cấu thành tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Chất thải rắn thông thường từ 200. 000 kg.

Cơ sở pháp lý: điểm e khoản 1 Điều 235.

49. Mọi hành vi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam đều cấu thành tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Vì cần có các hành vi tương ứng, đủ định lượng.

50. Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần mà còn vi phạm đều cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy theo Điều 247 BLHS.

=> Nhận định này Sai.

Đã được giao dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống.

Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 247.

51. hành vi làm cho chất ma túy từ loại ma túy này chuyển thành một loại ma túy khác một cách trái phép là hành vi cấu thành Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248 BLHS) .

Đúng.

Hành vi làm ra chất ma tuý này từ chất ma tuý khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép (trái phép) .

Cơ sở pháp lý: mục 2 Phần II TTLT 17/2007 (tham khảo)

52. Mọi trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy có thể là hành vi khách quan cấu thành một số tội phạm về ma tuý như: Tôi sản xuất trái phép chất ma tuý điều 248, Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý Điều 249,…

Vậy rất cần thiết xem xét mục đích của chủ thể là vận chuyển trái phép chất ma túy là để làm gì.

53. Mọi trường hợp cất giấu bất hợp pháp chất ma túy là hành vi cấu thành Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Trường hợp cất giấu bất hợp pháp chất ma túy nhằm mục đích mua bán, sản xuất, vận chuyển trái phép chất ma tuý sẽ cấu thành những tội phạm tương ứng.

54. Chiếm đoạt trái phép chất ma túy nhằm mục đích bán lại chất ma túy đó cho người khác thì phạm Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS) .

Đúng.

55. hành vi mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới là hành vi cấu thành Tội buôn lậu. (Điều 188 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Vì ma tuý là một loại hàng hoá có tính năng đặc biệt nên dù có hành vi mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới thì vẫn là đối tượng tác động của các tội phạm về ma tuý.

56. Mọi hành vi chiếm đoạt chất ma túy đều cấu thành Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Mọi hành vi chiếm đoạt chất ma túy nhằm mục đích bán lại chất ma tuý đó cho ngừoi khác thì bị truy cứu TNHS với tội danh đầy đủ với hành vi đã thực hiện theo Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS) .

Cơ sở pháp lý: tiểu mục 3. 4 Mục 3 Phần II TTLT 17/2007 (tham khảo)

57. Mọi trường hợp mua trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Theo điểm b tiểu mục 3. 3 mục II TTLT 17/2007 thì trường hợp “Mua bán trái phép chất ma tuý” phải là hành vi mua chất mà tuý nhằm bán trái phép cho người khác cho nên mọi hành vi mua trái phép chất ma tuý đơn thuần thì sẽ không cấu thành Tội mua bán trái phép chất mà tuý theo Điều 251 BLHS.

Cơ sở pháp lý: Điều 12, Điều 251 BLHS, điểm b tiểu mục 3. 3 mục II TTLT 17/2007 ngày 24/12/2007 Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của BLHS 1999.

58. Không phải mọi hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 253 BLHS) .

Đúng.

59. Người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tình tiết định khung tăng nặng “gây bệnh nguy hiểm cho người khác” (điểm g khoản 2 Điều 255 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Trường hợp này thì cùng với việc bị truy cứu TNHS Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, người này còn bị truy cứu TNHS về Tội lây truyền HIV cho người khác Điều 1483

Cơ sở pháp lý: điểm b tiểu mục 6. 3 mục II TTLT 17/2007 ngày 24/12/2007 Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của BLHS 1999.

60. Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ cấu thành Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256 BLHS) .

Đúng.

61. Mọi trường hợp mua bán trái phép thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần đều cấu thành Tội vi phạm qui định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Chủ thể đặc biệt.

62. Chủ thể của Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259 BLHS) là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.

=> Nhận định này Sai.

Chủ thể đặc biệt.

>>> Xem thêm: Đề tài tiểu luận bộ môn Luật Hình sự

Bài tập tình huống môn Luật hình sự – phần Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Bài tập 24

H là chủ doanh nghiệp tư nhân HP kinh doanh trái cây nhập từ Campuchia.Theo quy định, mặt hàng trái cây được nhập khẩu không cần quota, chỉ cần doanh nghiệp nhập khẩu kê khai đúng số lượng để là cơ sở xác định thuế nhập khẩu.Trong thời gian dài, H đã nhập khẩu nhiều lần trái cây từ Campuchia về Việt Nam. H khai vào Tờ khai nhập khẩu số hàng trái cây nhập ít hơn so với lượng trái cây thực nhập. Do quen biết nên A, B là nhân viên kiểm hóa hải quan không kiểm tra hàng nhập khẩu như quy định mà cho thông quan các chuyến hàng do H nhập khẩu. T – chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu MB đã ký thông quan cho các chuyến hàng nhập khẩu của H sau khi cán bộ kiểm hóa ký xác nhận đã kiểm tra hàng nhập khẩu. Kết quả điều tra xác định: trong thời gian nêu trên, H đã thực nhập 876.938 kg trái cây và số tiền thuế nhập khẩu cần phải đóng là 6.621.873.923 đồng; trong khi đó H chỉ kê khai trên các Tờ khai nhập khẩu số lượng trái cây nhập khẩu là 78.050 kg và số tiền thuế nhập khẩu hàng hóa mà H thực đóng là 473.006.528 đồng. Vì thế H đã hưởng lợi bất chính được 6.148.867.395 đồng.

Hãy xác định H có phạm tội hay không? Nếu có phạm tội gì? Tại sao?

Tội Buôn lậu.

Bài tập 25

Công ty bảo vệ thực vật A nhập từ nước ngoài về Việt Nam 32 tấn nguyên liệu sản xuất thuốc trừ sâu BPMC hàm lượng khai báo là 97%. Qua kiểm định của Trung tâm kiểm định thực vật phía Nam thì hàm lượng chỉ có 94,6%. Với cách thức như vậy, Công ty sẽ không phải đóng thuế thay vì phải nộp 10% khi áp đúng mã thuế. Do vậy Công ty A tránh được việc nộp thuế với giá trị 1 tỷ 450 triệu đồng.

Hãy xác định tội danh trong vụ án này.

Tội trốn thuế.

>>> Xem thêm: Bài tập định tội danh và quyết định hình phạt mẫu

Bài tập 26

Để kinh doanh thuốc lá ngoại từ Campuchia về Việt Nam, A thỏa thuận với B là A sẽ cho người vận chuyển thuốc lá ngoại từ Campuchia về Long An để giao cho B. Sau đó, B sẽ chuyển thuốc lá ngoại từ Long An đến TP. HCM để giao cho người nhận theo sự sắp xếp của A. B tự lo phương tiện và thuê người vận chuyển. Nếu vận chuyển trót lọt mỗi chuyến là 7000 gói thuốc lá ngoại (trị giá khoảng 40 triệu đồng) thì B sẽ được 360.000 đồng tiền công. Còn nếu khi vận chuyển bị bắt B phải bồi thường cho A. Bằng cách này, trong thời gian 3 tháng, A và B đã tổ chức vận chuyển 45 chuyến thuốc lá ngoại, tổng cộng 315.000 gói thuốc lá Hero và Jet. Vụ việc này sau đó bị phát hiện.

Hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

A phạm tội Buôn lậu.

B là đồng phạm.

Bài tập 27

B là người kinh doanh vật liệu xây dựng, đã thuê công nhân lấy xi măng Quảng Trị trộn với bột tả theo tỷ lệ 6/4 rồi đóng mác xi măng Bỉm Sơn để bán. Trong 3 tháng, với cách thức nêu trên, bọn chúng đã làm và bán ra thị trường 50 tấn xi măng.

Hãy xác định tội danh trong vụ án này.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Bài tập 28

Đội Quản lý thị trường số 4 thuộc Chi cục Quản lý thị trường Quảng Trị đã phát hiện và tạm giữ một xe đông lạnh chở theo 1,5 tấn mực khô đã xé sợi không nguồn gốc xuất xứ, không giấy chứng nhận kiểm định chất lượng và có dấu hiệu đàn hồi như dây thun. Xe ô tô chở mực do tài xế A điều khiển chạy từ Hải Phòng vào TP.HCM, khi đến Quảng Trị thì bị bắt giữ. Qua giám định, số mực nói trên là hàng giả, được sản xuất từ một số loại hóa chất dẻo và ướp hương liệu giống khô mực, các loại hóa chất và hương liệu này bị cấm sử dụng trong thực phẩm. A khai đã vận chuyển số hàng nói trên cho một người tên B từ cảng Hải Phòng về TP.HCM và không biết số mực trên là hàng giả.

Hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

B phạm Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm.Điều 193 ?

Bài tập 29

Lực lượng trinh sát đã phát hiện A đang vận chuyển số hàng có dấu hiệu nghi vấn. Qua kiểm tra, công an phát hiện 200 gói bột ngọt nhãn hiệu Thai Fermenttiom Ind.Co;Ltd. A khai nhận số bột ngọt này có nguồn gốc từ Trung quốc nhưng được đóng gói với nhãn hiệu Thai Fermenttiom Ind.Co;Ltd. Bên cạnh đó A còn có hành vi mua bột ngọt có nguồn gốc từ Trung quốc đem về đóng gói vào bao bì mang các nhãn hiệu Ajnomoto, Miwon, A-one, Ajnomoto, Miwon, A-one, Thai Fermenttiom Ind.Co;Ltd…rồi bán ra thị trường tổng cộng 8 tấn bột ngọt tương đương với giá trị của hàng thật là 300 triệu đồng. Theo kết luận giám định thì bột ngọt Trung quốc có hàm lượng, định lượng chất chính chỉ đạt mức 60% so với tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước.

Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án nêu trên.

B phạm Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm. Điều 193

B phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Điều 226

Bài tập 30

Bà H và cháu là anh T đưa chiếc xe Honda cầm cố cho M để vay 5,5 triệu đồng. Sau hai tháng bà H và anh T mang đến đưa cho M 6 triệu đồng. Nhưng số tiền gốc và lãi phải trả là 7.610.000 đồng nên M không chịu trả xe, yêu cầu đưa nốt số tiền còn lại rồi mới giao xe. Bà H làm đơn yêu cầu cơ quan công an can thiệp.

Hãy xác định hành vi của M có phạm tội không, nếu có thì phạm tội gì?

Xem xét thử coi có gọi là cho vay nặng lãi không.

5,5 triệu. Hai tháng tiền gốc và lãi là 7.61 triệu.

Lãi = 2,11 triệu/02 tháng à 1.055 triệu/01 tháng à  x 100% = 19.18 % /01 tháng. à 230,18%/ 01 năm

Như vậy là gấp 11.5 lần lãi suất quy định trong BLDS. (20%/năm)

Không có tội phạm.

Bài tập 31

Công ty TNHH – TM X bán hàng cho công ty Y một lượng hàng hóa là 7,9 tỷ đồng trên 10 hóa đơn. Theo lệnh của giám đốc Đ thuộc công ty TNHH-TM X nhân viên của công ty này đã kê khai thuế 2 hóa đơn và không kê khai thuế cho 8 hóa đơn còn lại tương đương với số thuế cần phải đóng là 786 triệu đồng. Nhờ vậy mà công ty X lợi được khoản tiền nêu trên.

Hãy xác định tội danh trong vụ án này.

Tội trốn thuế.

Bài tập 32

A có một cửa hàng bán các phụ liệu ngành may có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND Quận X cấp và được Chi cục Thuế Quận X ấn định mức thuế khoán, doanh thu nộp thuế hàng tháng. Trong 2 năm, A đã đến Chi cục Thuế Quận X mua 32 quyển hóa đơn bán hàng. Khi A đang sử dụng quyển hóa đơn cuối cùng thì bị phát hiện hành vi vi phạm. Trong quá trình kinh doanh nói trên, có nhiều khách hàng đến mua hàng với số lượng ít nhưng lại yêu cầu A ghi hóa đơn với số lượng lớn hơn hoặc họ không mua hàng của A nhưng đã đến nhờ A ghi khống hóa đơn bán hàng. A đồng ý yêu cầu của khách hàng và mỗi lần ghi khống hóa đơn như vậy, A thu của họ 5% trên tổng số tiền ghi thêm vào hóa đơn. Bằng cách này, A đã ghi khống tổng cộng 327 hóa đơn với số tiền 1,75 tỷ đồng, thu lợi bất chính 87,5 triệu đồng.

Anh (chị) hãy xác định: hành vi trên của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

Tội mua bán trái phép hoá đơn thu nộp ngân sách nhà nước. Điều 203.

Bài tập 33

A (giám đốc Công ty TNHH X) đã ký năm bộ tờ khai xuất khẩu quần áo sang Nga, Hungary và xuất khống bốn hóa đơn giá trị gia tăng với tổng giá trị trên 30 tỷ đồng. A đem các chứng từ khống này đi xin hoàn thuế, chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng của nhà nước.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Tội trốn thuế.

Bài tập 34

A, B và C là người chuyên khai thác gỗ trái phép đã bị xử phạt hành chính về hành vi này. Trên cơ sở đặt hàng của D là chủ một xưởng gỗ cần mua một số gỗ, A, B, C đã vào rừng đang nằm trong sự bảo vệ của hạt kiểm lâm X để tìm gỗ và cưa được một số cây gỗ. Chúng dùng một chiếc xe cày để đưa gỗ về phân xưởng xẻ thành tấm theo thỏa thuận với D. Trên đường đi, chúng bị kiểm lâm phát hiện và buộc chúng phải đưa xe về trạm để lập biên bản. Nhưng A, B và C đã cầm gậy (đã chuẩn bị sẵn) đánh lại kiểm lâm để xe gỗ chạy thoát. Kết quả của sự tấn công đó là làm cho một cán bộ kiểm lâm bị thương với tỷ lệ thương tích 5%, còn những người khác chỉ bị thương nhẹ không đáng kể.

Hãy xác định :

a) Hành vi của A, B, C cấu thành tội phạm gì? Tại sao?

Xem xét khối lượng gỗ đã khai thác trái phép là bao nhiêu, loại rừng gì để kết Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản Điều 232

b) Hành vi của D có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì?

Đồng phạm Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản

Bài tập 35

Hãy xác định tội danh đối với những hành vi sau của A:

1. Mua 40 triệu đồng tiền Việt Nam giả với giá 15 triệu đem vào Đắc Lắc để tiêu thụ vào thị trường. A chỉ mới tiêu được 12 triệu thì bị bắt giữ.

Tội lưu hành tiền giả Điều 207

(Đem vào Đắc Lắc để tiêu thụ vào thị trường – hành vi này cuối cùng thì cũng là lưu hành tiền giả nên anh không xét thêm tội vận chuyển nữa)

2. Nhận tiền trả nợ bằng tiền giả với tỉ lệ 1 triệu đồng tiền nợ nhận 2 triệu đồng tiền giả. A nhận được 6 triệu đem tiêu thụ thì bị bắt giữ.

Tội lưu hành tiền giả Điều 207 – hành vi khách quan của tội này là đổi chác tiền giả.

Bài tập 36

A đã thuê người vào chặt phá 4,6 ha rừng thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiên cạnh bản Khe Dây, do UBND xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh quản lý, bảo vệ để chiếm đất trồng keo lai. Theo ước tính ban đầu, hành vi của A đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 300 triệu đồng.

Theo anh (chị) A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

A phạm Tội huỷ hoại rừng Điều 243. B đồng phạm.

Tội này phải có định lượng về diện tích bị phá hoại mà đề không nói?

Bài tập 37

Do muốn mở rộng diện tích trồng sắn nên A đã đi lên khu rừng thuộc huyện X và châm lửa đốt các búi nứa gần nương trồng sắn của mình. Vì thời tiết hanh khô nên ngọn lửa bốc cao, lan nhanh gây cháy rừng, đến cuối ngày mới dập tắt được lửa.

Tại biên bản khám nghiệm hiện trường, Hạt kiểm lâm huyện X kết luận loại rừng bị cháy do A đốt là rừng phòng hộ, diện tích rừng bị cháy là 9.000m2.

Hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Nếu có thì tội gì?Tại sao?

Tội huỷ hoại rừng Điều 243

Bài tập 38

A có ý định đào đắp quây bờ vùng trong khu vực rừng bần thuộc bãi bồi ven biển xã X nhằm thực hiện việc chăn thả gia cầm và phát triển kinh tế nên thuê B dùng máy xúc để phá khu rừng bần này với tiền công là 500.000 đồng/1 giờ. Theo sự chỉ đạo của A thì B đã sử dụng máy xúc đào đất, đắp bờ trên khu vực rừng bần thuộc xã X làm hủy hoại 5.082,75 mrừng phòng hộ chắn sóng cấp xung yếu. Vụ việc sau đó bị phát giác.

Hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì tội gì? Tại sao?

A Tội huỷ hoại rừng Điều 243

B đồng phạm

Bài tập 39

Cơ quan CSĐT Công an quận X đã bắt quả tang A đang bằng xe máy một bộ xương hổ đựng trong một túi nilon màu đen trên phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Qua giám định kết luận: bộ xương thu được là xương hổ, trọng lượng 15kg, tên khoa học Panthera, thuộc nhóm 1B, nằm trong Sách đỏ Việt Nam, bị nghiêm cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng vào mục đích thương mại.

Theo anh (chị) , hành vi của A phạm tội hay không? Nếu có phạm tội gì? Tại sao?

Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp quý hiếm Điều 244. bộ xương (bộ phận không thể tách rời sự sống)

CSPL: Điểm b khoản 1 Điều 244.

Bài tập 40

Phòng Cảnh sát môi trường – CATP Hà Nội bắt quả tang A đang vận chuyển hai con hổ sống lên ôtô tại số nhà 49, đường X. Cơ quan công an đã làm rõ hai con hổ trên là của B bán cho A với giá 320 triệu đồng. B khai nhận đã mua hai con hổ con, với giá 117 triệu đồng của một người không quen biết tại thị trấn Trúc Sơn, huyện Chương Mỹ (Hà Tây) . Sau đó, B đưa hổ về nuôi tại số nhà 49, đường X.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?

A và B Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp quý hiếm Điều 244. (Điểm a khoản 1 )

Bài tập 41

Tại tiểu khu 142, Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) , Hạt kiểm lâm thuộc vườn quốc gia này đã bắt quả tang A và B vận chuyển một đầu bò tót đã sấy khô, cân nặng 18 kg, có cặp sừng dài khoảng 60 cm. Nga và Hai khai đã mua đầu bò tót này tại Vườn quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) từ C.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?

Nga và Hai phạm Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp quý hiếm Điều 244. ( Điểm b khoản 1)

Bài tập 42

Đội quản lý nhập – Chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất đã tiếp nhận tờ khai nhập cảnh của A nhập cảnh từ Nam Phi quá cảnh Singapore về Việt Nam. Trên tờ khai nhập cảnh, A khai báo không có hàng hóa mang theo, tuy nhiên khi đưa hàng hóa qua máy soi thì phát hiện trong một chiếc vali của A có 05 chiếc sừng tê giác có trọng lượng tịnh là 17,66 kg (trị giá hơn 5 tỷ đồng) .A khai mua sừng tê giác ở nước ngoài về làm thuốc cho gia đình.

Biết rằng theo qui định của pháp luật hiện hành sừng tê giác là sản phẩm của động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quí hiếm.

Hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Nếu có thì tội gì? Tại sao?

Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp quý hiếm Điều 244. ( Điểm c khoản 3)

Bài tập 43

Trong quá trình tuần tra kiểm soát xe ô tô khách 12 chỗ do A điều khiển, tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh X phát hiện dưới gầm ghế hàng đầu bậc lên xuống có cơi nới thêm một thùng chứa hàng dài 1m, rộng 80 cm, bên trong có chứa 26 chiếc ngà voi với trọng lượng 82,14 kg.

A khai nhận đã vận chuyển thuê cho B số ngà voi nói trên với tiền công là 10 triệu đồng để giao cho người mua là C tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hãy xác định tội danh trong vụ án trên.

Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp quý hiếm Điều 244. ( Điểm h khoản 2)

Bài tập 44

Qua tuần tra sau 23 giờ đêm, lực lượng công an xã Quang Trung đã phát hiện A và B điều khiển xe máy lưu thông theo hướng Định Quán về Dầu Giây có dấu hiệu khả nghi, nên lực lượng công an xã đã cho dừng xe để kiểm tra và phát hiện trên xe có chở một bao tải chứa đầy xương, đầu động vật hoang dã nặng khoảng 24kg. A và B khai đã mua của một người dân thuộc khu vực huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng để về nấu cao bán. Qua giám định mẫu vật của vụ vi phạm, Viện Sinh thái học miền Nam (thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam) xác định có hai con vọc bạc và 3 con vọc chà vá, 5 con khỉ đuôi lợn, hai con khỉ mặt đỏ.

Theo anh (chị) A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì?Tại sao?

Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp quý hiếm Điều 244. ( Điểm c khoản 2)

Bài tập 45

A mua được 2 kg cocaine. A đến gặp B nhờ chuyển giùm đến thị trấn X cho một người quen với giá tiền công là 15 triệu đồng. B đang cần tiền nên đồng ý mặc dù biết hàng được chuyển là côcain. Trên đường đi vận chuyển do thái độ lấm lét sợ bị phát hiện nên B bị đội đặc nhiệm bắt giữ cùng gói hàng. B thành thật khai báo sự việc. Số hàng do B vận chuyển được giám định. Theo kết quả giám định số hàng đó không phải là chất ma túy. Qua điều tra A đã mua lầm hàng.

Hãy xác định A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Cần áp dụng điều luật nào của BLHS năm 2015? Nếu cơ quan điều tra xác định được người bán chất C ma túy giả cho A thì người đó có phạm tội không và nếu có thì phạm tội gì?

B tội mua bán trái phép chất ma tuý.(lấy công) (nhầm lẫn về đối tượng không làm nhầm lẫn đến khách thể)

A phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý.

C không biết là ma tuý giả mà bán cho A à mua bán trái phép ma tuý

Biết là ma tuý giả mà bán cho A à lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bài tập 46

17 tuổi bị bắt quả tang đang mang trong người 3 tép heroin với trọng lượng 0,155g. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong các tình huống sau:

A là con nghiện nên mua về để sử dụng cho cá nhân.

Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý.

A mua giùm cho người bạn là B đang lên cơn nghiện nhờ mua.

Tội mua bán trái phép chất ma tuý

A đang mang đến cho người mua do mẹ A sai.

A không biết là ma tuý à không phạm tội.

A biết là ma tuý à mua bán trái phép chất ma tuý.

Bài tập 47

A thuê cửa hàng để bán vật liệu xây dựng. Cơ quan công an bắt quả tang B đang sử dụng trái phép chất ma túy trong cửa hàng của A.

Hãy xác định tội danh đối trong các tình huống sau:

1. B là bạn của A. Vì nể bạn nên thỉnh thoảngA đã đồng ý cho B vào cửa hàng của mình để hút heroin.

Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý – hành vi của A là “bất kỳ hành vi nào khác” – địa điểm là do A quản lý, biết B là đối tượng sử dụng trái phép chất ma tuý nhưng lại để mặc cho B sử dụng trái phép chất ma tuý từ hai lần trở lên.

2. A mua giùm cho B 0,2 gam heroin để B sử dụng. Khi B đến cửa hàng của A để lấy heroin thì lên cơn nghiện nên A đã cho B sử dụng heroin ngay tại cửa hàng của mình.

A mua bán trái phép chất ma tuý và Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.

Điểm b tiểu mục 3.7 Mục 3 Phần II TTLT 17/2007 (tham khảo

B phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý

Điểm c tiểu mục 3.7 Mục 3 Phần II TTLT 17/2007 (tham khảo)

c) A và B đều nghiện ma túy. A đã mua 0,2 gam heroin và rủ B đến cửa hàng của A để cùng sử dụng

Tàng trữ ok

Rủ là đã chưa sử dụng đâu nhỉ.

Nếu mà sử dụng thì A Tội mua bán trái phép chất ma tuý và Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.

Bài tập 48

A là người nghiện ma túy. Một lần khi đang lên cơn nghiện, A đã nhờ B là bạn cùng lối xóm dùng xe máy chở A đi mua heroin về để sử dụng. Đang trên đường về thì A và B bị lực lượng chức năng phát hiện.

Hãy xác định A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì và tại sao khi trọng lượng heroin mà A mua là:

  1. 0,09 gam.
  2. 0,2 gam

A biết B mua trái phép chất ma tuý để sử dụng trái phép mà dùng phương tiện của mình chở họ bị bắt sẽ là đồng phạm nếu số lượng ma tuý đến mức phải chịu TNHS

Điểm d tiểu mục 3.7 Mục 3 Phần II TTLT 17/2007 (tham khảo)

Bài tập 49

Do thiếu tiền tiêu xài, A đã nhận lời bán heroin thuê cho một phụ nữ tên là B. B đưa cả xe và điện thoại di động cho A để thuận lợi trong việc mua bán. Hằng ngày, A nhận 10 tép heroin từ B và chờ điện thoại của khách gọi đến thì giao hàng. A được B trả công 200 ngàn đồng/ngày. Hơn một tuần sau, khi đang giao hàng tại cầu Rạch Ông (quận 7) , A bị công an bắt.

Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội hay không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

A tội mua bán trái phép chất ma tuý – lấy tiền công.

B đồng phạm

Bài tập 50

A là nhân viên quản lý thuốc tại hiệu thuốc (thuộc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu dược phẩm X) . Sau đó, A đưa con là B vào làm nhân viên bán thuốc tại đây. A mua các loại thuốc tân dược gây nghiện (có chứa chất ma túy) trôi nổi trên thị trường rồi đem về chia liều, đóng gói bán cho các người nghiện ma túy. B cũng phụ giúp bán mỗi khi “đắt hàng”. Ngoài ra, A còn đưa xe, điện thoại di động cho B đi giao “hàng” cho những người nghiện không thể ghé hiệu thuốc.

Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội hay không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

Thuốc tân dược gây nghiện (có chứa chất ma túy) – anh tìm trong danh mục các chất ma tuý toàn chữ tiếng anh thôi, mà đề nói là chứa chất ma tuý thì cứ coi là chất ma tuý đi nhờ.

B chắc chắn biết đây là ma túy. ok

A tội mua bán, B đồng phạm.

Nếu B không biết: B tội vận chuyển

>>> Xem thêm: Tổng hợp các bài tập tình huống Luật hình sự (có đáp án)

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định như nào?

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế quy định từ Điều 188 đến Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) bao gồm:
– Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại;
– Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm;
– Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
>>> Xem thêm: Bình luận khoa học các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Hành vi khách quan của tội phạm quy định trong chương các tội xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản?

=> Nhận định này Sai. Trong tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đọat tài sản thì ngoài hành vi chiếm đoạt tài sản trong hành vi khách quan của các tội này còn có hành vi: dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, hành vi khác làm nạn nhân bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, bắt cóc con tin,…

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền