Đối tượng và vai trò của Luật Tố tụng hành chính

Chuyên mụcLuật tố tụng hành chính Luật tố tụng hành chính Việt Nam

Trình bày Đối tượng và vai trò của Luật tố tụng hành chính.

 

Các nội dung liên quan:

 

Đối tượng của Luật tố tụng hành chính

Các mối quan hệ giữa người với người phát sinh trong quá trình tòa giải quyết một vụ án hành chính (tố tụng hành chính không điểu chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án mà chỉ những quan hệ phát sinh với mục đích là giải quyết vụ án. Không phải mọi quan hệ phát sinh trong quá trình này đều là đối tượng: Chánh án xử lý kỷ luật thẩm phán giải quyết tố tụng hành chính không đúng.)

Căn cứ vào dấu hiệu quyền lực nhà nước và mối quan hệ quyền lực giữa các chủ thể trong quan hệ, chia nhóm đối tượng điều chỉnh của luật hành chính thành 3 nhóm cơ bản:

– Quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng (tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân) và người tiến hành tố tụng (chánh án, viện trưởng vks, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thư ký tòa án) với nhau. Nhóm này đều là cơ quan nhân danh quyền lực Nhà nước, mối quan hệ này có thể bình đẳng (chủ thể khác hệ thống toà án- viện kiểm sát), có thể bất bình đẳng (chủ thể cùng hệ thống – tòa án: chánh án,thẩm phán, thư ký tòa án)

– Quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với đương sự (người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) và với những người tham gia tố tụng khác (người đại diện cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự, người giám định, người phiên dịch)

– Quan hệ giữa các đương sự, những người tham gia tố tụng khác. Thực chất nhóm quan hệ này luôn có chủ thể thứ 3 cùng tham gia thông thường tòa án, viện kiểm sát,…vd tòa án tổ chức đối thoại với các bên đương sự.

Vai trò của Luật tố tụng hành chính

– Thể hiện và triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước về đường lối giải quyết khiếu kiện hành chính nói riêng và cải cách  hành chính nói chung

– Tạo lập và đảm bảo trật tự pháp luật trong các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hành chính

– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, vị thế pháp lý bình đẳng giữa các bên tham gia tố tụng.

– Bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, góp phần nâng cao tăng cường hiệu lực quản lý  hành chính Nhà nước

– Bảo đảm cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng cái chức năng, nhiệm vụ.

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền