“Ngáo đá” khi phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Chuyên mụcLuật hình sự, Thảo luận pháp luật ngao-da

Nhiều người đặt ra câu hỏi: Phạm tội trong hoàn cảnh “ngáo đá” có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Hay đại loại phạm tội trong trường hợp này có phải là tình tiết được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Có phải ngáo đá là mất năng lực hành vi không?

 

Tình trạng ngáo đá khi dùng chất kích thích

Có thể nói, ngáo đá là trạng thái phổ biến khi sử dụng các chất kích thích như: thuốc lắc, đặc biệt là ma túy. Khi rơi vào trạng thái này, con người ta có thể giảm sút, khó khăn hoặc mất hoàn toàn nhận thức và điều khiển hành vi của mình trong một khoảng thời gian nhất định.

 

“Ngáo đá” không đồng nghĩa mất năng lực hành vi:

Mặc dù rơi vào tình trạng khó hoặc không thể nhận thức và điều khiển hành vi nhưng chính người “ngáo đá” là người đã tự đặt mình vào trạng thái đó. Nói rõ hơn, những trường hợp sử dụng chất kích thích gây ảo giác dẫn đến hiện tượng ngáo đá do chính người sử dụng tự làm bản thân mình bị giảm sút, khó khăn hoặc mất nhân thức,  khả năng điều khiển hành vi chứ không thể đổ lỗi cho những chất kích thích đó đã làm người sử dụng trở nên như thế. Tất cả là do chính sự lựa chọn sử dụng của họ ngay từ lúc ban đầu. Do vậy, người bị ngáo đá là hậu quả của hành vi chủ động, không vô thức khi bắt đầu sử dụng chất kích thích. Chính vì vậy, pháp luật hiện hành không coi họ là người mắc bệnh tâm thần hay trường hợp mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình làm căn cứ đề nghị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

 

Không những “ngáo đá” vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự mà đây còn là tình tiết tăng nặng:

Pháp luật hình sự hiện hành cũng không coi việc say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác như: thuốc lắc, ma túy,…là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tức là người phạm tội trong tình trạng say xỉn hay ngáo đá cũng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự như người bình thường căn cứ trên quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017:

 

Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

 

– Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, đây còn là tình tiết tăng nặng đối một số tội phạm được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017:

+ Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260);

+ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267);

– Ngoài ra, nếu sử dụng các chất kích thích mạnh thuộc danh mục chất cấm như ma túy còn có thể bị xử lý với tội Sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 254 BLHS 2015) với khung hình phạt từ 1 đến 10 năm.

 

Nguồn: Lawnet

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền