Ở nghĩa rộng nhất, nói đến những người làm nghề luật là chúng ta nói đến thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên…
Các nội dung liên quan:
- Các bước để trở thành một luật sư ở Việt Nam
- Trở thành Luật sư – dễ hay khó?
- Số tiền để một sinh viên luật có thể trở thành luật sư?
- 05 phẩm chất quan trọng mà luật sư cần có
- Chúng tôi mang những bí mật “sống để bụng, chết mang theo”
- Các bạn có ý định theo nghề luật sư nên đọc
Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì yêu cầu về việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Đây là một nét đặc thù riêng của nghề luật sư và nét đặc thù này tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của luật sư.
Đòi hỏi cao là thế. Quá trình học thì vất vả, các bạn vì lý tưởng sẳng sàng bỏ thời gian công sức và vật chất để mơ ước nắm trong tay cái chứng chỉ hành nghề. Nhưng hỡi ơi, cái nghề tưởng như thanh cao oai phong lại không được như vậy trong cái xã hội nhiễu nhương ngày nay.
Nhớ có lần. Được phân công bảo vệ chỉ định cho một bị cáo vị thành niên. Khi vào gặp bị cáo tại trại gian, bị cáo đã yêu cầu không cần luật sư. Hỏi lý do mới biết, trong trại truyền tai nhau. Tốt nhất ko cần luật sư bào chữa gì. Toà thấy thương tuyên nhẹ cho. Nhờ luật sư cãi tới cãi lui ko khéo đi mút chỉ. Giải thích mãi mới hong thành xong vụ án.
Đi toà, đi viện, hay qua bên công an. luật sư cũng chẳng có tiếng nói gì. Ra toà tranh luận, có mang hết luật. luận cứ và bào chữa vẫn cứ thua một câu của anh viện “ Viện bảo lưu quan điểm truy tố đối với bị cáo đã được trình bày trong bản cáo trạng”.
Làm dịch vụ pháp lý thì khổ muôn trùng. Quy định về thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính thì có rỏ ràng. Thế nhưng việc chay ì. Kéo dài lê thê.
Cơ quan ủy ban thì lãnh đạo cán bộ hợp hành liên miên. Nhiều lúc cần liên hệ xin một cái chử ký mất mấy ngày. Sáng 9h lên chưa thấy cán bộ lãnh đạo. Chiều 15h lên lãnh đạo đã về.
Nhiều lúc luật sư cứ chạy loanh quanh như thằng dỡ. Bên này đá bên kia, bên kia lại đá về bên này.
Chưa hết, nhiều lúc khách hàng cũng âm binh luôn. Ký dc cái hợp đồng đã khó. Làm và thanh lý dc cái hđ còn khó hơn. Nào là hối thúc. Nào là bùm luôn thù lao. vv
Thế nên, giờ mới thấm. Muốn làm luật trước tiên phải làm kinh tế đã. Có tiền tự nhiên tiếng nói cũng to hơn. Có tiền uy tín nó cũng tự đến luôn. Vậy cứ phải làm kinh tế trước.
Thôi thì hết năm. Kính chúc các đồng môn. Sức khỏe dồi dào. Tính thần tinh tấn để mà đối phó với đời.
Chúc các bác. Các anh, chị, và các bạn năm mới an khang.
Bài viết được chia sẻ bởi luật sư Khoa Nam trong Group DIỄN ĐÀN NHỮNG NGƯỜI HÀNH NGHỀ LUẬT
Để lại một phản hồi